Xu hướng các cửa hàng tiện ích tại Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận marketing quốc tế ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến lòng trung thành thương hiệu đối với các cửa hàng tiện ích tại việt nam (Trang 31 - 35)

Hãng tư vấn A.T. Kearney (Mỹ) mới đây cũng đã công bố kết quả khảo sát cho thấy mô hình cửa hàng tiện lợi và siêu thị nhỏ (minimart) là phân khúc đang phát triển nhanh nhất của thị trường bán lẻ Việt Nam. Năm 2017, Việt Nam đã tăng 5 bậc, lên vị trí thứ 6 thị trường bán lẻ hấp dẫn toàn cầu. Sự mở rộng cả về quy mô và chất lượng của các chuỗi cửa hàng cũ, sự tấn công của “gã khổng lồ” bán lẻ trên thế giới, cùng với làn sóng công nghệ 4.0 là những xu hướng chính của cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam.

Thứ nhất là sự mở rộng của các cửa hàng tiện lợi

Quá trình đô thị hóa vẫn đang diễn ra ở Việt Nam và theo dự đoán dân số thành thị và nông thôn sẽ cân bằng đồng đều vào năm 2040. Quá trình này giúp gia tăng sức mua, tạo ra những khát vọng, nhu cầu mới từ người tiêu dùng và theo đó ngày càng nhiều cửa hàng bán lẻ hiện đại cũng được mở ra để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng này.Loại hình cửa hàng tiện lợi chỉ thành công khi có mạng lới rộng khắp do đó việc nở rộ chuỗi cửa hàng chắc chắn sẽ diễn ra trong thời gian tới. Ngày nay, mỗi căn hộ hoặc khối văn phòng mới xây đều hướng đến mục tiêu mở các chuỗi cửa hàng mua sắm ở tầng trệt như Zakka Mart và các chuỗi cửa hàng khác. Vinmart + dự kiến sẽ mở hơn 1.000 cửa hàng vào năm 2017, trong khi B'smart và Family Mart cũng đang có kế hoạch mở rộng đáng kể số lượng cửa hàng.

Không chỉ tăng về số lượng, các cửa hàng tiện ích đa dạng hình thức và càng chứng minh sự “tiện tích” của mình. Nhiều cửa hàng tiện ích thậm chí còn phục vụ trả tiền điện, nước,điện thoại; đặt vé máy bay,... Trong tương lai những mô hình - tương tự như mô hình Combini ở Nhật này có xu hướng ngày càng mở rộng. Thêm vào đó là sức hút của Miniso, Ilahui, Daiso tại Việt Nam. Dù hiện nay, số thương hiệu kinh doanh mặt hàng tiện lợi thời trang tại Việt Nam chưa vượt quá 10, nhưng nhiều chuyên gia đánh giá, tốc độ mở chuỗi lên tới 100 cửa hàng trong 1 năm là một con số khá ấn tượng. Mẫu mã đẹp, thời trang, giá cả hợp lý là những lí do chính khiến nhiều khách hàng “rút ví” mua về cho mình những món đồ nhỏ xinh khi đến cửa hàng.

Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng với những “ông lớn” bán lẻ khi mà thị trường nội địa đang bão hòa. Ngày 15-6 năm ngoái, cưả hàng đầu tiên của thương hiệu 7- eleven đã chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam. Theo thông tin từ tờ Nikkei cho hay 7-Eleven đặt mục tiêu 100 cửa hàng cho 3 năm và đánh dấu 10 năm hoạt động với 1.000 cửa hàng toàn quốc.7-Eleven làm nao lòng khá nhiều đối thủ, khi nổi tiếng là chuỗi cửa hàng tiện lợi thành công nhất trong lịch sử thế giới. Ban đầu chuỗi cửa hàng này chỉ là một doanh nghiệp sản xuất nước đá, nhưng đến cuối năm 2016 đã góp mặt tại 17 quốc gia cùng 61.500 điểm bán hàng trên toàn thế giới. Theo chân 7-eleven, cửa hàng tiện ích lớn nhất Hàn Quốc GS25 sẽ tấn công thị trường Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam sẽ là thị trường nước ngoài đầu tiên của GS25 với cửa hàng thứ nhất dự kiến sẽ mở tại TPHCM vào cuối năm nay và đặt mục tiêu mở hơn 2.500 cửa hàng trong vòng 10 năm tới.Và với sự xuất hiện của GS25, thị trường cửa hàng tiện lợi trong tương lai hứa hẹn một cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Thứ ba là Công nghệ 4.0 tác động đến hoạt động của cửa hàng tiện ích

