Việc cài đặt nhãn

Một phần của tài liệu Đề tài: Chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát (Trang 28 - 30)

5. Giao thức báo hiệu

5.4 Việc cài đặt nhãn

Cài đặt nhãn được giới thiệu để chấp nhận báo hiệu trong lớp λ. Trong trường hợp này, nhãn tương ứng với bước sóng. Trong phần 5.2, giá trị nhãn của đường kết nối hướng vào được quyến định bởi nút phía xuôi hướng khi bản tin RESV được gửi và thông báo đến nút phía ngược hướng. Tuy nhiên, thực tế nhãn tương ứng với bước sóng ở lớp λ có một vài vấn đề có thể xảy ra:

Trong trường hợp một thiết bị truyền dẫn của nút phía ngược hướng không hỗ trợ bước sóng tương ứng với giá trị nhãn mà nút phía xuôi hướng đã quyết định. Laser bước sóng thì đắt tiền, và bước sóng ra giới hạn.

Trong trường hợp có sự hạn chế trong chức năng chuyển đổi bước sóng tại nút trung gian. Trong trường hợp, nó không thể thiếp lập chuyển mạch để mà có thể tương ứng nhãn của đường kết nối hướng vào với nhãn của đường kết nối hướng ra. Đó là một chuyển mạch chuyển đổi bước sóng có liên quan tới sự hạn chế đòi hỏi. Trong trường hợp này, không có chức năng chuyển đổi bước sóng.

Mặc dù cài đặt nhãn của lớp gói tin có nghĩa là cài đặt đường đi của LSP, trong lớp λ, nó cũng gồm phương pháp cài đặt tài nguyên mạng bên cạnh đường đi LSP, và một hạn chế trong truyền dẫn bước sóng của thiết bị truyền, và trong chức năng chuyển đổi bước sóng được tạo. Trong trường hợp, nút phía ngược hướng được yêu cầu để áp dụng sự hạn chế của giá trị nhãn đến nút xuôi hướng khi nút ngược hướng gửi bản tin PATH. Bộ nhãn được định nghĩa như một nhóm các nhãn được hạn chế mà nút ngược hướng cho phép.

Hình 18: Bộ nhãn

Ở đây, chúng tôi mô tả sự tận dụng bộ nhãn bằng cách sử dụng hình 18 như một ví dụ. Nó cho rằng mỗi nút không có chức năng chuyển đổi bước sóng. Với nút A (nút nguồn), thiết bị truyền dẫn có thể hỗ trợ màu đỏ, vàng, xanh lá và màu xanh dương cho những bước sóng và giá trị nhãn tương ứng cho mỗi bước sóng lá 101, 115, 120, and 150 một cách riêng biệt. Mỗi nút, việc tương ứng giữa đường liên kết các nút liên quan, và giá trị nhãn, và giá trị nhãn được tạo một cách duy nhất cho mỗi đường liên kết. Những tương ứng này cũng như nhau trong nút đối lập cho đường liên kết có liên quan. Ví dụ, trong nút B, giá trị nhãn tương ứng đến bước sóng đỏ, vàng, xanh lá, xanh dương là 101, 115, 120, và 150, một cách riêng biệt. Nút A gửi bản tin PATH, gồm bộ nhãn (101, 115, 120, 150) như một hạn chế của các bước sóng mà thiết bị truyền dẫn hỗ trợ tới nút B. Trong nút B, bởi vì nó không có chức năng chuyển đổi bước sóng, nó phải sử dụng nhãn tương ứng với bộ nhãn cho đường liên kết giữa nút B và nút C. Sự tương ứng giữa bước sóng và nhãn được mô tả hình 18. Bởi vì nhãn được gán với mỗi đường kết nối duy nhất, những nhãn cho đường kết nối nút A và nút B và một giữa nút B và nút C có thể chỉ định cùng giá trị hoặc khác giá trị. Trong đường liên kết giữa nút B và nút C, nhãn 215 tương ứng với bước sóng màu vàng thì không sẵn sàng trong ví dụ. Bởi vì nút B không có chức năng chuyển đổi bước sóng và có thể sử dụng chỉ màu đỏ, xanh lá hoặc xanh

dương, nút B gửi bộ nhãn (201, 220, 250) tới nút C. Trong đường liên kết giữa nút C và nút D, bước sóng xanh lá không sẵn sàng. Vì thế, trong nút C bộ nhãn bị hạn chế, và nút C gửi bộ nhãn (301, 350) tới nút D. Khi nút D nhận bộ nhãn (301, 350), nó có thể chọn một nhãn từ bộ nhãn đã nhận. Trong ví dụ hình 18, nút D chọn nhãn 301 và gửi bản tin RESV bao gồm giá trị nhãn này tới nút C. Sau đó, nút C chọn 201 từ (201, 220, 250) để tạo LSP cho bước sóng đỏ dựa trên bảng tương ứng. Tương tự, nút B chọn nhãn 101 và thông báo đến nút A với bản tin RESV. Như kết quả, một LSP sử dụng bước sóng đỏ được tạo giữa nút A và nút D.

Nếu không có sự hạn chế của bộ nhãn, thì nút D chọn nhãn 315 sẵn sàng cho đường kết nối giữa nút C và nút D, nhưng vì nút C không có chức năng chuyển đổi bước sóng, nó không thể tạo LSP. Trong trường hợp, bước sóng bị hạn chế trong nút trên đường đi LSP, thì LSP có thể tao một cách hiệu quả bằng cách sử dụng bộ nhãn.

Một phần của tài liệu Đề tài: Chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w