Tính toán tốc độ chuyển tiếp gói tin cho một cổng

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN VÀ THIẾT BỊ CHUYỂN MẠCH LỚP 2 (Trang 33 - 34)

Tốc độ chuyển tiếp gói tin trên một cổng theo lý thuyết là:

𝑅𝑝 = 𝑤/8/𝐿𝑓

Trong đó:

𝑅𝑝 : Tốc độ chuyển tiếp gói tin (packet per second – [pps])

𝑤 : Tốc độ truyền tối đa của cổng [bps]

𝐿𝑓 : Độ dài của khung dữ liệu Ethernet [bytes] Với:

𝐿𝑓 = 𝑃𝑟𝑒𝑎𝑚𝑏𝑙𝑒 + 𝐿𝑓−𝑑𝑎𝑡𝑎 + 𝐺𝑎𝑝

Trong đó:

Preamable là độ dài của trường Preamable và SFD, bằng 8 bytes. ‒ 𝐿𝑓−𝑑𝑎𝑡𝑎 là độ dài dữ liệu có nghĩa của khung Ethernet (bao gồm phần đầu, phần dữ liệu và phần kiểm tra lỗi), trải dài từ 64 bytes đến 1518 bytes. ‒ Gap là độ dài khoảng trống tối thiểu giữa hai frame liên tiếp, tối thiểu là 12 bytes.

Khảo sát theo công thức (2.4) ta có số liệu mô phỏng về tốc độ chuyển mạch gói tin Hình 2.6.

Hình 2.6 Tốc độ chuyển tiếp gói tin đối với cổng 10/100/1000 Mbps

64 128 256 512 768 1024 1280 1518 Cổng 1000 Mbps 1420 822 446 233 158 119 96 81 Cổng 100 Mbps 142 82 45 23 16 12 10 8 Cổng 10 Mbps 14.2 8.22 4.46 2.33 1.58 1.19 0.96 0.81 0 300 600 900 1200 1500 Tốc độ ch u yển t iếp gói tin (K p p s)

Độ dài khung (bytes)

Cổng 1000 Mbps Cổng 100 Mbps Cổng 10 Mbps

(2.4)

Theo công thức (2.4) và hình 2.6 ta thấy: Đối với cổng Gigabit (𝑤 = 1 Gbps), tốc độ chuyển tiếp nằm trong khoảng 80 – 1400 Kpps; đối với cổng Fast Ethernet (𝑤 = 100 Mbps), tốc độ chuyển tiếp nằm trong khoảng 8 – 140 Kpps; đối với cổng Ethernet 10 Mbps (𝑤 = 10 Mbps), tốc độ chuyển tiếp nằm trong khoảng 0.8 – 14 Kpps. Tốc độ chuyển tiếp gói tin được thể hiện trên biểu đồ Hình 2.6.

Ta có thể thấy kích thước gói càng nhỏ thì tốc độ chuyển tiếp yêu cầu càng cao, và tỉ lệ thuận với tốc độ truyền bit của cổng. Do đó khi thiết kế Switch ta phải đáp ứng được tốc độ chuyển tiếp lớn nhất có thể trên từng cổng.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN VÀ THIẾT BỊ CHUYỂN MẠCH LỚP 2 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)