Đấu tranh chống Mỹ ngụy ở miền Nam:

Một phần của tài liệu tưởng hồ chí minh nhà anh hùng giải phóng dân tộc của thời đại - tiểu luận cao học (Trang 28 - 32)

I. Việt Nam trong cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ Diệm ở Miền Nam:

2. Đấu tranh chống Mỹ ngụy ở miền Nam:

Tháng 3/1956 Mỹ Diệm tổ chức bầu cử quốc hội ở miền Nam lập chế độ

"Việt Nam Cộng hòa" do Diệm làm Tổng thống. Sự kiện Mỹ - Diệm lập quốc gia "Độc lập" "Dân chủ" ở miền Nam là cột mốc đánh dấu Mỹ đã áp đặt xong thể chế

chính trị hoàn toàn phụ thuộc Mỹ ở miền Nam.

Miền Nam có vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Mục tiêu của Mỹ ở đây là biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự, ngăn chặn "làn sóng đỏ" đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang bùng nổ ở khu vực này.

2.2 Phong trào đấu tranh ở miền Nam trong những năm 1954 - 1956:

Khẩu hiệu đấu tranh chính của nhân dân miền Nam trong thời kỳ này là đòi đối phương phải thả tù chính trị, đòi thực hiện hiệp thương, tổng tuyển cử thống nhất đất nước như hiệp định Giơnevơ.

Tuy mục tiêu đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử không thực hiện được bởi Mỹ - Diệm ngoan cố chia cắt nước ta, nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam, của đồng bào đô thị đã thể hiện rằng thống nhất đất nước là nguyện vọng sâu sắc thiêng liêng của cả nước. Với kẻ thù mới nhân dân miền Nam cần có phương hướng đấu tranh thích hợp để hoàn thiện mục tiêu cách mạng của mình.

2.3 Đấu tranh giữ gìn thực lực cách mang trong những năm 1957 - 1959:

Để thực hiện "tố cộng", "diệt cộng", Mỹ Diệm dùng mọi chính sách, thủ đoạn tàn bạo, thâm độc. Chúng gom dân vào "Khóm liên gia tương trợ", "Khu trù

mật", "Khu Dinh điền " để tách cán bộ chiến sĩ ra khỏi quần chúng cách mạng.

Đỉnh cao của chính sách khủng bố đối với người yêu nước của tập đoàn Mỹ - Diệm là ban hành luật 10/59. Với luật 10/59 tay say Diệm thẳng tay giết bắt cứ người yêu nước nào và những ai không ăn cánh với chúng.

Những năm 1957 - 1959 là thời kỳ khó khăn và tổn thất rất lớn của cách mạng Việt Nam. Hàng vạn cán bộ đảng viên bị địch sát hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày. Cuộc đấu tranh quyết liệt cuả nhân dân miền Nam đòi hỏi cần có một giải pháp cấp bách để đưa cách mạng miền Nam vượt qua khó khăn, để thực hiện thống nhất nước nhà.

2.4 Phong trào "Đồng Khởi" ở miền Nam:

Tháng 1/1959 Hội nghị thứ 15 của Đảng đã họp ở Hà Nội bàn về cách mạng miền Nam, đây là Hội nghị lịch sử quyết định phương hướng phát triển của toàn bộ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Hướng phát triển của cách mạng miền Nam có thể như cách mạng tháng Tám. Từ khởi nghĩa từng phần tiến lên nhất loạt đập tan chính quyền địch.

Cuối cùng tháng 8/1959, khởi nghĩa của nhân dân Trà Bồng bùng nổ, khởi nghĩa Trà Bồng thành công.

Năm 1960 phong trào Đồng Khởi của quân và dân miền Nam thắng lợi đã mở ra bước ngoặt mới trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Chuyển thế cách mạng miền Nam từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công liên tục kẻ thù., thực hiện mục tiêu cách mạng là đập tan chế độ Mỹ - Ngụy, giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc.

2.5 Đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ năm 1961 - 1965:

Các cuộc chiến thắng của quân và dân ta ở Nam bộ và Tây Nguyên như chiến thắng Ấp Bắc, chiến thắng Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài và thắng lợi của nhiều chiến dịch khác có ý nghĩa lớn làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến

tranh đặc biệt" của địch và có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp chống

Mỹ cứu nước. Đồng thời nó cũng báo hiệu chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam đứng trước nguy cơ sụp đổ và là bước tiến vững chắc cho những thắng lợi tiếp theo.

