Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa giai đoạn 1991 đến nay

Một phần của tài liệu TT HCM ve công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 31 - 42)

1991 đến nay

3.3.1. Đại hội VII - bước phát triển có tính cách mạng trong tư duy lý luận của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tháng 6 năm 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Cương lĩnh khẳng định phải “phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại, gắn liền với một nền kinh tế nông nghiệp phát triển toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân”. Đại hội xác định mục tiêu phấn đấu khi kết thúc kế hoạch 5 năm (1991 - 1995), đất nước ta thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Đại hội đề ra những phương hướng chính trong phát triển kinh tế như sau: tập trung phát triển ba chương trình kinh tế phải đi đôi với phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; trong sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu phải chú trọng tính đa dạng và chất lượng sản phẩm; phát triển du lịch; phát triển một số ngành công nghiệp nặng phục vụ cho ba chương trình kinh tế, coi trọng khai thác tài nguyên, đặc biệt là dầu khí; phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng vừa chống xuống cấp, vừa hiện đại hóa có trọng điểm, phát triển giao thông nông thôn, miền núi; xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế vùng, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, đời sống kinh tế - xã hội nước ta những năm 1991 -1995 từng bước khởi sắc. Lạm phát từng bước được kiềm chế và đẩy lùi. Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều tăng trưởng với tốc độ khá. Hoạt động kinh tế đối ngoại diễn ra sôi nổi, từng bước gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng tích cực và bền vững… Nhờ đạt được những thành tựu về kinh tế nên đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, nhiều chính sách xã hội đã có điều kiện để thực hiện. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1 năm 1994) đã đánh giá những thành tựu đó là to lớn và có ý nghĩa quan trọng, góp phần khắc phục được một bước tình trạng khủng hoảng kinh

tế - xã hội, tạo ra những tiền đề để đưa đất nước chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hội nghị Trung ương 7 khóa VII họp vào tháng 7 năm 1994 đã ra Nghị quyết chuyên đề “Về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới”. Trong văn kiện này, lần đầu tiên cụm từ “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” được công bố và cũng là lần đầu tiên Đảng ta đưa

ra một quan niệm hoàn toàn mới về CNH, HĐH nền kinh tế nước ta: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

Quan niệm này đã phản ánh một bước phát triển có tính cách mạng trong tư duy lý luận của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể là:

- Về mục tiêu: CNH, HĐH không chỉ đơn thuần là phát triển công

nghiệp, gia tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong GDP mà là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH với các tiềm lực kinh tế - kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhân dân có cuộc sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc. Đây chính là điểm khác nhau căn bản về bản chất của quá trình CNH, HĐH ở nước ta với công nghiệp hóa ở các nước khác, nhất là các nước TBCN. Còn về hình thức, bước đi, biện pháp kỹ thuật tiến hành thì có thể tham khảo kinh nghiệm các nước đi trước để quá trình CNH, HĐH ở nước ta hạn chế tối đa những sai lầm mà các nước đi trước đã phạm phải.

- Về đối tượng, phạm vi: CNH, HĐH không chỉ là sự dịch chuyển cơ

biến đổi cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp mà là sự chuyển đổi căn bản, toàn diện mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội, quản lý, cả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. CNH, HĐH không chỉ thuần túy là quá trình kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình văn hóa, sâu xa hơn là phát triển chất lượng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hóa, tiêu chuẩn hóa, trí tuệ hóa, thích ứng với đòi hỏi của thực tiễn.

- Phương thức, phương tiện và con đường: Cốt lõi của CNH, HĐH là

phát triển lực lượng sản xuất để đạt tới trình độ tương đối hiện đại, phần lớn lao động thủ công sẽ được thay thế bằng việc sử dụng phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại. Từ một nước có điểm xuất phát thấp, kinh tế chưa phát triển, kỹ thuật lạc hậu, trong điều kiện cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, CNH, HĐH ở nước ta vừa phải tuân theo quy luật phát triển tuần tự, vừa cần và có thể rút ngắn thời gian, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Tuy nhiên, phát

triển rút ngắn nhưng không nóng vội, chủ quan, mà phải tạo ra những điều kiện cần thiết để tranh thủ đi tắt, đón đầu trong việc tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và các Nghị quyết Trung ương khóa VII, đến năm 1996 nền kinh tế - xã hội đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, những tiền đề cần thiết cho công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đã được tạo ra, đặt ra cho Đại hội VIII tầm nhìn mới về khả năng đưa đất nước chính thức bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

