- Dựng đường chuẩn độ hấp thu A theo hàm lượng nitrat.
_
Bài đọc thêm 1: HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH COLIFORM
1. Nguyên tắc: Coliform được định lượng bằng phương pháp MPN
(Most Probable Number), còn gọi là phương pháp pha loãng tới hạn hay phương pháp chuẩn độ. Đây là phương pháp dùng để đánh giá số lượng vi sinh vật theo xác suất lớn nhất có thể có trong một đơn vị thể tích mẫu với độ chính xác tương đối cao. Phương pháp MPN thường được thực hiện trên mẫu ở vài nồng độ pha loãng khác nhau, trong đó phương pháp 3 nồng độ thường được dùng phổ biến nhất. Coliform là nhóm trực khuẩn đường ruột gram âm, không sinh bào tử, hiếu khí hoặc kị khí tùy ý, có khả năng sinh acid, sinh hơi do lên men lactose ở 370C trong 24 - 48 h. Như vậy, môi trường để định lượng thường có lactose để trắc nghiệm khả năng sinh hơi do lên men lactose, có chất ức chế gram dương (oxgall), có chất chỉ thị màu để trắc nghiệm khả năng sinh acid (brilliant green).
2. Phạm vi áp dụng: Phân tích mẫu nước uống, nước tự nhiên, nước
thải, bùn, cặn, rác thải.
Đối với các mẫu rắn hay bán rắn, cân 50 g mẫu trong điều kiện vô trùng cho vào 450 ml đệm phosphate đã được hấp khử trùng, hay pepton 0.1%, lắc đều từ 1 đến 2 phút ở tốc độ nhỏ (8000 vòng trên phút).
_
“Standard method for the examination of water and wastewater” mục 9221
4. Những cản trở và cách lọai trừ
5. Thiết bị
Nồi hấp khử trùng (autoclave) Tủ ấm (incubator)
Tủ cấy (flux laminar) Tủ sấy (oven)
6. Hóa chất
- Lauryl tryptose broth có thể mua sẵn hoặc pha chế như sau:
Tryptose 20g
Lactose 5g
K2HPO4 2.75G
KH2PO4 2.75G
NaCl 5g
Sodium lauryl sulfate 0.1g
_
- Brilliant green lactose bile broth (BGBL): 40g/L, có thể mua sẵn hoặc pha chế như sau:
Peptone 10g
Lactose 10g
Oxgall 20g
Brilliant green 0.0133g
Reagent – grade water 1L
- NaCl: 8.5 g/L
7. Cách tiến hành
a. Chuẩn bị môi trường nuôi cấy
- Lauryl tryptose broth: cho môi trường vào ống nghiệm có chứa Durham và hấp khử trùng ở 1210C trong vòng 15 phút
- BGBL: cho môi trường vào ống nghiệm có chứa Durham và hấp khử trùng ở 1210C trong vòng 15 phút. Lấy ra cho vào bể điều nhiệt 30 phút ở nhiệt độ 44.50C.
b. Pha loãng mẫu
Mẫu được pha loãng tuần tự thành dãy các nồng độ thập phân 1/10, 1/100, 1/1000 … Mỗi bậc pha loãng là 1/10 được thực hiện bằng cách dùng 1 ml mẫu (hoặc dung dịch có độ pha loãng trước đó) thêm vào 9 ml NaCl trong một ống nghiệm. Sau khi lắc kĩ sẽ được độ pha loãng 1/10
_
Thực hiện 3 nồng độ pha loãng liên tiếp với nồng độ pha loãng dịch mẫu theo bậc 10. Mỗi độ pha loãng sử dụng 3 ống nghiệm, như vậy với 3 độ pha loãng sẽ có 9 ống nghiệm.
Lấy 1 ml mẫu đã được pha loãng cho vào ống nghiệm có chứa môi trường lauryl tryptose broth.Ủ ở 370C trong 48 h. Ghi nhận số ống có sinh hơi. Dùng que cấy vòng cấy chuyển dịch mẫu từ các ống LSB (+) sang các ống chứa BGBL và ủ ở 370C trong 48 h. Ghi nhận số ống cho kết quả (+) ứng với mỗi độ pha loãng.
