Đáp án: Sai
Đây là thất nghiệp cơ cấu. Thất nghiệp chu kỳ hay còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu: Đây là loại thất nghiệp phát sinh khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái do tổng cầu quá thấp.
7. Nếu hãng ford xây dựng một nhà máy mới ở Đà Nẵng thì trong tương lai GDPcủa Việt Nam sẽ tăng chậm hơn GNP của Việt Nam sẽ tăng chậm hơn GNP
Đáp án: Sai.
Ta có GDP là tổng sản phẩm quốc nội, là toàn bộ giá trị được sản xuất trong một năm trong lãnh thổ một quốc gia. Giá trị này có thể được tạo ra bởi các công ty nước ngoài hay trong nước, miễn là trong lãnh thổ của quốc gia đó. Còn GNP là tổng sản phẩm quốc dân, là toàn bộ giá trị được sản xuất trong một năm bởi những công dân, pháp nhân của nước đó. Những người này có thể nằm ở trên nhiều lãnh thổ khác nhau. Vì vậy sản phẩm mà hãng Ford làm ra sẽ cộng vào GDP của Việt Nam do đó GDP sẽ tăng nhanh hơn GNP.
8. Lạm phát chi phí đẩy làm cho mức giá tăng, kéo theo sản lượng của nền kinhtế tăng lên. tế tăng lên.
Đáp án: Sai
Vì khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra thì đường tổng cung AS sẽ dịch chuyển sang bên trái đến điểm cân bằng mới tại O1 do đó mức giá chung sẽ tăng gây ra lạm phát nhưng sản lượng cân bằng giảm.
9. Trong nền kinh tế giản đơn, chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa luônluôn bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa. luôn bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa.
Đáp án: Đúng
Ta có: GNP = GDP + Thu thập yếu tố ròng (NIA) Trong nền kinh tế giản đơn NIA = 0 => GNP = GDP
10. Đường tổng cung ngắn hạn chỉ dịch chuyển khi các yếu tố về chi phí sản xuấtthay đổi. thay đổi.
Đáp án: Sai
Vì khi các yếu tố về chi phí sản xuất tăng làm cho các doanh nghiệp giảm bớt việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ làm cho tổng cung giảm đẩy đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái và ngược lại, khi các yếu tố về chi phí sản xuất giảm, các doanh nghiệp sẽ sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn làm tổng cung tăng dẫn đến đường tổng cung dịch chuyển sang phải. Tuy nhiên ngoài các yếu tố về chi phí sản xuất thay đổi thì còn có tài nguyên thiên nhiên, mức giá kì vọng….. thay đổi cũng làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển.
Câu II: (2 điểm)
Giả sử nước A là một nền kinh tế nhỏ và mở cửa . Nước A thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu cho giáo dục.
1. Chính sách này sẽ tác động thế nào đến tiết kiệm, đầu tư và tỷ giá hối đoái cân bằng.?
2.Muốn cố định tỷ giá thì Ngân Hàng trung ương cần thực hiện chính sách mua hay bán ngoại tệ. Giải thích bằng đồ thị thích hợp?
Bài làm:
1. Ta có tiết kiệm của chính phủ : S = Y – C – G
Khi nước A cắt giảm chi tiêu cho giáo dục => mua sắm của chính phủ (G) sẽ giảm xuống và tiêu dùng (C) không thay đổi do đó S sẽ tăng hay tiết kiệm sẽ tăng lên S = Y – C – G↓ → S↑
Ta có đầu tư I = Y – C – G – NX
Khi nước A cắt giảm chi tiêu cho giáo dục => mua sắm của chính phủ (G) sẽ giảm xuống và tiêu dùng (C), xuất khẩu ròng (NX) không thay đổi do đó I sẽ tăng hay đầu sẽ tăng lên
I = Y – C – G↓ – NX → I↑
Lãi suất Lãi suất
thực S1 thực r1 S2 r1 r2 r2 Cầu NCO Lượng vốn vay Dòng vốn ra ròng Tỷ giá hối đoái thực S1 S2 E1 E2 D2 D1 Lượng đô la
S tăng => cung tăng => đường cung dịch chuyển sang phải từ S1 sang S2 => lãi suất giảm từ r1 xuống r2 để cân bằng cung và cầu trên thị trường vốn vay. Lãi suất giảm xuống làm tăng dòng vốn ra ròng do đó làm tăng cung đô la trên thị trường ngoại hối từ S1 sang S2 => Tỷ giá hối đoái giảm từ E1 xuống E2.