2.6 Đánh baị chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam 1965 - 1968:

Với chiến thắng của những trận đánh đầu tiên ở Vạn Tường có ý nghĩa như trận Ấp Bắc đối với quân Mỹ, nó "đã chứng tỏ một cách hùng hồn khả năng của ta

đánh bại được quân Mỹ trong điều kiện chúng có ưu thế tuyệt đối về binh khí, hỏa lực". Đặc biệt, cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt trong năm 1968 là kết quả của

đỉnh cao nhất của quân và dân ta đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ", đập tan ý chí xâm lược miền Nam của Mỹ buộc Mỹ phải đàm phán với ta chấm dứt ném bom không điều kiện ở miền Bắc và phải thay đổi chiến lược ở miền Nam.

II. Ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ ChíMinh: Minh:

Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 đã đề ra đường lối đấu tranh cho cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân miền Nam và nhân dân cả nước, phản ánh đúng quy luật đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước.

- Năm 1960, tại Đại hội lần thứ III của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là "Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà" và nêu rõ: Miền Bắc là hậu

phương lớn, có vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước, miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ miền Nam.

- Năm 1964, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đẩy mạnh "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam và trắng trợn khiêu khích phá hoại miền Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt, một Hội nghị Diên Hồng trong thời đại mới,

nêu rõ quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, khẳng định sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước thống nhất Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân ta trong cả nước. Người kêu gọi: Mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai vì sự

nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

- Năm 1965, trước thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ đã chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ", ào ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam và tăng cường chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân đối với miền Bắc. Chúng đã dùng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện hiện đại, kể cả máy bay B52. Trước hành động leo thang xâm lược hết sức tàn bạo của đế quốc Mỹ, Bác Hồ đã khẳng định "Dù phải

chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn"

- Tháng 7/1966 sau khi cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất bị đánh bại, đế quốc Mỹ tiếp tục tăng quân đội và vũ khí, ráo riết chuẩn bị cuộc phản công lần thứ hai ở miền Nam và đánh ác liệt ở miền Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ tọa cuộc họp của Hội đồng quốc phòng, Hội đồng quyết định những chủ trương lớn đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và Người đã ra lời kêu gọi đanh thép:

"Chúng có thể đưa 50 vạn quân, một triệu quân hoặc nhiều hơn nữa hoặc nhiều nữa... chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc có thể lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do"

Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, đồng bào và chiến sĩ ta từ hậu phương lớn đến tiền tuyến lớn, đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với lòng tin tưởng tuyệt đối ở Bác, ở Đảng, với tinh thần dũng cảm, sáng tạo tuyệt vời, đã đoàn kết chiến đấu, lần lượt đánh thắng mọi chiến lược của kẻ thù trong cuộc chiến tranh dài ngày nhất, quy mô lớn nhất, mức độ ác liệt nhất và giành được thắng lợi vẻ vang nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Trước lúc tạ thế, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta Bản

Di chúc thiêng liêng. Bản di chúc đã nói lên tình sâu nghĩa nặng của Người với

nước, với dân; nói lên niềm tin tất thắng ở sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước; đề ra những phương sách lớn để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh nhằm thực hiện mục tiêu: "Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và

giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".

Di chúc là một bản tổng kết sâu sắc, nêu lên những nội dung cơ bản, những

tư tưởng, tình cảm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Bản Di chúc là những lời căn dặn cuối cùng đầy tâm huyết, thấm đượm tình người; một di sản tư tưởng vô cùng quý báu của dân tộc và nhân loại.

Với lòng kính yêu và thương tiếc vô hạn, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã ra sức phấn đấu thực hiện Di chúc của Người, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, Tổ quốc thống nhất, Nam Bắc một nhà, cả nước chuyển sang giai đoạn cách mạng mới: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ

nghĩa.

Một phần của tài liệu tưởng hồ chí minh nhà anh hùng giải phóng dân tộc của thời đại - tiểu luận cao học (Trang 28 - 32)