Hình 2-8: Tỷ giá hối đoái CHF/USD từ tháng 3/2020-8/2020

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ hệ thống tiền tệ của các nước theo hệ thống đồng franc và vị thế của các đồng franc trên thị trường ngoại hối (Trang 32 - 49)

Hình 2-7: Tiền giấy 10 franc đợt in thứ chín (mặt trước, sau)

2.2.4 Vị thế franc Thụy Sỹ hiện nay trên thị trường ngoại hối

Trên thị trường ngoại hối, các loại tiền tệ luôn được giao dịch theo cặp. Khi bạn mua hoặc bán một loại tiền tệ, bạn đang đồng thời bán hoặc mua một loại tiền khác. Trong mỗi cặp tiền tệ, luôn có một đồng tiền cơ bản và đồng tiền định giá – đồng tiền cơ bản đứng trước và đồng tiền định giá nằm bên phải của đồng cơ bản. Các cặp tiền tệ chính phổ biến bao gồm: EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD, USD/CHF,

AUD/USD, NZD/USD, , USD/CAD (đồng Euro của Liên minh châu Âu, đồng Yên Nhật, bảng Anh, đô la Úc, Franc Thụy Sĩ, đô la Newzealands và đô la Canada). Các cặp tiền tệ nói trên hiện nay đang chiếm hơn 70% tổng doanh thu của thị trường ngoại hối.

Cặp USDCHF, còn được gọi là "swissie" là cặp tiền được giao dịch nhiều thứ năm trong thị trường ngoại hối. Được xếp trong top 7 cặp tiền tệ chính trong thị trường ngoại hối, đây được coi là cặp tiền an toàn do tính chất ổn định và trung lập của Thụy Sĩ và là một đồng tiền dự trữ được sử dụng bởi các thị trường trên toàn thế giới. Đồng Franc của Thụy Sĩ nổi tiếng là khoản đầu tư an toàn với mức biến động thấp. Nhờ đó, đồng tiền này đã trở thành đồng tiền được săn lùng nhiều nhất, đặc biệt là vào những thời điểm nền kinh tế bất ổn và thị trường rối loạn. Thụy Sĩ có lịch sử là nền kinh tế an toàn, ổn định và trung hòa, đó là nhờ việc quản lý thận trọng và sự ổn định của nền kinh tế địa phương. Lý do mà đồng franc CHF trở thành một đồng tiền mạnh có nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân đầu tiên giúp đồng franc Thụy Sĩ đạt được thế mạnh của mình là do Thụy Sĩ duy trì vị thế trung lập trong chiến tranh. Do là một nươc trung lập trong

hai cuộc Thế chiến nên Thụy Sĩ không cần phảo tái thiết xây dựng trong khi các nước châu Âu phải chi hàng tỷ đô cho việc tái xây dựng. Cho nên Thụy Sĩ tập trung vào việc cải thiện nền kinh tế. Cũng trong chiến tranh, nhờ xuất khẩu các mặt hàng phục vụ cho chiến tranh là các dụng cụ đo lường chính xác, đồng hồ, vòng bi bằng đá quý, điện và các sản phẩm làm từ sữa mà đồng Thụy Sĩ trở thành đồng tiền chuyển đổi tự do duy nhất còn lại trên thế giới. Giữa năm 1940 và 1945, ngân hàng Reichsbank của Đức bán 1,3 tỷ franc cho các ngân hàng Thụy Sĩ để đổi lấy đồng franc Thụy Sĩ chỉ nhằm phục vụ cho việc mua bán nguyên liệu trong chiến tranh với các nước trung lập

Với tính bảo mật cao, rủi ro thấp chính vì vậy mà Thụy Sỹ trở thành nơi cất giữ tài sản của cả thế giới. Năm 1934, chính phủ Thụy Sỹ ra quy định bảo mật thông tin khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng, theo đó tài khoản ngân hàng của khách hàng chỉ là 1 chuỗi kí tự chứ không đính kèm tên khách hàng theo thông lệ thế giới và các ngân hàng Thụy Sỹ sẽ bị phạt nặng nếu không làm theo quy định này.

