V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN
5. Đối với cơ quan quản lý nhà nứớc:
Tăng cường sự phối kết hợp vai trò của các cơ quan chức năng trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh ngành nghề có điều kiện nói riêng cụ thể ở trong tình huống này là dịch vụ karaoke. Đặc biệt phát huy hơn nữa vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong việc quản lý mọi hoạt động trên địa bàn dân cư để kịp thời nắm bắt tình hình và thường xuyên nhắc nhở các chủ thể kinh doanh tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tránh để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật; cũng như phối hợp tích cực với các cơ quan chức năng khi có vi phạm xảy ra để giải quyết kịp thời, phù hợp tình hình thực tế trên địa bàn, không để gây ra bức xúc trong nhân dân.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan như: Công an, Lao động - Thương binh và xã hội, Dich vụ - Thương Mại, y tế chính quyền địa phương... Tập trung kiểm tra, truy quét tệ nạn xã hội đối với các cơ sở kinh doanh có những biểu hiện vi phạm, có đơn thư phản ảnh của quần chúng nhân dân; có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở tái phạm nhiều lần. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, không mang tính hình thức tạo tâm lý coi thường pháp luật của chủ doanh nghiệp.
Trong quá trình quản lý, các cơ quan chức năng cũng cần lắng nghe, tiếp nhận và xử lý các phản ánh từ phía người dân, dư luận xã hội. Đây cũng là kênh thu thập thông tin hết sức quan trọng để giải quyết kịp thời những tình huống phát sinh trong thực tế. Từ đó quan tâm đúng mức với kênh phản hồi xã hội và phát triển kênh thông tin này hơn nữa. Hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước, kiện toàn đội ngũ thanh tra, kiểm tra, giám sát, trên cơ sở đó tiến hành phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn một cách rõ ràng để đảm bảo hoạt động quản lý có hiệu quả . Đặc biệt đứng trước tình hình hiện nay, các chủ cơ sở vì lợi nhuận trước mắt mà sẵn sàng bằng mọi cách thức, thủ đoạn để đạt được mục tiêu cho nên nguy cơ xảy ra tiêu cực là không thể tránh khỏi như: bao che, xử nhẹ cho nhau…Do đó, cần phải tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý cũng như bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ. Mỗi tổ chức, cá nhân phải tự ý thức được vai trò, tầm quan trọng của ngành nghề mà mình đang kinh doanh, từ đó tích cực xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, chống lại những hình thức kinh doanh phi văn hóa, trá hình…
Tuy nhiên tất cả những biện pháp trên có thể coi là những giải pháp tình thế, chúng ta không chỉ chú trọng mặt “chống” mà cần quan tâm hơn nữa mặt “xây”, vì đây là cách làm hiệu quả, là giải pháp cơ bản, bền vững nhất. Xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh là chúng ta đã thực hiện “chống” lại những hiện tượng phi văn hóa đang diễn biến phức tạp trong xã hội. Vì môi trường văn hóa lành mạnh, vì lợi ích cộng đồng, mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp chúng ta cần tôn trọng kỹ cương phép nước, hãy “sống và làm việc theo pháp luật” nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp, văn minh hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 ban hành gày 20/0/2012 được Quốc Hội thông qua;
2. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình;
3. Nghị định số 72/2009 ngày 03/9/2009 quuy định điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
4. Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 về quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
5. Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; 6. Các tài liệu tham khảo khác