Gingerol và shogaol có trong gừng có tác dụng kích ứng da mạnh, gây ban đỏ, nhưng không gây phồng rộp da, nên gừng có thể dùng làm thuốc sung huyết da.
Các chất hóa học gingerol và shogaol trong gừng có vị thơm, cay rất hiệu quả để kích thích đường ruột co bóp, trung hòa các loại axit tiêu hóa và ngăn chặn cảm giác buồn nôn.
Với hai hợp chất gingerol và shogaol trong thành phần của mình, gừng có khả năng sinh nhiệt. Gừng không chỉ được dùng để giảm đau đầu, khó tiêu mà rễ gừng còn có tác dụng tuyệt vời trong việc giữ ấm.
Gừng chứa gingerol và shogaol, thúc đẩy phân hủy chất béo nhanh hơn và hoạt động như một chất ức chế chất béo tự nhiên. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm độ nhạy cảm của cơ thể với insulin để giữ cho lượng đường trong máu ổn định.
Gừng chứa gingerol và shogaol có tác dụng thông mũi, thông xoang vì thế cũng rất tốt cho hệ hô hấp, trị các chứng cảm mạo, viêm họng và dị ứng mãn tính. Nhờ hoạt tính kháng khuẩn, gừng giúp hạn chế sự lây lan của vi rút cúm và vi rút cảm lạnh.
Hai thành phần có vị cay của gừng là 6 – gingerol và 6 – shogaol, đều ức chế co bóp dạ dày trong thí nghiệm dạ dày ở nguyên vị trí trong cơ thể. Sự ức chế do 6 – shogaol mạnh hơn.
Zingiberen (chất terpenoid chính của cao aceton gừng) và hoạt chất cay 6 – gingerol có tác dụng ức chế những tổn thương dạ dày gây ở chuột cống trắng bởi acid hydrocloric/ethenol. Những kết quả thí nghiệm này gợi ý rằng zingiberen và 6 – gingerol là những thành phần quan trọng trong những thuốc làm dễ tiêu có gừng.
Ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin PGF2 trong thí nghiệm invitro. Khi thử nghiệm riêng rẽ, gừng cũng có tác dụng này, hoạt chất gingerol của gừng có tác dụng ức chế men cyclooxygenase.
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu các hợp chất sinh học có hoạt tính sinh học trong gừng đã cho em thấy được giá trị đặc biệt của chúng. Mỗi hợp chất riêng trong gừng đều có công dụng riêng, mỗi cơ chế tác dụng riêng nhưng chúng đều đưa đến tác dụng phòng và chữa bệnh.
Vì tác dụng của các hợp chất có hoạt tính sinh học có trong gừng có tác dụng rất lớn đối với con người nên gừng có thể trở thành một trong những nguồn nguyên liệu cần được trồng phổ biến. Mặc dù do tập quán sản xuất lâu đời và lo ngại về đầu ra cho nguồn nguyên liệu nên người dân còn khá dè dặt trong việc đầu tư phát triển các vùng canh tác nguyên liệu này. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có một số mô hình trồng gừng được triển khai và đạt hiệu quả. Một số vùng trồng gừng phổ biến như Lạng Sơn, Huế, Hậu Giang, Cà Mau,… Có nguồn nguyên liệu phong phú và các nghiên cứu về tác dụng của các hợp chất có trong gừng, chúng ta có thể phát triển một số sản phẩm từ chúng như: thực phẩm chức năng, hoặc bổ xung các hoạt chất vào thực phẩm dùng hàng ngày như trà gừng, bột gừng để tăng sức đề kháng hay sản sinh chất chống oxi hóa cho cơ thể. Từ nghiên cứu này có thể làm tăng giá trị kinh tế đối với gừng tươi và các sản phẩm từ gừng.