Thụy Sĩ có một hệ thống kinh tế mạnh mẽ, thoải mái với tốc độ tăng trưởng hạn chế nhưng thực tế với các yêu cầu được kiểm soát. Lợi thế cho Thụy Sĩ nằm ở quy mô của nó. Đó là một quốc gia nhỏ với dân số hạn chế. Ngoài ra, việc khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và đầu tư hạn chế vào sản xuất và nông nghiệp cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế liên tục ổn định là những yếu tố then chốt của nền kinh tế Thụy Sĩ và đồng franc Thụy Sĩ ổn định. Thụy Sĩ là chủ nợ lớn thứ bảy đối với Hoa Kỳ tính đến tháng 6 năm 2018, đây là bằng chứng về tình hình tài chính ổn định của nước này. Tuy là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới theo GDP, nhưng Thụy Sỹ nhiều năm liền có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Là quê nhà của nhiều gã khổng lồ như Glencore (thương mại hàng hóa), Nestle (FMCG), Novartis (dược), Roche Holding AG (dược và thiết bị y tế), Adecco (nhân sự). Kinh tế Thụy Sỹ nhiều năm liền không bị thâm hụt thương mại với dự trữ ngoại hối lớn thứ ba thế giới (gần 786 tỷ USD). Nền kinh tế Thụy Sỹ được xem là không thể sụp đổ nhờ nợ thấp (dưới 50% GDP), dân số ít, thu nhập cao tạo ra nền tài chính ngân hàng bền vững, có những ngành sản xuất chủ lực (dược và sản phẩm chăm sóc sức khỏe). Chính nhờ vậy, lợi suất trái phiếu chính phủ Thụy Sỹ 10 năm hiện nay là -0.552% (trong khi con số này của Mỹ là khoảng 0.538%).

Tháng 5/2020, dự trữ ngoại hối ở Thuỵ Sỹ là 816544,40 triệu CHF và đến tháng

6/2020, nó đã tăng lên 850107,30 triệu CHF. Nhờ dự trữ ngoại hối lớn, Thụy Sỹ có thể chủ động độc lập trong các chính sách tiền tệ. Chẳng hạn như khi EUR giảm, để ổn định tỷ giá EUR/CHF, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đã in một số lượng lớn CHF ra thị trường thông qua việc mua vào đồng EUR. Và nếu như EUR tăng, SNB có thể giảm dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá. Theo ngân hàng trung ương Thuỵ Sỹ, nhiệm vụ quan trọng của SNB là để đảm bảo bình ổn giá và phát triển kinh tế. Chiến lược chính sách tiền tệ của SNB bao gồm: sự ổn định giá cả, dự báo lạm phát trung hạn và lãi suất chính sách của SNB.

Bản thân Franc Thụy Sỹ cũng có vị thế đặc biệt. CHF là đồng tiền phổ biến, được giao dịch nhiều thứ 6 trên thế giới. Thụy Sĩ bao gồm 26 bang khác nhau - hay quốc gia thành viên - và có bốn ngôn ngữ chính thức: tiếng Đức, Pháp, Ý và Romansh. Vì vậy, đồng franc Thụy Sĩ được lưu thông rộng rãi thống nhất trên đất nước; nó cũng là đồng tiền hợp pháp tại Công quốc Liechtenstein. Đã có tổng cộng 72,255 nghìn tỷ franc Thụy Sĩ trong lưu thông trung bình vào năm 2016 theo Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ. Franc Thụy Sỹ cũng có đặc điểm carry trade giống Nhật Bản, nhưng ít hơn, thường nằm ở euro và pound (ví dụ, lãi suất tiền gửi của CHF hiện là -0.75% trong khi ECB là 0%).