8. Cách tính kết quả
_
Bài đọc thêm 2: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG BỤI LƠ LỬNG VÀ BỤI HÔ HẤP TRONG KHÔNG KHÍ
I. Nguyên tắc :
Cho một thể tích không khí xác định đi qua màng lọc, hàm lượng bụi trong không khí được xác định dựa vào việc cân màng lọc trước và sau khi lấy mẫu. Hàm lượng bụi trong không khí biểu thị bằng đơn vị mg/m3 không khí.
II. Dụng cụ :
- Máy lấy mẫu không khí với lưu lượng lớn hơn 20 lít/phút.
- Đầu lọc (filter holder): bộ phận thu mẫu bên trong có đặt màng lọc để giữ bụi.
Đối với bụi hô hấp (≤10µm): trong đầu lọc còn có các miếng kim loại để loại các hạt có kích thước lớn hơn 10 µm.
- Màng lọc: có nhiều loại màng lọc của nhiều hãng sản xuất khác nhau, nhưng chủ yếu là giấy lọc sợi thủy tinh, cellulose, teflon,…
Màng lọc được đựng trong bao kép: bao trong làm bằng giấy can hoặc giấy bóng mờ không hút ẩm được đánh số và sấy, cân cùng với màng lọc, bao ngoài dùng để bảo vệ.
_
- Phanh mũi phẳng dùng để gắp màng lọc ra khỏi đầu lọc.
- Tủ sấy
- Cân phân tích có độ chính xác ± 0.1 mg
- Dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm không khí
- Hộp bảo quản mẫu
III. Kỹ thuật lấy mẫu:
III.1 Chuẩn bị lấy mẫu:
- Màng lọc được đánh số và cho vào các bao giấy can có đánh số thứ tự, sấy ở nhiệt độ 600C trong vòng 5-6 giờ, sau đó lấy ra đặt vào bình hút ẩm 24 giờ trước khi cân.
- Cân chính xác các màng lọc (cùng với bao trong), ghi trọng lượng cân P (mg). Việc cân màng lọc trước và sau khi lấy mẫu phải được thực hiện trong cùng điều kiện, trên cùng 1 cân phân tích và cùng 1 người thực hiện.
- Cần thực hiện các mẫu chứng tương tự như mẫu thật. Các mẫu màng lọc chứng này không được lấy mẫu bụi nhưng cũng được đem ra địa điểm lấy mẫu và được giữ trong cùng điều kiện về thời tiết và thời gian bảo quản như các màng lọc lấy mẫu bụi.
_
- Khi đến địa điểm lấy mẫu :
+ Điểm lấy mẫu phải đại diện cho khu vực quan tâm
+ Lắp giá đỡ
+ Lắp đầu lọc lên giá đỡ ở độ cao khoảng 1,5 m
+ Dùng phanh lấy màng lọc và ráp vào đầu lọc.
- Ghi địa điểm, thời gian lấy mẫu, ký hiệu giấy lọc.
- Bật máy và xác định thời điểm lấy mẫu.
- Ghi nhiệt độ và độ ẩm lúc lấy mẫu.
- Thời gian lấy mẫu bụi tùy thuộc tình hình bụi nơi đó mà quyết định thời gian thích hợp. Thời gian lấy mẫu phải đảm bảo sao cho hàm lượng bụi trên màng lọc không nhỏ hơn 10 mg.
- Tắt máy sau thời gian lấy mẫu, dùng phanh gắp giấy lọc ra và cho vào bao và để vào hộp bảo quản.
III.3. Xử lý mẫu :
- Sấy màng lọc cùng với bao trong giống như khâu chuẩn bị lấy mẫu. Cân và ghi khối lượng P1 (mg)
IV. Tính toán kết quả :
_
Thể tích mẫu phải được chuyển về điều kiện tiêu chuẩn:
) 273 ( . 0 0 0 = t + T P P V V
V: thể tích không khí đi qua màng lọc (lít)
P: áp suất trung bình của không khí tại nơi lấy mẫu, kPa P0 = atm = 101,3 kPa
T0 = 2980K
− Nồng độ bụi trong không khí được tính theo công thức (mg/m3): C = 0 1 V P P − 1000 × − Hiệu chỉnh kết quả :
+ Trường hợp mẫu chứng sau khi cân có thay đổi :
Nếu trọng lượng tăng lên (mg) thì các mẫu bụi phải trừ đi số mg đó
Nếu trọng lượng giảm đi (mg) thì các mẫu bụi phải cộng thêm số mg đó