2. Khi cung đô la tăng lên để tỷ giá hối đoái trở về trạng thái cân bằng cố định ở mức E1 thì trên đồ thị đường cầu phải dịch chuyển sang phải từ D1 sang D2 => Ngân hàng trung ưng cần thực hiện chính sách thu mua ngoại tệ.
Câu III: (3 điểm)
Một nền kinh tế có các hàm sau:
C= 1900 + 0,8(Y-T) I = 650 G = 750 EX=400 T=0,2Y
IM=0,14Y
1. Xác định sản lượng cân bằng ? Vẽ đồ thị minh họa.
Giải
Ta có hàm tiêu dùng C= 1900 + 0.8(Y-T) = 1900 +0.8 ( Y-0.2Y ) =1900 + 0.64Y
- Tổng cầu AD = C+I +G + EX – IM = 1900 + 0.64Y + 650 + 750 + 400 - 0.14Y = 3700 + 0.5Y
- Tổng cung AS = Y
Sản lượng cân bằng khi AD =AS => Y = 3700 + 0.5Y => Y = 7400
AD
AD
3700
1 7400 Y
2. Nếu đầu tư tăng thêm 250, chi tiêu chính phủ tăng thêm 150 và xuất khẩu giảm 100 thì sản lượng cân bằng mới bằng bao nhiêu ?
Giải
Nếu đầu tư tăng thêm 250, chi tiêu chính phủ tăng thêm 150 và xuất khẩu giảm 100
Thì tổng cầu AD’ = C+I +G + EX – IM = 1900 + 0.64Y’ + 650 +250 + 750 +150 + 400 -100 – 0.14Y’= 4000 + 0.5 Y’
AS’ = Y’
Sản lượng cân bằng mới khi : AD’ =AS’ => 4000 + 0.5 Y’ =Y’ => Y’ = 8000
3. Trạng thái của cán cân ngân sách và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng mới như thế nào ? Minh họa trạng thái của cán cân ngân sách bằng đồ thị ?
Giải
Cán cân ngân sách tại mức sản lượng cân bằng mới : T – G = 0.2 * 8000 – 750 = 850 Cán cân ngân sách của chính phủ thặng dư 850
8000 Y9000 9000 Đồ thị G T = 0,2Y G = 900
-Cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng mới : EX – IM = 400 – 0.14*8000= -720 cán cân thương mại thâm hụt 720
ĐỀ SỐ 10
Câu I: (5 điểm) Khẳng định đúng hay sai các câu nói dưới đây và giải thích tại sao? (Các điều kiện khác xem như không đổi)
1. Tỷ lệ lạm phát năm 2005 bằng 9%, điều đó có nghĩa là giá cả năm 2005 bằng 9% so với năm 2004.
2. Một xã hội có thể nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất khi khả năng sản xuất gia tăng.
3. Tăng cung tiền thực sẽ làm giảm lãi suất cân bằng.
4. Tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập luôn bằng tỷ lệ đầu tư trên mỗi lao động.
5. Trong dài hạn, đối với một nền kinh tế đóng, tiêu dùng, đầu tư, lãi suất sẽ cùng tăng khichính phủ giảm thuế.
6. Nếu một người có thu nhập thực tế là 5000 USD và với tốc độ tăng 5% một năm thì sau 2 năm thu nhập thực tế sẽ tăng lên 10.000 USD.
7. Khi tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) đang giảm, muốn giữ tỷ giá ổn định như cũ thì Ngân Hàng trung ương phải bán ra đồng USD.