Nhìn chung đến thời điểm hiện tại, sự tăng trưởng của CHF / USD tiếp tục vào tháng Bảy, và tăng tốc trong nửa cuối tháng - tăng lên tới 1.0955 tại thời điểm

03/08/2020 (Hình 2- 8 ). Phần lớn lý do cho mức thấp trước đó mà chúng ta đã thấy trong đồng franc có liên quan đến dự đoán rằng vắc-xin COVID-19 sẽ sớm được cung cấp - điều này làm tăng rủi ro trên thị trường và khiến các nhà đầu tư rời khỏi CHF. Hơn nữa, với việc các cuộc đàm phán của Liên minh châu Âu cuối cùng đã dẫn đến một thỏa thuận về quỹ phục hồi điều này càng góp phần thúc đẩy rủi ro tạm thời. Tuy nhiên, điều này đã nhanh chóng bị đảo ngược khi CHF hồi phục mạnh lên 1.0654. Thực tế là quỹ đạo tương lai của COVID-19 phần lớn chưa được biết đến, dự liệu sẽ có một "làn sóng thứ hai" của virus vào mùa đông hay không, và điều này đóng một vai trò lớn trong việc xác định nhu cầu về các loại tiền trú ẩn an toàn trong tương lai, bao gồm cả đồng franc Thụy Sĩ.

Hình 2-8: Tỷ giá hối đoái CHF/USD từ tháng 3/3020 đến 8/2020

Hơn nữa, đồng euro đã được chứng kiến sức mạnh trên thị trường tiền tệ do thực tế là các trường hợp COVID-19 đã tăng vọt ở Hoa Kỳ. Sức mạnh bất ngờ của đồng euro về mặt này càng làm giảm nhu cầu đối với đồng franc Thụy Sĩ.

2.3 Đồng CFP Franc 2.3.1 Tổng quan

Đồng franc Thái Bình Dương, còn gọi là đồng CFP, là đơn vị tiền tệ được sử dụng ở các vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp (collivités d'outre-mer, hoặc COM) gồm

Polynésie thuộc Pháp, Nouvelle-Calédonie và Lãnh quần đảo Wallis và Futuna . Tên CFP ban đầu là viết tắt của Thuộc địa Françaises du Pacifique (“thuộc địa của Pháp ở Thái Bình Dương”). Điều này sau đó được đổi thành Communauté

Financière du Pacifique ( tức “Cộng đồng tài chính Thái Bình Dương” ) và sau này đổi thành Change Franc Pacifique (“Hối đoái franc Thái Bình Dương”) và sử dụng đến nay.

2.3.2 Đồng franc Thái Bình Dương qua các thời kỳ

2.3.2.1 Ra đời năm 1945

Vài tháng sau chiến thắng của các đồng minh, Charles de Gaulle đã ký, vào ngày 25/12/1945, một sắc lệnh phá giá đồng franc Pháp để thiết lập tỷ giá hối đoái cố định với đồng đô la Mỹ xác nhận sự mất giá trị của nó trong chiến tranh. Đồng thời, nó cũng cho ra đời đồng franc CFP và đồng CFA ( franc là tên của hai loại tiền tệ được sử dụng trong các phần của các quốc gia Tây và Trung Phi được bảo lãnh bởi kho bạc Pháp) , được sử dụng ở các thuộc địa của Pháp giúp làm giảm sự mất giá mạnh mẽ này. Theo René Pleven, Bộ trưởng Tài chính Pháp, đã nói: “Một cách thể hiện sự hào phóng và vị tha của mình, quốc mẫu Pháp, mong muốn không áp đặt cho con gái ở xa của mình những hậu quả của sự nghèo đói của chính mình, đang đặt ra tỷ giá hối đoái khác nhau cho tiền tệ của họ”. Các loại tiền tệ khác của thực dân Pháp được đặt ở một tỷ giá hối đoái cố định với đồng franc Pháp. Tuy nhiên, đồng CFP được đặt ở tỷ giá hối đoái cố định với đồng đô la Mỹ với giá 1 USD = 49,6 XPF, đóng vai trò chính trong nền kinh tế của các lãnh thổ thuộc Thái Bình Dương của Pháp do Chiến tranh Thế giới II. Đến 20/09/1949, đồng CFP được trao tỷ giá cố định với đồng franc Pháp cũ với tỷ giá hối đoái đạt 1 XPF = 5,50 FRF.

