Hỗ trợ giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và thiếu việc làm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp giảm thất nghiệp ở khu vực thành thị việt nam (Trang 25 - 30)

 Thứ nhất, đẩy mạnh công tác dịch vụ, tư vấn việc làm. Đối với mỗi khu vực thành thị, cần phải quy hoạch và quản lý tất cả các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc địa bàn. Đồng thời, nâng cao chất lượng của các trung tâm bằng cách đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn cho phép hoạt động. Trong số các trung tâm đó, chọn một trung tâm làm thường trực giúp cho Sở LĐ – TBXH theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các trung tâm còn lại hoạt động thống nhất và có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu tư vấn giới thiệu việc làm.

 Thứ hai, quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước phải gắn liền với việc giúp đỡ lao động dôi dư thông qua các hình thức: tái tạo nghề, hỗ trợ tìm việc mới, cho vay tín dụng ưu đãi để tự giải quyết việc làm…

 Thứ ba, chương trình giải quyết việc làm quốc gia cần đặc biệt quan tâm đến những người thất nghiệp và đối tường có nguy cơ thất nghiệp ở khu vực thành thị thông qua các biện pháp: mở rộng đối tượng vay vốn, mức cho vay và tập huấn cách thức làm ăn để lao động thất nghiệp và lao động có nguy cơ tự giải quyết việc làm.

 Thứ tư, phát triển hệ thống bảo hiểm việc làm trong hệ thống an sinh xã hội. Mặc dù hiện nay đã có Luật BH thất nghiệp, tuy nhiên luật phải đến ngày 1/1/2009 mới có hiệu lực, cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để luật thực sự đi vào cuộc sống. Đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội, cải tiến chế độ thu và chi nhằm tạo điều kiện người lao động không bị ràng buộc vào một đơn vị nào. Đây là cơ hội để người lao động tự do tìm kiếm việc làm mới thích hợp với khả năng và điều kiện của mình.  Thứ năm, xây dựng mạng lưới thông tin về thị trường lao động từ cấp phường, xã, quận, huyện nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ chương chính sách của Nhà nước: pháp luật lao động, chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ giải quyết việc làm…

KẾT LUẬN

Gần hai mươi năm qua, với việc chấp nhận sự tồn tại của thị trường lao động và thất nghiệp ở Việt Nam, thất nghiệp đã thực sự trở thành một vấn đề trầm trọng và đáng lưu tâm đối với các nhà quản lý. Trong thời gian qua chúng ta đã có những thành công nhất định trong việc giảm và duy trì tỷ lệ thất nghiệp, nhưng thách thức chưa phải đã hết. Do đó, giải quyết thất nghiệp vẫn luôn là nhiệm vụ đặt ra không chỉ của riêng Nhà nước, của các cấp, các ngành mà của toàn xã hội.

Thông qua đề tài, em đã tập trung nghiên cứu và giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

- Làm rõ khái niệm thất nghiệp và các khái niệm có liên quan đến thất nghiệp

- Nêu lên ý nghĩa của việc giảm thất nghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam - Nêu lên một số nét chính về thực trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam

- Làm rõ nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thất nghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam

Mặc dù đã cố gắng, xong do trình độ còn hạn chế cho nên đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, em mong nhận được sự góp ý của thầy.

Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp em trong quá trình thực hiện đề tài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Ngô Xuân Bình – Ban nghiên cứu Hàn Quốc. Tìm hiểu

chính sách chống thất nghiệp ở Hàn Quốc. Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái

bình dương - số 1(26)/2000

2. PTS. Trần Xuân Cầu. Chương 17: Thất nghiệp. Giáo trình kinh tế lao động. Nxb Giáo dục – 1998. Tr 273-292

3. Phan Hoài Chân. Thất nghiệp ở các nước công nghiệp phát

triển. Thông tin thị trường lao động - số 5/1999.

