Làm tốt công tác điều tra cơ bản, thăm dò địa chất

Một phần của tài liệu công nghiệp hoá hiện đại hoá và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay (Trang 27 - 35)

Đây là công việc cần thiết, thậm chí phải hoàn thành về cơ bản trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đất nước. Bởi vì quá trình công nghiệp hoá đất nước đổng thời là quá trình xây dựng những cơ sở kinh tế mới, là quá trình khai thác những tiềm năng để phát triển kinh tế.

Công tác điểu tra cơ bản thăm dò địa chất tạo cơ sở cho việc xác định các tiềm năng bên trong của nền kinh tế đất nước.

Đánh giá chính xác các nguồn khoáng sản; điều kiện địa chất từng vùng, các nguồn thuỷ sản hải sản; lực lượng lao động; các ngành nghề thủ công truyền thống.. sẽ góp phần hình thành cơ cấu ngành nghề phù hợp với các điều kiện tự nhiên, xã hội của đất nước; bố trí các cơ sở kinh tế hợp lý ở từng vùng, có cơ sở để mở rộng hợp tác mọi mặt với các nước.

Để công tác điều tra cơ bản, thăm dò địa chất có kết quả chính xác, cần giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

- Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công nhân làm công tác điều tra cơ bản, công tác thăm dò địa chất.

- Tăng cường lực lượng vật chất, kết hợp sử dụng nhiều phương pháp trong công tác điều tra cơ bản và thăm dò dịa chất.

- Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, cần tranh thủ sự giúp đỡ cũng như tăng cường hợp tác quốc tế đối với công tác này.

4. Chuẩn bị lực lượng lao động cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

Quá trình sản xuất nói chung,đặc biệt là qúa trình phát triển kinh tế, phát triển sản xuất trong đieeuf kiện cách mạng khoa học công nghệ, yếu tố người lao động – yếu tố con người ngày càng có vai trò quan trọng. Nó đóng vai trò quyết định sự thành công của công nghiệp hoá đất nước.

Lực lượng lao động cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước bao gồm đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật , đội ngũ cán bộ quản lý, cac chuyên gia và đông đảo các công nhân lành nghề.

trung tâm và mục đích đầu tiên của sự nghiệp công nghiệp để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển cho nền kinh tế. Để có thể tạo ra tốc độ cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia đạt được tốc độ cao khi chúng ta giải quyết tốt và thực hiện đồng bộ cả hai nhân tố của quá trình sản xuất đó. Và những thành tựu của khoa học- kỹ thuật và công nghệ hiện nay đã khẳng định rằng mặt kỹ thuật của các yếu tố tự nhiên của sản xuất ngày càng phức tạp và hiện đại hơn, hơn nữa con người Việt Nam chịu ảnh hưởng lâu dài của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Điều đó sẽ dẫn đến kém sức sáng tạo, trình độ khoa học kỹ thuật thấp, kỹ năng kỹ sảo trong lao động yếu. Trong giai đoạn hiện nay chúng ta chủ yếu xây dựng mô hình công nghiệp hoá hỗn hợp, việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ chiếm một vị trí quan trọng dể chúng ta có thể nâng cao năng lực sản xuất hiện tại, theo kịp những tiến bộ của phương thức sản xuất trên thế giới. Như đã nói ở trên yếu tố tự nhiên của sản xuất ngày càng phức tạp tất yếu phải đòi hỏi không ngừng nâng cao trình độ của người công nhân, các cán bộ quản lý để có thể áp dụng những thành tựu đó vào sản xuất. Không những thế cạnh tranh đang buộc chúng ta duy trì khả năng sản xuất đã có và phải cải tạo nó theo hướng nâng cao hiệu quả. Đó là đòi hỏi đảm bảo năng lực nội sinh trong nước, có như vậy mới đứng vững được trong cuộc cạnh tranh quyết liệt hiện nay. Việc này chỉ có thể thực hiện được bởi bản thân những con người Việt Nam mang kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học- công nghệ cao.

Mỗi giai đoạn của quá trình CNH- HĐH đất nước, lực lượng lao động được chuẩn bị có tỷ lệ tương ứng với ngành nghề đã xác định. Do khoa học- kỹ thuật và cơ cấu ngành nghề thay đổi, cần gắn bó chặt chẽ các quá trình đào tạo- bố trí sử dụng- nâng cao tay nghề một cách thường xuyên

Tổng hợp những vấn đề đó, Đảng ta đặt con người vào vị trí trung tâm trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước “ Đẩy mạnh hơn nứa sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người- động lực trực tiếp cho sự phát triển”.

Việc xây dựng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học- kỹ thuật công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý ở nước ta cần thông qua hệ thống giáo dục đào tạo hoàn chỉnh. Trước hết nhà nước cần đổi mới cơ cấu nội dung chương trình các môn học sao cho phù hợp và thúc đẩy sự phát triển của khoa học- công nghệ.Đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo thành sự nghiệp của toàn dân.Vừa đầu tư theo chiều rộng vừa đầu tư theo chiều sâu.