3.3.2. Đại hội VIII - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII họp vào tháng 6 năm 1996, trên cơ sở đánh giá những thành tựu đã đạt được trong “chặng đường đầu tiên”, đã quyết định đưa đất nước bước sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đường lối Đại hội VIII, nội dung CNH, HĐH ở nước ta trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX là: Đặc biệt coi trong

CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế, trước hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển. Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp trọng yếu và hết sức cấp thiết, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả cao. Mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hình thành dần một số ngành mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thủy sản, khai thác và chế biến dầu khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, du lịch. Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

Thực hiện đường lối Đại hội VIII, mặc dù trong bối cảnh tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á hai năm 1997 -1998, nhưng nền kinh tế vẫn đạt được những thành tựu ấn tượng. Trong đó, nông nghiệp phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội. Công nghiệp và xây dựng vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt nhiều tiến bộ. Các ngành dịch vụ trong điều kiện khó khăn hơn trước nhưng vẫn tiếp tục phát triển và đóng góp tích cực cho tăng trưởng và phục vụ đời sống. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Kinh tế đối ngoại mở rộng và phát triển đúng hướng.

Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chưa đạt mục tiêu mà Đại hội đề ra, nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế 5 năm 1996 - 2000 chậm dần. Năng suất lao động đạt thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành còn cao. Nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp thiếu thị tr ường tiêu thụ cả ở trong và ngoài nước. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, còn phân tán, lãng phí và thất thoát còn phổ biến ở nhiều khâu, nhiều nơi. Thu hút đầu tư nước ngoài giảm.

3.3.3. Đại hội IX - công nghiệp hóa, hiện đại hóa “rút ngắn”

Trước thềm thiên niên kỷ mới, Đại hội IX của Đảng tổng kết những thành tựu và hạn chế của 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000 và 5 năm thực hiện đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước của Đại hội VIII. Trên cơ sở đường lối kinh tế chung, Đại hội xác định “phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm”.

So với Nghị quyết Trung ương VII và Nghị quyết Đại hội VIII, trong văn kiện Đại hội IX, lần đầu tiên mô hình CNH, HĐH ở Việt Nam, về tiếp cận kinh tế tri thức, về xã hội thông tin… và đặc biệt, con đường CNH, HĐH rút ngắn được chính thức đề cập. Theo đó, con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH, HĐH. Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn với việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo thu nhập của người nông dân xấp xỉ bằng thu nhập chung của toàn xã hội và sản phẩm nông nghiệp thỏa mãn được nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. Muốn vậy, phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp thành nền sản xuất hàng hóa có chất lượng ngày càng cao, áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học và công nghệ, thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và sinh học hóa. Công nghiệp và dịch vụ nông thôn phải tạo dựng và phát triển vừa để giải quyết việc làm và nghề nghiệp mới cho số lao động nông thôn dôi dư và mới tăng thêm, nhất là chế biến, bảo quản sau thu hoạch, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ… Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.

Bằng nhiều biện pháp đồng bộ, chủ trương của Đại hội IX đã từng bước được đi vào cuộc sống. Trong 5 năm (2001 - 2005), tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, vốn đầu tư toàn xã hội tăng đáng kể, kinh tế vĩ mô ổn định, hội nhập kinh tế quốc tế có bước tiến bộ vượt bậc.

3.3.4. Đại hội X - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Phát huy những thành tựu đã đạt được, Đại hội X đã đề ra mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Thực hiện mục tiêu tổng quát đó, Đại hội chủ trương “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức”.

Nội dung của đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức trong những năm 2006 - 2010 được Đại hội X xác định là: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đại hội cũng đã chỉ rõ 6 định hướng đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, đó là:

Một, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ

các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Hai, phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Ba, phát triển kinh tế vùng.

Bốn, phát triển kinh tế biển.

Sáu, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi

trường tự nhiên.

Như vậy, nét mới của Đại hội X là đã làm sáng tỏ quan điểm về phát triển kinh tế tri thức trong quá trình CNH, HĐH đất nước, gắn với yêu cầu đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; khai thác thế mạnh của kinh tế vùng, kinh tế biển; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nhằm làm cho sự phát triển hiện tại không tổn hại đến khả năng phát triển trong tương lai. Với những điểm mới nêu trên, Đại hội X đã định hình không chỉ nội dung, định hướng công nghiệp hóa, mà trên thực tế đã làm rõ hơn con đường và mô hình công CNH, HĐH ở nước ta.

3.3.5 .Đại hội XI - đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu tổng quát là "Phấn đấu

đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau".

Một nội dung tư tưởng mới, có ý nghĩa xuyên suốt của Nghị quyết Đại

Một phần của tài liệu TT HCM ve công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w