Loại tiền mới này được nhìn nhận khá tích cực ở các vùng lãnh thổ khác nhau, do đó đánh dấu sự độc đáo của chúng so với đô thị. Vấn đề của nó vẫn thuộc trách nhiệm của Banque de l'Indochine và phạm vi tiền giấy CFP franc đầu tiên bao gồm 5, 20, 100, 500 và 1000 franc. Tiền giấy được in ở lục địa Pháp, tại Banque de France.

Năm 1949, Tân Caledonia và sau đó được gọi là French Oceania (nay là Polynesia thuộc Pháp) đã bắt đầu phát hành tiền xu. Các đồng tiền đã được tách ra thành hai loại: các obverses là giống hệt nhau, trong khi các đảo ngược là khác biệt. Cả hai loại tiền xu đều có thể được sử dụng trong cả ba lãnh thổ của Pháp

2.3.2.2 Từ 1949 - nay

Sau khi thành lập Viện nghiên cứu phát hành (Institut d’émission d’outre-mer, “Overseas Issuing Institute” viết tắt là IEOM) có trụ sở chính tại Paris vào ngày 22/12/1966 và các thỏa thuận đã kí kết với Ngân hàng Đông Dương (Banque de l'Indochine), Banque de l'Indochine đã từ bỏ đặc quyền phát hành của mình để ủng hộ

IEOM và các ghi chú của nó đã dần bị rút khỏi lưu thông. Đồng franc CFP được chính thức chuyển cho IEOM phát hành từ 01/04/1967 và kéo dài đến hiện nay.

Tiền tệ ban đầu được phát hành dưới ba hình thức riêng biệt cho Polynesia thuộc Pháp , New Caledonia và New Hebrides.(Wallis và Futuna đã sử dụng franc New Caledonia). Mặc dù tiền giấy của New Hebrides mang tên lãnh thổ, nhưng các ghi chú của Polynesia thuộc Pháp và New Caledonia chỉ có thể phân biệt bằng tên của thủ đô ( Papeete của Polynesia thuộc Pháp và Nouméacủa New Caledonia ) được ghi chú ở mặt sau của đồng tiền. Đồng tiền giấy đầu tiên được phát hành là đồng 5000 Fcfp vào năm 1968, trong khi 10.000 Fcfp được đưa vào lưu thông lần đầu tiên vào năm 1986. Năm 1976, tờ 100 Fcfp biến mất có lợi cho đồng tiền vàng.

Hình 2-9: Tiền giấy 5000 F đầu tiên ( bên trái ) và 10000F đầu tiên ( bên phải ) của CFP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IEOM lưu hành tại Thuộc địa Thái Bình Dương của Pháp có hai bộ tiền kim loại có mệnh giá 100, 50, 20, 5, 2 và 1 XPF. Sê-ri đầu tiên chạy chủ yếu ở New

Caledonia và Wallis và Futuna, sê-ri thứ hai ở Polynesia thuộc Pháp, mặc dù cả hai sê- ri đều có đấu thầu pháp lý riêng biệt ở mỗi khu vực.

Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ II, quần đảo New Hebrides được hưởng thể chế sau này đưa đến quyền tự trị năm 1975 và độc lập được tuyên bố vào ngày 30/7/1980 và đổi tên thành Cộng hòa Vanuatu, do vậy đồng franc Hebrides được thay thế bằng đồng vatu.

Đồng franc Pháp đã mất giá và thay đổi nhiều lần kể từ năm 1949 đến 1999, tuy nhiên tỷ giá hoái đối giữa franc Pháp và CFP franc vẫn được giữa cố định., tỷ giá hối đoái của franc Pháp và CFP franc chỉ thay đổi tương đối dựa trên những thay đổi đơn

thuần của đồng franc Pháp. Tỷ giá hối đoái cố định với đồng franc Pháp cũ vẫn ở giữ ở mức 1 XPF = 5,50 FRF. Đến 01/01/1960, đồng franc Pháp được định giá lại với tỷ lệ 1 franc “mới” = 100 franc “cũ”, dẫn tới tỷ giá hối đoái cố định của CFP franc với đồng franc Pháp mới được định ở mức 1 XPF = 0,055 FRF hoặc 1 FRF ≈ 18.182 XPF dựa trên đồng franc cũ.

