Đổi mới phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng

Một phần của tài liệu Vai trò chủ quan hồ chí minh đối với việc hình thành tư tưởng của người- tiểu luận cao học (Trang 25 - 32)

là gốc; đức gắn với tài; trong đức có tài, trong tài có đức; tài càng cao, đức càng phải lớn. Chỉ có như vậy mới phục vụ được nhiệm vụ chính trị, mới đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi.

Nâng cao trí tuệ trước hết phải nắm vững và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những thành tựu của thời đại và thế giới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đạt hiệu quả cao.

Giữ gìn đạo đức trong tình hình mới trước hết phải quán triệt tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phải thấy được mối quan hệ giữa đạo đức với kinh tế, trong đó có quan điểm phát triển kinh tế là điều kiện thiết yếu, là cơ sở để xây dựng một xã hội văn minh, phát triển văn hóa, đạo đức. Con người có đạo đức, có văn hóa lại là động lực để phát triển kinh tế. Phải thấy được đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay vừa có hội nhập, hợp tác vừa có đấu tranh. Biết phát huy, vận dụng mặt tích cực và đề phòng, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Xây dựng đạo đức mới trong tình hình hiện nay là biết khai thác mặt tích cực, đấu tranh kiên quyết loại bỏ mặt tiêu cực; phải chống khát vọng làm giàu bằng mọi cách, tâm lý chạy theo đồng tiền, lấy đồng tiền làm giá trị cao nhất; chạy theo quyền lực với thói ích kỷ, dối trá, lừa lọc, xu nịnh…

3.3. Đổi mới phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh tưởng Hồ Chí Minh

Trên thực tế, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng đã được Đảng ta thực hiện từ khi thành lập Đảng đến nay. Bước vào đổi mới, Nghị quyết Trung ương 6 (khóa VI) tháng 3/1989 nhấn mạnh thành nguyên tắc: “Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng ta, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”. Đại hội VII (6/1991) bổ sung thêm, đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào vị trí nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành

động bên cạnh chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây là bước phát triển nhận thức lý luận của Đảng ta. Từ đó nội dung trên trở thành bài học lớn của quá trình đổi mới và cũng là một nguyên tắc của công cuộc đổi mới.

Đổi mới phải khắc phục tư tưởng hoài nghi, dao động về giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hơn nữa là chống thái độ xa rời hay từ bỏ nền tảng tư tưởng ấy. Đổi mới phải bám chắc vào một hệ tư tưởng nhất định để xây dựng chủ nghĩa xã hội đúng thực chất, đáp ứng nguyện vọng nhân dân. Ngoài chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nếu dựa vào hệ tư tưởng khác trong tình hình hiện nay sẽ không tránh khỏi sai lầm , sẽ không thoát khỏi trận địa tư tưởng tư sản dưới dạng ngụy trang hoặc công khai, trực diện. Nói nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động là nói đến độ bền vững của quan điểm, lập trường, của ý chí và tri thức khoa học cách mạng tạo thành cốt cách, bản lĩnh của người cách mạng; nói đến chỉ hướng, soi đường cho hành động cách mạng bằng phương pháp luận khoa học trong giải quyết yêu cầu của thực tiễn. Sau thời gian trả giá bằng khủng hoảng kinh tế - xã hội, bởi chủ nghĩa giáo điều, duy ý chí, nóng vội và không hành động theo quy luật, Đảng mới đi đến khẳng định rõ vai trò chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là nguyên tắc xây dựng Đảng, là quy luật vận động của công cuộc đổi mới ở nước ta. Điều đó có nghĩa là phải loại trừ khỏi mọi biểu hiện hoang mang, dao động về tư tưởng trong mọi hoàn cảnh.

Nói là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động chỉ có ý nghĩa khi vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn. Từ nhận thức lý luận, tư tưởng đến khi có đường lối, chủ trương, chính sách đúng là một khoảng cách đầy thử thách, đòi hỏi phải giàu sức sáng tạo mới vượt qua được. Vì mỗi quốc gia, dân tộc có những đặc điểm riêng quyết định con đường, bước đi, biện pháp và diện mạo của chủ nghĩa xã hội, không thể dập khuôn theo nước khác. Nhưng sáng tạo như thế nào để không rơi vào bảo thủ và cũng không trượt sang sai lầm. Nhìn thấy biên độ của sáng tạo là vấn đề khó khăn nhất của xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy,

cần phải có sự lãnh đạo của một Đảng với bản lĩnh chính trị vững vàng và trình độ trí tuệ cao đồng thời phát huy năng lực sáng tạo của dân tộc.

Khởi đầu bằng đổi mới tư duy để thực hiện đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã vượt qua chủ nghĩa giáo điều, chủ trương vừa vận dụng sáng tạo, vừa phát triển lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh qua hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tổng kết lý luận - thực tiễn 20 năm đổi mới của Đại hội X đã cho thấy sự phát triển nhận thức của Đảng. Mặc dầu còn có những vấn đề của thực tiễn đặt ra chưa giải đáp được, nhưng Đảng ta khẳng định: “Trong những năm đổi mới Đảng ta đã có sự nhận thức đúng hơn và bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên một loạt các vấn đề (chẳng hạn Vấn đề mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa v.v…). Nhờ đó tư duy lý luận của Đảng ngày càng sâu sắc hơn, nhận thức đúng đắn hơn thực chất những tư tưởng của các nhà kinh điển Mác-xít, đồng thời có sự vận dụng, phát triển phù hợp hơn với thực tiễn Việt Nam. Với trình độ nhận thức hiện nay, nhìn lại những năm trước đổi mới, trước đổi mới, chúng ta không khỏi ngạc nhiên về sự tiến bộ của mình. Đó là cơ sở của niềm tin vào chặng đường sắp tới.

