Vị thế franc Thụy Sỹ hiện nay trên thị trường ngoại hố

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ hệ thống tiền tệ của các nước theo hệ thống đồng franc và vị thế của các đồng franc trên thị trường ngoại hối (Trang 30 - 34)

Trên thị trường ngoại hối, các loại tiền tệ luôn được giao dịch theo cặp. Khi bạn mua hoặc bán một loại tiền tệ, bạn đang đồng thời bán hoặc mua một loại tiền khác. Trong mỗi cặp tiền tệ, luôn có một đồng tiền cơ bản và đồng tiền định giá – đồng tiền cơ bản đứng trước và đồng tiền định giá nằm bên phải của đồng cơ bản.

Các cặp tiền tệ chính phổ biến bao gồm: EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD, USD/CHF, AUD/USD, NZD/USD, , USD/CAD (đồng Euro của Liên minh châu Âu, đồng Yên Nhật, bảng Anh, đô la Úc, Franc Thụy Sĩ, đô la Newzealands và đô la Canada). Các cặp tiền tệ nói trên hiện nay đang chiếm hơn 70% tổng doanh thu của thị trường ngoại hối.

Cặp USDCHF, còn được gọi là "swissie" là cặp tiền được giao dịch nhiều thứ năm trong thị trường ngoại hối. Được xếp trong top 7 cặp tiền tệ chính trong thị trường ngoại hối, đây được coi là cặp tiền an toàn do tính chất ổn định và trung lập của Thụy Sĩ và là một đồng tiền dự trữ được sử dụng bởi các thị trường trên toàn thế giới. Đồng Franc của Thụy Sĩ nổi tiếng là khoản đầu tư an toàn với mức biến động thấp. Nhờ đó, đồng tiền này đã trở thành đồng tiền được săn lùng nhiều nhất, đặc biệt là vào những thời điểm nền kinh tế bất ổn và thị trường rối loạn. Thụy Sĩ có lịch sử là nền kinh tế an toàn, ổn định và trung hòa, đó là nhờ việc quản lý thận trọng và sự ổn định của nền kinh tế địa phương. Lý do mà đồng franc CHF trở thành một đồng tiền mạnh có nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân đầu tiên giúp đồng franc Thụy Sĩ đạt được thế mạnh của mình là do Thụy Sĩ duy trì vị thế trung lập trong chiến tranh. Do là một nươc trung lập trong hai cuộc Thế chiến nên Thụy Sĩ không cần phảo tái thiết xây dựng trong khi các nước châu Âu phải chi hàng tỷ đô cho việc tái xây dựng. Cho nên Thụy Sĩ tập trung vào việc cải thiện nền kinh tế. Cũng trong chiến tranh, nhờ xuất khẩu các mặt hàng phục vụ cho chiến tranh là các dụng cụ đo lường chính xác, đồng hồ, vòng bi bằng đá quý, điện và các sản phẩm làm từ sữa mà đồng Thụy Sĩ trở thành đồng tiền chuyển đổi tự do duy nhất còn lại trên thế giới. Giữa năm 1940 và 1945, ngân hàng Reichsbank của Đức bán 1,3 tỷ franc cho các ngân hàng Thụy Sĩ để đổi lấy đồng franc Thụy Sĩ chỉ nhằm phục vụ cho việc mua bán nguyên liệu trong chiến tranh với các nước trung lập

Với tính bảo mật cao, rủi ro thấp chính vì vậy mà Thụy Sỹ trở thành nơi cất giữ tài sản của cả thế giới. Năm 1934, chính phủ Thụy Sỹ ra quy định bảo mật thông tin khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng, theo đó tài khoản ngân hàng của khách hàng chỉ là 1 chuỗi kí tự chứ không đính kèm tên khách hàng theo thông lệ

thế giới và các ngân hàng Thụy Sỹ sẽ bị phạt nặng nếu không làm theo quy định này.

Thụy Sĩ có một hệ thống kinh tế mạnh mẽ, thoải mái với tốc độ tăng trưởng hạn chế nhưng thực tế với các yêu cầu được kiểm soát. Lợi thế cho Thụy Sĩ nằm ở quy mô của nó. Đó là một quốc gia nhỏ với dân số hạn chế. Ngoài ra, việc khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và đầu tư hạn chế vào sản xuất và nông nghiệp cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế liên tục ổn định là những yếu tố then chốt của nền kinh tế Thụy Sĩ và đồng franc Thụy Sĩ ổn định. Thụy Sĩ là chủ nợ lớn thứ bảy đối với Hoa Kỳ tính đến tháng 6 năm 2018, đây là bằng chứng về tình hình tài chính ổn định của nước này. Tuy là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới theo GDP, nhưng Thụy Sỹ nhiều năm liền có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Là quê nhà của nhiều gã khổng lồ như Glencore (thương mại hàng hóa), Nestle (FMCG), Novartis (dược), Roche Holding AG (dược và thiết bị y tế), Adecco (nhân sự). Kinh tế Thụy Sỹ nhiều năm liền không bị thâm hụt thương mại với dự trữ ngoại hối lớn thứ ba thế giới (gần 786 tỷ USD). Nền kinh tế Thụy Sỹ được xem là không thể sụp đổ nhờ nợ thấp (dưới 50% GDP), dân số ít, thu nhập cao tạo ra nền tài chính ngân hàng bền vững, có những ngành sản xuất chủ lực (dược và sản phẩm chăm sóc sức khỏe). Chính nhờ vậy, lợi suất trái phiếu chính phủ Thụy Sỹ 10 năm hiện nay là -0.552% (trong khi con số này của Mỹ là khoảng 0.538%).

Tháng 5/2020, dự trữ ngoại hối ở Thuỵ Sỹ là 816544,40 triệu CHF và đến tháng

6/2020, nó đã tăng lên 850107,30 triệu CHF. Nhờ dự trữ ngoại hối lớn, Thụy Sỹ có thể chủ động độc lập trong các chính sách tiền tệ. Chẳng hạn như khi EUR giảm, để ổn định tỷ giá EUR/CHF, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đã in một số lượng lớn CHF ra thị trường thông qua việc mua vào đồng EUR. Và nếu như EUR tăng, SNB có thể giảm dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá. Theo ngân hàng trung ương Thuỵ Sỹ, nhiệm vụ quan trọng của SNB là để đảm bảo bình ổn giá và phát triển kinh tế. Chiến lược chính sách tiền tệ của SNB bao gồm: sự ổn định giá cả, dự báo lạm phát trung hạn và lãi suất chính sách của SNB.

Bản thân Franc Thụy Sỹ cũng có vị thế đặc biệt. CHF là đồng tiền phổ biến, được giao dịch nhiều thứ 6 trên thế giới. Thụy Sĩ bao gồm 26 bang khác nhau - hay quốc gia thành viên - và có bốn ngôn ngữ chính thức: tiếng Đức, Pháp, Ý và Romansh. Vì vậy, đồng franc Thụy Sĩ được lưu thông rộng rãi thống nhất trên đất nước; nó cũng là đồng tiền hợp pháp tại Công quốc Liechtenstein. Đã có tổng cộng 72,255 nghìn tỷ franc Thụy Sĩ trong lưu thông trung bình vào năm 2016 theo Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ. Franc Thụy Sỹ cũng có đặc điểm carry trade giống Nhật Bản, nhưng ít hơn, thường nằm ở euro và pound (ví dụ, lãi suất tiền gửi của CHF hiện là -0.75% trong khi ECB là 0%).

Nhìn chung đến thời điểm hiện tại, sự tăng trưởng của CHF / USD tiếp tục vào tháng Bảy, và tăng tốc trong nửa cuối tháng - tăng lên tới 1.0955 tại thời điểm 03/08/2020 (Hình 2- 8 ). Phần lớn lý do cho mức thấp trước đó mà chúng ta đã thấy trong đồng franc có liên quan đến dự đoán rằng vắc-xin COVID-19 sẽ sớm được cung cấp - điều này làm tăng rủi ro trên thị trường và khiến các nhà đầu tư rời khỏi CHF. Hơn nữa, với việc các cuộc đàm phán của Liên minh châu Âu cuối cùng đã dẫn đến một thỏa thuận về quỹ phục hồi điều này càng góp phần thúc đẩy rủi ro tạm thời. Tuy nhiên, điều này đã nhanh chóng bị đảo ngược khi CHF hồi phục mạnh lên 1.0654. Thực tế là quỹ đạo tương lai của COVID-19 phần lớn chưa được biết đến, dự liệu sẽ có một "làn sóng thứ hai" của virus vào mùa đông hay không, và điều này đóng một vai trò lớn trong việc xác định nhu cầu về các loại tiền trú ẩn an toàn trong tương lai, bao gồm cả đồng franc Thụy Sĩ.

Hình 2-8: Tỷ giá hối đoái CHF/USD từ tháng 3/3020 đến 8/2020

Hơn nữa, đồng euro đã được chứng kiến sức mạnh trên thị trường tiền tệ do thực tế là các trường hợp COVID-19 đã tăng vọt ở Hoa Kỳ. Sức mạnh bất ngờ của đồng euro về mặt này càng làm giảm nhu cầu đối với đồng franc Thụy Sĩ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ hệ thống tiền tệ của các nước theo hệ thống đồng franc và vị thế của các đồng franc trên thị trường ngoại hối (Trang 30 - 34)