Một số kiến nghị với Công ty Cổ phần Phòng cháy chữa cháy Thăng Long

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại cho thương nhân nước ngoài – thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Phòng cháy chữa cháy Thăng Long (Trang 37 - 38)

24 Nguyễn Mai Chi (2002), Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật Việt Nam về hợp đồng đại lý”, Hà Nội 25 Rebecca Attree (2002), International Commercial Agreement, A specially commissioned report, Thorogood

3.2.3. Một số kiến nghị với Công ty Cổ phần Phòng cháy chữa cháy Thăng Long

Thứ nhất, công ty cần xây dựng bộ phận pháp chế riêng biệt để đảm nhận các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng đại lý thương mại cho thương nhân nước ngoài và các vấn đề pháp lý doanh nghiệp khác. Với sự bố trí phân công hiện tại, nhân viên bộ phận Tổ chức hành chính rơi vào tình trạng “quá tải” và không đủ kỹ năng, kiến thức chuyên môn để giải quyết các tình huống phức tạp. Thành lập bộ phận pháp chế cũng góp phần rút ngắn thời gian đưa ra quyết định, ký kết, thực hiện hợp đồng, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Thứ hai, công ty cần thường xuyên cập nhật, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật hiện hành cho nhân viên, đặc biệt nhân viên bộ phận Tổ chức hành chính và cá nhân trực tiếp đảm nhận vai trò đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác. Bên cạnh những điều khoản về quyền và trách nhiệm các bên thì vấn đề thanh toán, vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa

trong hợp đồng thương mại quốc tế cũng phải được chú trọng để tránh sơ suất đáng tiếc xảy ra, ảnh hưởng đến các dự án kinh doanh của công ty. Trong quá trình tuyển dụng và đào tạo, công ty cần ưu tiên những người am hiểu hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế.

Thứ ba, đối với nội dung hợp đồng đại lý thương mại cho thương nhân nước ngoài: (i) Công ty nên bổ sung các điều khoản về cung cấp dịch vụ hỗ trợ và hậu mãi phục vụ quá

trình bán hàng hóa cho bên giao đại lý. Để đảm bảo quyền lợi của mình, Công ty có thể thỏa thuận nghĩa vụ cung cấp dịch vụ hỗ trợ và hậu mãi thuộc về bên giao đại lý, nếu phía Công ty thực hiện, bên giao đại lý phải trả mức thù lao hợp lý. Thêm vào đó,

(ii) Công ty cũng cần bổ sung điều khoản bên giao đại lý có nghĩa vụ bảo mật thông tin liên quan đến dữ liệu khách hàng của Công ty, ngược lại, phía Công ty có nghĩa vụ bảo mật các thông tin về sáng chế, bí mật kinh doanh hoặc bất kỳ thông tin nào khác do bên giao đại lý cung cấp theo yêu cầu của bên giao đại lý.

(iii) Hiện nay, pháp luật Việt Nam không đề cập tới trách nhiệm các bên trong trường hợp bên đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng do lỗi của bên giao đại lý. Vì vậy, Công ty có thể đưa vào hợp đồng điều khoản: “Bên đại lý có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên giao đại lý vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng của hợp đồng” để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại cho thương nhân nước ngoài – thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Phòng cháy chữa cháy Thăng Long (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w