Tác giả đã nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quan trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn để thấy rõ thực trạng, rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm xây dựng, bảo vệ và phát huy các giá trị VHCS, hướng tới hoàn thiện mục tiêu CCHC nhằm xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại, văn minh.
Những kết quả đạt được của Luận án:
1. Luận án xây dựng khung lý thuyết về phát triển VHCS trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội là dựa vào các lý thuyết về HCNN, văn hóa học, xã hội học, lý thuyết về phát triển; phát triển là quá trình biến đổi các giá trị diễn ra theo chiều hướng tích cực và tiêu cực.
2. Phân tích những yếu tố chủ thể và yếu tố khách thể tác động đến VHCS trong các cơ quan HCNN. Phân tích vai trò của VHCS tác động đến hoạt động của các CQ HCNN, cũng như việc thực thi công vụ, nhiệm vụ của CBCC. Phân tích các kinh nghiệm về phát triển VHCS của các quốc gia có nền văn hóa tương đồng; đã đề xuất các bài học kinh nghiệm,... Từ đó, có cơ sở khoa học về xây dựng VHCS trong các CQ HCNN, ngoài việc xác lập và chia sẻ các giá trị, chuẩn mực của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước trong thực hành công vụ; xây dựng các tiêu chí đánh giá VHCS dựa trên các căn cứ khoa học và căn cứ pháp lý hiện có. Xây dựng tiêu chuẩn cho CBCC, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của các CQ HCNN theo nhu cầu phát triển của xã hội.
3. Tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng VHCS trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội, chỉ ra những yếu tố cần phát huy và những hạn chế cần khắc phuc; cùng với nghiên cứu các văn bản pháp luật, quy định về VHCS của Chính phủ và các Bộ, ban ngành TW; các quy định, quy tắc, các yêu cầu của thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất các giải pháp phát triển VHCS trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội hiện nay, phân tích mối liên hệ giữa các giải pháp để vận dụng trong quá trình xây dựng và phát triển VHCS của thành phố Hà Nội.
4. Kết quả nghiên cứu của Luận án là tài liệu tham khảo, có thể áp dụng trong các cơ quan hành chính của nước ta hiện nay; đồng thời cũng mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo; từ góc độ Quản lý công, nghiên cứu chuyên sâu về đề tài VHCS, đó là: Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển VHCS với CCHC; nghiên cứu sâu các giá trị cốt lõi của VHCS; ảnh hưởng của VHCS đến các nền văn hóa truyền thống,…
5. Đóng góp mới của Luận án:
- Luận án hệ thống hóa, bổ sung thêm một số nội dung mới cơ sở lý luận về VHCS trong các CQ HCNN. Dựa trên cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá VHCS, tác giả đã đề xuất hệ tiêu chí đánh giá VHCS phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam, trong bối cảnh KTTT và HNQT. Làm rõ đặc trưng VHCS trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội.
25
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển VHCS trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội.