Hướng dẫn: a) 1 ] [ 1 log 5 0592 , 0 51 , 1 36 , 1 8 + × + = H ; pH = 1,58; b) giảm
c) tạo phức với Fe3+; Fe(PO4)23 –)
Bài 37. Viết các ptpư trong các thí nghiệm sau:
a) Cho dung dịch MnSO4 tác dụng với các dung dịch Na2CO3, dung dịch NaHCO3. Sử dụng phương pháp nào để thu được MnCO3 tinh khiết hơn?
b) Sục khí ozon và dung dịch muối MnSO4.
c) Đun nóng MnSO4 với bột PbO2 trong môi trường axit HNO3. d) Đun nóng dung dịch MnSO4 với tinh thể (NH4)2S2O8.
e) Nung nóng chảy hỗn hợp gồm MnSO4 với KClO3 (hay KNO3) cùng với KOH.
Bài 38: Trong giờ học, thầy giáo dạy Hóa cho các học sinh xem một số chiếc cốc chứa các dung dịch và một cái lọ chứa chất bột màu nâu đên (gần như là màu đen).
“Tất cả chúng đều chứa các hợp chất của cùng một kim loại M và hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về tính chất hóa học của chúng. Tất cả các phản ứng được tôi miêu tả dưới dạng sơ đồ. Hãy bắt đầu với bột oxide màu nâu đen A, trong đó hàm lượng kim loại là 63.2 %. Trong tự nhiên, A tồn tại ở dạng khoáng chất X, là nguồn chính để sản xuất kim loại M và các hợp chất của nó.
Khi tôi đun nóng A với KNO3 và KOH thì xảy ra phản ứng 1, tạo thành chất B màu xanh lục. Đây không phải là một chất quá bền để có thể lưu trữ, do nó có thể tham gia vào một phản ứng thú vị, trong đó số oxi hóa của kim loại đồng thời tăng và giảm. Phản ứng này xảy ra đặc biệt nhanh nếu dung dịch được sục khí CO2 (phản ứng 2) hoặc chỉ đơn giản là thêm một dung dịch axit vào (phản ứng 3).”
Dứt lời, thầy giáo liền đổ một ít dung dịch B vào ống nghiệm rồi thêm vào vài giọt axit H2SO4 loãng - dung dịch đổi sang màu tím, giống như dung dịch chất C.
“Trong chất C, số oxi hóa của kim loại M đạt cực đại, do đó trong công nghiệp thường điều chế chất này bằng cách sục clo vào dung dịch của hợp chất B (phản ứng
4). Cũng như B, chất C có tính oxi hóa mạnh (đặc biệt là trong môi trường axit) và các nhà hóa học gọi nó là “tắc kè hoa”.
Thầy giáo lại tiếp tục thí nghiệm bằng cách thêm vài giọt dung dịch H2SO4 và một lượng nhỏ K2S vào dung dịch B, kết quả là dung dịch mất màu (phản ứng 5). “Chúng ta thu được dung dịch của chất G. Nếu K2S dư thì thu được kết tủa D màu hồng nhạt (phản ứng 6). Điều thú vị là khi cho kim loại M phản ứng với lưu huỳnh thì cũng thu được D, nhưng là với màu xanh lá cây (phản ứng 7).