4. Phạm Đức Chính. Vấn đề thất nghiệp và sự cần thiết phải

hình thành bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế

- số 325 (6/2005).

5. Nguyễn Trọng Dương - Trung tâm tin học. Thất nghiệp –

nguyên nhân và thời gian thất nghiệp của người lao động. Bản tin thị

trường lao động - số 03/2005.

6. PGS. TS. Nguyễn Văn Định. Chương III: Bảo hiểm thất

nghiệp. Giáo trình Bảo Hiểm. Nxb Thống Kê. Hà Nội – 2005. Tr 79-112.

7. ThS. Nguyễn Văn Hồi. Quan điểm kinh tế học hiện đại về

thất nghiệp, ảnh hưởng của thất nghiệp đối với nền kinh tế thị trường ở nước ta. Tạp chí Lao động và xã hội - số 274 (1/11-15/11/2005)

8. Lê Bạch Hồng - Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH. Thất nghiệp và

xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Tạp chí Lao động và xã hội - số

279 + 280 (16/1 -315/2/2006)

9. Vũ Văn Khang - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Tiền

lương tối thiểu và vấn đề thất nghiệp. Tạp chí Kinh tế phát triển số

11. Nguyễn Ngọc. Có một tổ chức toàn cầu chống thất nghiệp. Tạp chí Lao động và xã hội - số Tết Kỷ Mão + 1/1999

12. PTS. Nguyễn Bá Ngọc - Vụ Chính sách Lao động việc làm.

Dự báo thất nghiệp năm 2000 - định hướng và giải pháp. Thông tin thị

trường lao động - số 2/1999.

13. Hạnh Nguyễn. Để thoát khỏi nỗi lo thất nghiệp. Tạp chí Công nghiệp Việt Nam số 19/2000.

14. Nguyễn Trọng Phu - Vụ trưởng Giám đốc trung tâm tin học.

Tình hình việc làm và thất nghiệp - 5 năm nhìn lại. Tạp chí Lao động và

xã hội - số 293 (16/8 - 31/8/2006)

15. TS. Trương Văn Phúc - Trung tâm Thông tin - Thống kê Lao động và xã hội. Một số vấn đề về tiền lương/ tiền công và thực trạng thất

nghiệp của lao động ở khu vực thành thị. Thông tin thị trường lao động -

số 6/1999

16. GS. TS. Phạm Đức Thành. Mấy vấn đề về việc làm, thất

nghiệp và thu nhập của người lao động. Tạp chí Lao động và xã hội - số

284 (1/4 -15/4/2006)

17. TS. Trần Thị Thu. Vấn đề lao động - việc làm ở nông thôn

Việt Nam hiện nay. Tạp chí Kinh tế phát triển - số 98 (8/2005).

18. TS. Trần Thị Thu. Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm của

lao động nữ Hà Nội. Tạp chí Kinh tế phát triển - số 45/2001.

19. Bài viết. Giải pháp nhằm hạn chế thất nghiệp ở EU hiện nay. Bản tin thị trường lao động - số 4/06.

20. Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm 1/7/2004. Ban chỉ đạo điều tra lao động - việc làm trung ương. Hà Nội – 2004

21. Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm 1/7/2005. Ban chỉ đạo điều tra lao động - việc làm trung ương. Hà Nội – 2005.

22. Lao động - việc làm ở Việt Nam 1996 – 2003. Nxb Lao động xã hội. Hà Nội – 2004

23. Niên giám thống kê năm 2004. Nxb Thống Kê. Hà Nội – 2005.

24. Niên giám thống kê năm 2005. Nxb Thống Kê. Hà Nội – 2006

25. Số liệu thống kê từ trang www.thitruonglaodong.gov.vn của Bộ LĐTB&XH

26. Tài liệu tham khảo qua Internet

27. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999 chuyên khảo về lao động và việc làm tại Việt Nam. Tổng cục thống kê. Hà Nội – 2002.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp giảm thất nghiệp ở khu vực thành thị việt nam (Trang 25 - 30)