8. Trái phiếu của Tập đoàn dầu khí Việt nam sẽ có lãi suất cao hơn so với trái phiếu của công ty Việt Hải mới thành lập
9. Một cử nhân kinh tế có bằng cấp không thể tìm được việc làm trong dài hạn và đến mức anh ta quyết định không tìm việc nữa được gọi là không nằm trong lực lượng lao động
10. Theo thống kê dân số Việt Nam 90 triệu người, trong đó có 3 triệu người thất nghiệp và 48 triệu người có việc làm, và có khoảng 9 triệu người không nằm trong lực lượng lao động. Vậy tỷ lệ tham gia LLLĐ là 56,6%.
Câu II: (2 điểm) Điều gì xảy ra với tỷ giá hối đoái thực tế (ε), và cán cân thương mại (NX)
nếu chính phủ Việt Nam thực hiện theo đúng cam kết tháo bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu khi hội nhập Asean và WTO?
Câu III: (3 điểm) Cho các hàm sau
Trong nền kinh tế có các hàm số sau :
C= 50 + 0.8 (Y-T) T= 0,25 Y MS= 20 (tỷ)
I = 100 – 25r Y* = 250 MD= 40 – 10r
G= 30 EX= 20 IM= 0,1 Y
1 Xác định mức lãi suất cân bằng và sản lượng cân bằng tại mức lãi suất đó.
2 Khi tiêu dùng hộ gia đình tăng thêm 10 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Cán cân thương mại thay đổi một lượng bao nhiêu?
3 Theo câu 1, Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa như thế nào để đạt sản lượng tiềm năng?. Chính phủ phải thay đổi thuế một lượng bao nhiêu ?
4 Nếu không sử dụng chính sách tài khóa mà sử dụng chính sách tiền tệ thì Ngân Hàng Trung Ương cần phải thay đổi lượng cung tiền bao nhiêu?
5 Theo câu 4, Ngân hàng trung ương cần mua hay bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở với giá trị bao nhiêu, cho biết số nhân tiền là 2.
BÀI LÀM
Câu I: (5 điểm) Khẳng định đúng hay sai các câu nói dưới đây và giải thích tại sao? (Các điều kiện khác xem như không đổi)
1. Tỷ lệ lạm phát năm 2005 bằng 9%, điều đó có nghĩa là giá cả năm 2005 bằng 9% so với năm 2004.
Sai.
Vì tỉ lệ lạm phát năm 2005 bằng 9% , điều đó có nghĩa là giá cả năm 2005 tăng 9% so với năm 2004.
2. Một xã hội có thể nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất khi khả năng sản xuất gia tăng.
Vì khi các nguồn lực gia tăng thì đường giới hạn sản xuất dịch chuyển ra phía ngoài. Đường giới hạn khả năng sản xuất được mở rộng tạo khả năng xã hội có thể sản xuất được nhiều hàng hóa hơn. Tuy nhiên Một xã hội không có thể nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất chỉ nằm trên hoặc nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất
3. Tăng cung tiền thực sẽ làm giảm lãi suất cân bằng. Đúng .
Vì tăng cung tiền thực sẽ làm đường cung tiền dịch chuyển sang phải do đó giảm lãi suất cân bằng.
4. Tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập luôn bằng tỷ lệ đầu tư trên mỗi lao động.
Sai. Tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập và tỷ lệ đầu tư trên mỗi lao động giống nhau tử số nhưng khác nhau mẫu số nên Tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập sẽ không bằng nhau với tỷ lệ đầu tư trên mỗi lao động.
5. Trong dài hạn, đối với một nền kinh tế đóng, tiêu dùng, đầu tư, lãi suất sẽ cùng tăng khi chính phủ giảm thuế.
Sai.Trong dài hạn, đối với nền kinh tế đóng, khi chính phủ giảm thuế tiêu dùng, đầu tư sẽ tăng và lãi suất sẽ giảm.
6. Nếu một người có thu nhập thực tế là 5000 USD và với tốc độ tăng 5% một năm thì sau 2 năm thu nhập thực tế sẽ tăng lên 10.000 USD.
Sai :
Năm thứ nhất = 5000x (1+5%) = 5250USD. Năm thứ hai = 5250x (1+5%) = 5512,5USD.