Công nghệ 4.0 tác động không nhỏ tới các cửa hàng tiện ích ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Để đón đầu làn sóng này các cửa hàng cần có chiến lược lâu dài và chắc chắn. Co.opmart cho biết đang chạy thử một số hạng mục dựa trên nền tảng công nghệ, như thanh toán tự động ở phân khúc cao áp dụng cuối năm 2017; phát triển phục vụ đa kênh, ngoài bán lẻ theo kiểu truyền thống, bán hàng qua kênh truyền hình, thì bán hàng online đang trong giai đoạn hoàn chỉnh. Cụm vận hành bao gồm tự động hóa nhà kho kết nối logistic thông minh. Theo đó, robot sẽ soạn và lên danh sách cho từng nhóm hàng đưa đến từng siêu thị, tất cả thao tác qua máy tính một cách chính xác cả về thời gian lẫn số lượng. Dự tính đến năm 2019 cụm này sẽ đưa vào hoạt động.

Ngoài ra, nhiều cửa hàng tiện ích cũng đã và đang tiến hành bán hàng đa kênh - Omni channel. Đây là phương thức bán hàng mà ở đó người kinh doanh bán hàng trên các kênh khác nhau (như mạng xã hội, website, gọi điện thoại cho đến các ứng dụng trên smartphone) theo một cách nhất quán, liên tục trên tất cả các thiết bị có thể tiếp cận được với khác hàng, giúp quá trình mua hàng của khách thuận tiện, hiệu quả, tối ưu dù mua qua bất cứ hình thức nào. Omni channel hiện là phương thức bán hàng hiệu quả bên cạnh việc bán hàng truyền thống.

Ở tầm thế giới, hai nền kinh tế lớn nhất của châu Á bao gồm Trung Quốc và Nhật khác nhau về nhiều mặt, thế nhưng hai nước này có hai điểm chung quan trọng: số lượng lớn các cửa hàng tiện lợi và tâm lý yêu thích sự tự động hóa. Những nhà kinh doanh tại hai nước này đang kết hợp cả hai, họ hướng đến xây dựng một ngành kinh doanh các cửa hàng tiện lợi được tự động hóa, có sự tham gia của rất ít nhân viên hoặc thậm chí không hề có nhân viên. Việc đầu tư cửa hàng tiện lợi không có thu ngân tất nhiên sẽ không tiêu tốn lương nhân viên và cần ít không gian hơn.

Máy móc sẽ tự động xử lý khi quá đông người xếp hàng, giúp giảm bớt căng thẳng khi mua hàn.Tại cửa hàng F5 Store ở thành phố Quảng Châu miền Nam Trung Quốc, hàng hóa không được bày công khai trước mặt khách. Thay vào đó, khách lựa chọn mặt hàng từ màn hình cảm ứng đính trên tường.

Màn hình này sẽ hiển thị khoảng 100 loại mặt hàng trong đó bao gồm đồ uống, snack và các món ăn nhẹ, khách hàng đặt hàng từ màn hình. Màn hình có hiện kèm mã vạch, bạn có thể dùng điện thoại thông minh để quét và thanh toán bằng ví điện tử. Hàng hóa sẽ được chuyển ra ngoài từ kho trữ hàng phía trong. Tất cả quá trình mua hàng sẽ diễn ra trong khoảng ba phút. Ngoài ra, cũng không phải lo về nguy cơ cửa hàng nhận phải tiền giả.

KẾT LUẬN

Như vậy các yếu tố chất lượng dịch vụ đều có mối quan hệ cùng chiều với lòng trung thành của khách hàng ở các cửa hàng tiện ích tại Hà Nội. Điều này thể hiện rằng khi các cửa hàng tiện ích nâng cao chất lượng dịch vụ, lòng trung thành của khách hàng sẽ được duy trì và trở nên khăng khít hơn. Cụ thể, dựa trên kết quả phân tích hồi quy bội về mối quan hệ giữa các yếu tố chất lượng dịch vụ với lòng trung thành của khách hàng, Yếu tố hữu hình, Chính sách và Tương tác cá nhân là 3 yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ có tác động tích cực tới lòng trung thành của khách hàng. Tuy nhiên, trong 3 yếu tố này, hiện nay các khách hàng chưa hài lòng với yếu tố Tương tác cá nhân, cụ thể là về nhân viên phục vụ trong các cửa hàng tiện ích. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 3 yếu tố Tương tác cá nhân, Yếu tố hữu hình và Chính sách có tác động tích cực tới lòng trung thành của khách hàng ở các cửa hàng tiện ích tại Việt Nam. Tóm lại, chất lượng dịch vụ là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với các cửa hàng tiện ích tại Việt Nam. Nói cách khác, các cửa hàng tiện ích muốn thành công ở thị trường Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp mình để thu hút nhiều lượt khách hàng đến mua sắm.

Một phần của tài liệu tiểu luận marketing quốc tế ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến lòng trung thành thương hiệu đối với các cửa hàng tiện ích tại việt nam (Trang 31 - 35)