KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy không gian cho học sinh trong dạy học địa lí 12 ở trường trung học phổ thông (tt) (Trang 25 - 27)

1. Kết luận

Nghiên cứu về quy trình và biện pháp phát triển TDKG cho HS trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT, tác giả rút ra được những kết luận sau:

1.1. TDKG trong dạy học Địa lí là quá trình nhận thức, trong đó, HS vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đ có và các phương tiện trực quan, thực hiện các thao tác tư duy để phản ánh đặc trưng, các mối quan hệ và giải quyết vấn đề đặt ra cho l nh thổ. TDKG tập hợp các kĩ năng, thao tác từ đơn giản đến phức tạp, do đó

có thể phát triển được thông qua việc GV tác động vào các thao tác đó đồng thời với việc cung cấp kiến thức địa lí chắc chắn cho HS.

1.2. Có nhiều nghiên cứu về các thao tác TDKG: gắn với công nghệ GIS, với các yếu tố của TDKG hay dưới góc độ thần kinh học và giáo dục học,… Tuy nhi n để phù hợp với chương trình Địa lí 12 ở trường THPT, đặc điểm nhận thức của HS và thực trạng dạy học Địa lí hiện nay ở nước ta, tác giả ác định bốn thao tác phát triển TDKG là: Phân tích và tổng hợp đặc trưng của đối tượng không gian, thiết lập mối quan hệ không gian, so sánh các đối tượng không gian, suy luận theo không gian. Mỗi thao tác này có các yêu cầu cần đạt khác nhau nhưng đều nhằm đạt được kết quả của quá trình TDKG là: Hiểu biết về lãnh thổ: đặc trưng và các mối quan hệ của lãnh thổ, giải quyết các vấn đề đặt ra cho lãnh thổ và sử dụng thành thạo phương tiện trực quan đặc trưng của địa lí.

1.3. Để phát triển TDKG trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT, cần tuân theo những nguyên tắc và yêu cầu sau: đảm bảo cung cấp kiến thức địa lí vững chắc, đảm bảo cung cấp các nhiệm vụ tư duy cho HS, đảm bảo hướng dẫn rõ ràng các thao tác TDKG, đảm bảo tính trực quan khi phát triển TDKG. Đối với GV, phải có tư duy địa lí vững vàng, có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và nhận biết được đặc điểm nhận thức, tư duy của HS. Đối với HS, phải có khả năng nhận thức tối thiểu, có kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm nhất định về địa lí và thực hành thường xuyên các thao tác TDKG.

1.4. Quy trình dạy học phát triển TDKG đòi hỏi GV tiếp cận bài học theo hướng tác động đến quá trình nhận thức của HS; cụ thể: ác định thao tác TDKG trong mục tiêu bài học, ác định cách thức HS tư duy và kích thích tư duy tích cực ở các em, tổ chức các hoạt động dạy bài mới, củng cố theo hướng rèn luyện các thao tác TDKG cho HS.

1.5. Hiệu quả và nghĩa thực tiễn của quy trình và các biện pháp đề ra được kiểm chứng sau quá trình thực nghiệm tại bốn trường phổ thông ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Kết quả cho thấy: Các thao tác TDKG đều có sự tiến bộ nhưng mức độ tiến bộ của các thao tác là khác nhau, mức độ tiến bộ

của HS cũng không đồng đều và có sự thống nhất cao trong việc thành thạo các thao tác TDKG.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy không gian cho học sinh trong dạy học địa lí 12 ở trường trung học phổ thông (tt) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)