Nói chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động không có nghĩa là khép kín, đóng cửa. Mở rộng giao lưu và tiếp thu thành tựu của các ngành khoa khác là một yêu cầu của phát triển tư tưởng nền tảng. Những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học - công nghệ vừa làm rõ thêm giá trị chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa đặt ra những vấn đề mới cần được lý giải để phát triển lý luận, tư tưởng. Cuộc đấu tranh chống các loại tư tưởng đối lập hiện đại đòi hỏi công tác tư tưởng, lý luận phải đứng ở thế chủ động nên phải vừa hiểu đầy đủ những luận điệu của kẻ thù, vừa phải tự nâng cao trình độ, mài sắc luận điểm mới có thể chiến thắng. Trình độ dân trí

ngày càng cao, việc tiếp nhận thông tin hàng ngày từ nhiều nguồn và đang dạng. Đảng phải đủ sức hướng dẫn nhận thức cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến tri thức của tất cả các ngành khoa học đòi hỏi Đảng phải tiếp thu có chọn lọc để làm căn cứ, cơ sở cho việc xác định đường lối, chủ trương. Không làm giàu tri thức bằng tiếp thu những thành tựu khoa học thì khó giữ vững nền tảng tư tưởng như đã tuyên bố. Nhưng việc làm giàu tri thức ấy chỉ có thể vững chắc khi dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để chọn lọc. Vì vậy, nền tảng tư tưởng không phải là sự đông cứng, đơn điệu mà phải có sức sống sinh động bằng việc cởi mở để tiếp nhận những tri thức tiên tiến của khoa học. Cái khó của vấn đề ở đây là không rơi vào chủ nghĩa xét lại, cơ hội hay chủ nghĩa đa nguyên, tư tưởng thực dụng. Đổi mới phát triển càng nhanh càng đòi hỏi sự nhạy bén và tỉnh táo càng cao trước mọi xu hướng tư tưởng. Mỗi bước đi lên của đổi mới đều tăng thêm lòng tin và niềm phấn khởi nhưng cũng kèm theo những băn khoăn và lo âu mới. Cách mạng Việt Nam thường đi lên như thế.

Kết luận

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam. Người đã nêu một tấm gương sáng trong việc tiếp thu và xây dựng chủ nghĩa Mác - Lênin trên tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng dân tộc và đóng góp to lớn vào cách mạng thuộc địa thế giới. Bằng những lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, Người đã kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại. Nội dung nội dung tư tưởng của Người là sự kết hợp hài hòa của sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của toàn Đảng, toàn dân ta, là sự khái quát sâu sắc những quy luật phát triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 75 năm qua. Nghiên cứu, làm sáng tỏ hệ thống và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là những luận điểm sáng tạo của Người là một trong những nhiệm vụ cơ bản, có tầm quan trọng hàng đầu của công tác tổng kết quy luật và bài học lý luận nhằm đưa cách mạng Việt Nam vượt qua thử thách, nắm lấy vận hội để nhanh chóng vượt lên trong thế kỷ mới.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh, Người được UNESCO phong tặng danh hiệu: “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới”. Điều đó khẳng định những đóng góp to lớn của Người cho dân tộc, cho nhân loại. Về dân tộc Việt Nam, tiềm ẩn trong tư tưởng suy nghĩ và hành động của mỗi người đều thể hiện lòng kính trọng đối với Bác Hồ - người cha của dân tộc.

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, GS. Song Thành (chủ biên), Nxb Lý

luận chính trị, 2005.

2. Di sản văn hóa, Nxb Quân đội.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Đỗ Quang Ân, Học viện Báo chí và

Tuyên truyền.

4. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sự nghiệp, Nxb Sự thật.

5. Hồ Chí Minh, một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp,

Phạm Văn Đồng, Nxb Sự thật, 1990. 6. Từ điển chính trị.

7. Trí tuệ và bản lĩnh Hồ Chí Minh, PGS. TS. Bùi Đình Phong, Nxb Chính

trị Quốc gia.

8. Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, Lê Sĩ Thắng, Nxb Khoa học

xã hội, 1991.

Mục lục

Lời mở đầu...1

Phần Nội dung...3

Chương I: Lý luận chung...3

1.1. Khái niệm...3

1.1.1. Chủ quan...3

1.1.2. Vai trò chủ quan...3

1.2. Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh...3

1.3 Những yếu tố góp phần hình thành nên Tư tưởng Hồ Chí Minh...5

1.3.1. Nhận thức phương pháp tư duy, tìm cái mới...5

1.3.2. Thực tiễn trong nước và thế giới...8

1.3.3. Luận điểm về Đảng...9

Chương II: Vai trò chủ quan của Hồ Chí Minh trong việc hình thành Tư tưởng của Người...13

2.1. Năng lực tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo...13

2.2. ý chí của một nhà yêu nước...17

2.3. Sự khổ công học tập...18

Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh - giá trị thời đại...19

3.1. Hồ Chí Minh tiếp thu giá trị nhân văn - đạo đức...21

3.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, lối sống...24

3.3. Đổi mới phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh...26

Kết luận...30

Một phần của tài liệu Vai trò chủ quan hồ chí minh đối với việc hình thành tư tưởng của người- tiểu luận cao học (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w