lớn tại bệnh viện Bạch Mai, 2013 – 2017.
Đã phát hiện một số lượng đáng kể bệnh nhân người lớn mắc tiêu chảy do C.diffcile tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2013 - 2017 với 101 trường hợp. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ, tỉ lệ nam: nữ là 1,7:1. Bệnh nhân đến từ hầu hết các tỉnh/thành phố của miền Bắc Việt Nam (21/28 tỉnh/thành phố), cả nông thôn và thành thị. Bệnh gặp tăng dần theo tuổi, cao nhất ở nhóm người trên 60 tuổi (49,5%), ở tất cả các tháng trong năm.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh tiêu chảy do C.difficile không đặc hiệu, thường gặp là sốt, đau bụng, chướng bụng. Tiêu chảy mức vừa phải, 3-6 lần/ ngày (65,3%), thường gặp tiêu chảy kéo dài trên 4 ngày (80,2%), trên 2 tuần chiếm tới 30,7%. Phản ứng viêm tăng với tỉ lệ tăng của bạch cầu và procalcitonin máu lần lượt là 60,4% và 100%, bạch cầu tăng cao (> 15G/L) và procalcitonin cao (>10 ng/mL) là 27,7% và 24,3%. Tất cả chủng
C.difficile phân lập được đều còn nhạy cảm với 2 kháng sinh được khuyến cáo sử dụng điều trị là metronidazol và vancomycin. Tỉ lệ bệnh nhân tiêu chảy do C.difficile có diễn biến xấu và tử vong tại viện cao (21,7% và 5,9%), đặc biệt là bệnh nhân nặng cần điều trị tại khoa hồi sức tích cực (40% và 14,3%).
2. Yếu tố nguy cơ mắc tiêu chảy do C.difficile ở người lớn tại bệnh viện Bạch Mai, 2013 – 2017. viện Bạch Mai, 2013 – 2017.
Có 6 yếu tố độc lập liên quan đến tiêu chảy do C.difficile gồm 3 yếu tố nguy cơ làm tăng mắc bệnh là tuổi ≥65 (OR=2,01), bệnh nhân sống ở
thành thị (OR = 1,76) và bệnh nhân cần lọc máu chu kỳ (OR = 7,32); 2 yếu tố liên quan trong chẩn đoán bệnh là đại tiện phân có nhầy mũi (OR = 5,94) và tiêu chảy mức trung bình 7 – 10 lần/ ngày (OR = 1,98); 1 yếu tố bảo vệ là sử dụng kháng sinh nhóm glycopeptid điều trị bệnh khác trong vòng 8 tuần trước tiêu chảy (OR = 0,18).
3. Đặc điểm phân bố kiểu gen của C.difficile gây tiêu chảy ở người lớn tại bệnh viện Bạch Mai, 2013 - 2017.