3.1. Đánh giá thành tựu và khó khăn khi thực hiện CSA tại ViệtNam Nam
3.1. Đánh giá thành tựu và khó khăn khi thực hiện CSA tại ViệtNam Nam
Việt Nam đang tích cực triển khai chương trình giảm khí thải nhà kính đến năm 2030. Do vậy, cần có những hành động cụ thể hơn nữa, tập trung hơn vào các ngành lâm nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi để nông dân thấy được kết quả tích cực từ thay đổi công nghệ và tập quán sản xuất để triển khai chương trình được hiệu quả.
Cơ sở khoa học về thực hành sản xuất và những thay đổi trong hệ th0ống nông nghiệp có thể làm tăng cường tính thích ứng cũng như giảm thiểu BĐKH. Đó là, phân tích sự hài hòa giữa thích ứng, giảm thiểu và an ninh lương thực, chi phí và lợi nhuận của các thực hành CSA tiềm năng, tìm ra những rào cản cho việc áp dụng. Đồng thời, phân tích tìm ra chiến lược phù hợp nhất để giảm thiểu tác động của các hoạt động thời tiết cực đoan.
Nhiều kỹ thuật canh tác mới thích ứng với BĐKH đã được chuyển giao cho nông dân như phân nén dúi cho lúa, thâm canh lúa bền vững (SRI) và che phủ đất, trồng xen với cây họ đậu, trồng cỏ làm thức ăn gia súc và chống xói mòn… Ngoài ra, người nông dân đã và đang áp dụng các mô hình nông nghiệp bảo tồn (làm đất tối thiểu, tủ đất giữ ẩm, luân canh, xen canh), sử dụng giống cây trồng có khả năng chống chịu với thời tiết bất thuận, áp dụng hệ thống canh tác truyền thống (VAC, nông lâm kết hợp), hệ thống canh tác tôm-lúa, thủy sản-rừng ngập mặn, SRI,...) đây có thể được coi là CSA.
Trong năm 2016-2017, được sự hỗ trợ của dự án Rừng và Đồng bằng (VFD) các chuyên gia của Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT đã tiến hành thu thập, đánh giá tổng hợp các thực hành CSA đang được triển khai trên 7 vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp của cả nước, để làm cơ sở cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận, xem xét ra quyết định đầu tư phát triển, nhân rộng các thực hành CSA phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và mục đích kinh doanh của mình.
3.1.2. Rào cản chính cản trở mở rộng ứng dụng các thực hành CSA
Mặc dù các kỹ thuật CSA giúp nông dân thích ứng và/hoặc giảm thiểu BĐKH tốt hơn, đồng thời cũng giúp tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và đảm bảo ANLT