Sau khi Pháp kí kết Hiệp định Maastricht tạo ra Liên minh Châu Âu vào

07/02/1992 và Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) đã cho ra đời đồng tiền chung Châu Âu gọi là Euro. Đồng franc Pháp bị thay thế bởi đồng Euro chính thức vào 01/01/2002 với tỷ giá hối đoái được đặt ở mức ngang giá cố định € 1 = 6,55957 F dẫn tới tỷ giá hối đoái cố định giữa đồng CFP franc với đồng euro định ở mức 1.000 XPF = 8,38 EUR hoặc 1 EUR ≈ 119.332 XPF.

Tiền giấy mới, cũng cung cấp một cách viết mới cho "phía Polynesia" và các quy tắc bảo mật đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại, được đưa vào lưu hành

từ ngày 20 tháng 1 năm 2014. Một khoảng thời gian "lưu thông kép" với tiền giấy cũ sau đó được đưa ra cho đến ngày 30 tháng 9 năm 2014 thì chính thức ngừng lưu thông đồng tiền cũ nhưng có thể được trao đổi vô thời hạn tại các văn phòng của Viện nghiên cứu d'Outre-Mer.

2.3.3 Vị thế đồng CFP franc trên thị trường ngoại hối

Nền kinh tế của Polynésie thuộc Pháp và Nouvelle-Calédonie đều là một trong những nền kinh tế lớn ở khu vực vùng lãnh thổ Thái Bình Dương. Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Polynésie thuộc Pháp là ngọc trai đen Tahiti nổi tiếng, chiếm tới 55% giá trị xuất khẩu trong năm 2008 với các đối tác xuất khẩu chính của Polynésie là Nhật Bản, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Kyrgyzstan, Metropolitan France. Trong khi đó, kinh tế của Nouvelle-Calédonie chủ yếu dựa vào các mỏ quặng, đặc biệt là nickel và du lịch. Chính vì vậy mà đồng franc CFP được lưu thông chủ yếu trên các vùng lãnh hải ngoại này của Pháp. Từ khi ra đời, đồng CFP đã được cố định tỷ giá với đồng franc Pháp, do đó tình hình của đồng CFP khá giống với đồng euro và được sử dụng ở tất cả các quốc gia thuộc khu vực đồng euro.

Du lịch là nguồn thu nhập ngoại tệ chủ yếu của Polynésie thuộc Pháp và Nouvelle-Calédonie. Vậy nên trong khi tình hình COVID – 19 khó lường hiện nay, khi nền kinh tế của thế giới đều chao đảo thì nền kinh tế ở các lãnh thổ này cũng ảnh

hưởng không nhỏ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái giữa CFP franc (XPF) và USD trên thị trường ngoại hối. Vào 00:05 ngày 06 tháng 08 năm 2020 CET, tỷ giá giữa USD và XFP là: 1 USD = 101,9497 XPF tương đương 1 XPF = 0,0098 USD.

2.4 Đồng franc CFA 2.4.1 Tổng quan

Franc CFA (tiếng Pháp: franc CFA [fʁɑɑ̃ seɛfɑ], hoặc Franc thông tục) là tên của hai loại tiền tệ được sử dụng trong các phần của các quốc gia Tây và Trung Phi được bảo lãnh bởi kho bạc Pháp. Hai đồng tiền CFA franc là đồng Franc Tây Phi CFA và đồng Franc CFA Trung Phi. Mặc dù về lý thuyết tách biệt, hai đồng tiền CFA Franc có

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ hệ thống tiền tệ của các nước theo hệ thống đồng franc và vị thế của các đồng franc trên thị trường ngoại hối (Trang 32 - 49)