Kết hợp giáo dục mọi mặt cho ngươì lao động với chế độ đãi ngộ thích đáng đối với nhân tài, tạo mọi điều kiện cho người lao động tích cực làm việc, phát huy hết tài năng, tránh tình trạng bị mất chắt xám như các nước đang phát triển trước đây và các nước Đông Âu trong thập kỷ 90.

Chỉ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó chúng ta mới có thể có được đội ngũ cán bộ khoa học- kỹ thuật, công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực. Từng bước đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu mới của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trên thế giới đang phát triển như vũ boã hiện nay.

5. Vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng chi phối tất cả các giai đoạn phát triển của nền kinh tế, do đó muốn cho nền kinh tế cất cánh, mỗi quóc gia phải có một cơ sở hạ tầng phù hợp. Ví như Châu Âu, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 từ trong hoang tàn đổ nát họ đã thắt lưng buộc bụng, dồn vốn xây dựng đướng xá, sân bay, bến cảng,.. để phục vụ trực tiếp cho phục hồi và phát triển kinh tế.

Nước ta, một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên kết cấu hạ tầng quá thấp kém cả về số lượng lẫn chất lượng, nay bước vào quá trình CNH- HĐH việc xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp phải tiến hành xây dựng hoàn chỉnh đồng loạt các kết cấu hạ tầng. Đặc biệt là cơ sở hạ tầng của ngành giao thông vận tải, .. Giao thông vận tải là cửa mở, là đòn sóc với toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội, thúc đẩy các quá trình giao lưu văn hoá và kinh tế, phát triển và phân phối lực lượng sản xuất trên quy mô toàn lãnh thổ. Là cầu nối để mở rộng giao lưu

CNH- HĐH hiện nayviệc xây dựng và mở rộng kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải vừa là điều kiện vừa là nội dung cơ bản để tạo cơ sở quan trọng cho sự nghiệp đổi mới nền kinh tế.

6. Vấn đề nâng cao hiệu lực, vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước

Quá trình công nghiệp hoá ngày nay không còn tính tự phát như trước đây nó đã từng ở các nước đi trước. Nhà nước đóng vai trò quan trọng không chỉ với chức năng quy định luật lệ làm trọng tài, bảo hộ, khuyến khích hoặc trừng phạt bằng các công cụ hành chính, kinh tế mà Nhà nước còn có thể đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy công nghiệp hoá thông qua các chức năng đầu tư hình thành các cơ sở ban đầu, chia sẻ rủi ro trong các lĩnh vực mới. Chính vì thế, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp CNH- HĐH thì các chức năng trên của Nhà nước phải được đảm bảo, tức là phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước thể hiện ở các mặt chính sau đây:

+ Tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để gắn quá trình công nghiệp hoá đất nước với quá trình công nghiệp hoá thế giới và trong khu vực.

+ Xây dựng chính sách tiền tệ tài chính đúng đắn đặc quyền cho những hàng thiết yếu đối với sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu thông qua trợ cấp có chọn lọc, thuế quan định ngạch, hỗ trợ giá.

+ Nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch hướng dẫn các nhà đầu tư theo quy hoạch của Chính Phủ chỉ đạo thực hiện các công trình điểm của quốc gia về công nghiệp hoá và phát triển công nghiệp trong từng thời kỳ một cách phù hợp để hình thành nên những “ cực tăng trưởng” của nền kinh tế quốc dân.

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế nâng cao năng lực tiếp thị, nắm bắt thông tin để mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

+ Tạo môi trường luật pháp nhằm duy trì cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế các doanh nghiệp.

+ Chịu trách nhiệm chính trong công việc đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội.

Đặt công nghiệp hoá trong bối cảnh của phát triển kinh tế với nội dung cơ bản là phát triển cơ cấu kinh tế trên cơ sở công nghioệp hiện đại nhằm dẩy mạnh nhịp độ phát triển đồng thời hướng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Tổ chức phat triển tốt công việc CNH-HĐH mới có khả năng thực tế để quan tâm đầy đủ tới sự phát triển toàn dân và toàn diện của nhân tố con người.

Công nghiệp hoá còn tạo vật chất, kỹ thuật cho việc củng cố phát triển tiềm lực phát triển tiềm lực quốc phòng vưng mạnh vì chỉ có phát triển kinh tế mạnh mới ó thể tạo ra cơ sở vật chaat kinh tế cho an ninh quốc phòng phát triển. Mặt khác công nghiệp hoá còn tạo ra nhiều khả năng cho việc thực hiện tót phân công và hợp tác quốc tế khoa học công nghệ tăng cường trọng lượng tiếng nói của ta trên diễn đàn quốc tế

Logic và lịch sử đã chưng minh quá trình cải tạo xã hội nhanh nhất đó là CNH . Trên thế giới công nghiệp hoá đã biến đổi nhiều nước từ xãn hội lạc hậu thành nước văn minh, đứng vị trí hàng đầu thế giới .Trong xu hướng phát triển như vũ bão hiện nay của thế giới, công nghiệp hoá ngay càng khẳng định vị trí quan trọng tất yếu của nó ,đặc biệt là động viên các nước đang ở tình trạng kém phát triển thì con đường cải tạo xã hội thông qua công nghiệp hoá là con đường ngắn nhất.