7. Khi tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) đang giảm, muốn giữ tỷ giá ổn định như cũ thì Ngân Hàng trung ương phải bán ra đồng USD.
Sai
Vì khi ngân hàng Trung ương đẩy mạnh việc bán ra USD thì lượng cung USD trên thị trường ngọai hối tăng do đó tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) sẽ có xu hướng giảm, giải pháp nàylàm tỷ giá hoán đổi đã giảm nay còn giảm hơn nữa vì vậy giải pháp này không thể ổn định tỷ giá
8. Trái phiếu của Tập đoàn dầu khí Việt nam sẽ có lãi suất cao hơn so với trái phiếu của công ty Việt Hải mới thành lập
Sai: Lãi suất của trái phiếu phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh do đó không có căn cứ để kết luận Trái phiếu của Tập đoàn dầu khí Việt nam sẽ có lãi suất cao hơn so với trái phiếu của công ty Việt Hải mới thành lập
9. Một cử nhân kinh tế có bằng cấp không thể tìm được việc làm trong dài hạn và đến mức anh ta quyết định không tìm việc nữa được gọi là không nằm trong lực lượng lao động
Đúng Vì anh ta quyết định không tìm việc nữa nên không nằm trong lực lượng lao động
10. Theo thống kê dân số Việt Nam 90 triệu người, trong đó có 3 triệu người thất nghiệp và 48 triệu người có việc làm, và có khoảng 9 triệu người không nằm trong lực lượng lao động. Vậy tỷ lệ tham gia LLLĐ là 56,6%.
Đúng : Lực lượng lao đông= 48+3=51( triệu người) Tỷ lệ tham gia LLLĐ= (51/90)x100=56.6%
Câu II: (2 điểm) Điều gì xảy ra với tỷ giá hối đoái thực tế (ε), và cán cân thương mại (NX)
nếu chính phủ Việt Nam thực hiện theo đúng cam kết tháo bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu khi hội nhập Asean và WTO?
Khi chính phủ Việt Nam thực hiện cam kết tháo bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu khi hội nhập Asean và WTO thì :
Nếu tháo bỏ thuế quan thì hàng ngoại nhập khẩu có tính cạnh tranh cao vì không có thuế quan nên giá hàng ngoại nhập khẩu giảm vì vậy tỷ giá hối đoái thực tế (ε) giảm
Nếu tháo bỏ hạn ngạch nhập khẩu thì hàng ngoại nhập khẩu tăng lên và làm cho cán cân thương mại thâm hụt (NX=X-IM) ới chính sách này làm cho lượng nhập khẩu IM tăng dẫn đến cán cân thương mại âm.
Câu III: (3 điểm) Trong nền kinh tế có các hàm số sau :
C= 50 + 0.8 (Y-T) T= 0,25 Y MS= 20 (tỷ)
I = 100 – 25r Y* = 250 MD= 40 – 10r
G= 30 EX= 20 IM= 0,1 Y
1. Xác định mức lãi suất cân bằng và sản lượng cân bằng tại mức lãi suất đó.
2. Khi tiêu dùng hộ gia đình tăng thêm 10 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Cán cân thương mại thay đổi một lượng bao nhiêu?
3. Theo câu 1, Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa như thế nào để đạt sản lượng tiềm năng?. Chính phủ phải thay đổi thuế một lượng bao nhiêu ?
4. Nếu không sử dụng chính sách tài khóa mà sử dụng chính sách tiền tệ thì Ngân Hàng Trung Ương cần phải thay đổi lượng cung tiền bao nhiêu?
5. Theo câu 4, Ngân hàng trung ương cần mua hay bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở với giá trị bao nhiêu, cho biết số nhân tiền là 2.
Bài làm
1 MS = MD ro = 2; Y = C + I + G + NX Yo=300 2 m = 2; ∆AE=10 ∆Y = 20 Yo’ = 320
∆NX = -2.
3 Tài khóa thu hẹp ∆T = ∆Y/mt = 31.25
4 Lãi suất cần thay đổi: r’ = 3 Mức cung tiền thay đổi thành MS’ =MD’=10 ∆MS=-10