Công nghiệp hoá là cuộc cách mạng về lục lượng sản xuất làm thay đỏi căn bản khoa học kinh tế san xuất làm tăng năng xuất lao động. Công nghiệp hoá chính là thực hiện xã hội hoá về mặt kinh tế với tốc độ cao, góp phần ổn định và ngày càng nâng cao dời sống vật chất .

Quá trình công nghiệp hóa sẽ giải quyết tốt các nhiệm vụ được giao của sự phát triển kinh tế đó là nâng cao vai trò kinh tế của nhà nước ,nâng cao khả năng tích luỹ ,mở rộng sản xuất, phát triển hiều nghành nghề mới, đáp ứng cac nhu cauviệc làm của người lao động và các mối quan hệ kinh tế giữa các nghành, các vùng và giữa các nước đặt ra .

tiến của nước phát triển trên thế giới. Với những bước đi vững chawc đứng đắn chúng ta tin tưởng răng đất nước ta xẽ tiến tới được cái đích đó dể Việt Nam tở thành một trong các cường quốc có nền kinh tế phát triển nhất tronh khu vực Đông Nam á nói riêng và trên thế giới nói riêng.

C. KẾT LUẬN

Một lần nữa chung ta khẳng định lại rằng mục tiêu của quá trinh CNH- HĐH ở nước ta là đưa đất nước từ một nước nônh nghiệp lạc hậu và lối sản xuất nhỏ, thủ công tiến lên một nước công nghiệp với cơ sở vật chất hiện đại, QHSX tiến bộ, phù hợp với sự phat triển của LLSX, các nguồn lực trong và ngoài nước được khai thác sở dụng và phát huy hết tềm năng, tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.

Trong điều kiện nước ta còn nhièu khó khăn, CNH-HĐH không thể thực hiện một sớm một chiều mà đảng ta xác định đây là quá trìng trải qua nhiêu thập kỷ. Hơn 30 năm qua quá trình công nghiệp hoá đất nước tuy chưa làm nên được bước hảy vĩ đại, nhưng đã tạo nên tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá từ nay vê sau. Giai đoan hiên nay là giai đoạn chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị tri thức cho con người để tiến vào thế ky 21. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 năm1996 đã xác định: “ giai đoạn từ nay đến 2000 là quan trọng thời kỳ phát triển, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước..

Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng trnh thủ thời cơ, vượt qua thử thách dẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát huy nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vượt mục tiêu đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm2000 : Tăng trưởng kinh tế nhanh hiệu quả cao và bền vững giải quyết vấn đề bức xúc của xã hội đảm bảo quốc phong an ninh, cải thiện đời sống nhân dân, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn ở đầu thế kỷ sau.

Là sinh viên kinh tế – một chủ nhân tương lai của đất nước trong giai đoạn chuẩn bị hành trang của mình em rất quan tâm đến đường lối chinhd sách đổi mới của đảng, nhà nước về những chiến lược phát triển kinh tế .

Theo em, với vị trí trung tâm và vai trò chủ thể của quá trình CNH-HĐH đất nước. Hình thành một lớp người năng động có tri thức, có bản lĩnh kinh doanh, xông xáo dám nghĩ dám làm quả là cần thiết.

Thực tế đã cho thấy với một nguồn tài nguyên diều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nhưng Nhật Bản đã vươn lên băng CNH-HĐH và ý chí con người, hiện nay họ đang dứng trong 7 nước công nghiệp hàng đầu thé giới.

Với thực trạng tình hình giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay em cho răng còn thiên về số lượng, chất lượng chưa cao đồng đều, sinh viên được đào tạo ra có lý thuyết nhưng khả năng vận dụng kém, không linh hoạt. Vi vậy theo em , ngoài việc phổ cập giáo dục cần phải tiến hành cải tiến chương trình giáo dục để nâng cao khả năng ứng dụng, tính năng động của đội ngũ tri thức trẻ, tăng giờ thực hành, giờ thực tế.. làm cho đội ngũ tri thức trẻ kế thừa và thực hiện ý tưởng của đảng trong công cuộc CNH-HĐh đất nước.

Thứ nữa là phát huy lợi thế về vị trí địa ly để mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh teed chính trị, thông thương với nước ngoài nhanh chóng, tiếp thu công nghệ mới.

Thứ3 là: nhà nước cần nâng cao chức năng định hướng, dẫn dắt thực hiện công cuôc CNH-HĐH có định hướng, có công nghệ hiện đại như là một thứ vũ khí- một con người năng độnh có tri thức sẽ đưa đất nước đi lên.

Đất nước ta đã và đang tiến lên một cách vững chắc, khẳng định con đường CNH-HĐh đất nước là đúng đắn và khách quan. Mặc dù còn nhiều sai làm và khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, con người Việt Nam sẽ tiếp bước cha anh, ra sức bảo vệ và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp.Sự nghiệp CNH-HĐH chác chắn sẽ thành công.

Một phần của tài liệu công nghiệp hoá hiện đại hoá và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w