Cách đọc giá trị điện trở

Một phần của tài liệu Đều khiển mô hình nhà thông minh qua Blink (Trang 28 - 33)

5. Bố cục đề tài

2.5.3 Cách đọc giá trị điện trở

Tiêu chuẩn quốc tế CEI 60757 (1983) quy định một bảng mã màu để tính giá trị của một điện trở (cũng áp dụng cho tụ, và một số linh kiện điện tử khác). Trong đó, màu sắc được quy ước thành các chữ số theo bảng sau:

Bảng 2.2 Bảng mã tính giá trị điện trở

- Đối với điện trở 4 vạch màu:

+ Vạch màu thứ hai: chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở

+ Vạch màu thứ ba: chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở

+ Vạch màu thứ tư: chỉ giá trị sai số của điện trở - Đối với điện trở 5 vạch màu:

+ Vạch màu thứ nhất: chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở + Vạch màu thứ hai: chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở + Vạch màu thứ ba: chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở

+ Vạch màu thứ tư: chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở

+ Vạch màu thứ năm: chỉ giá trị sai số của điện trở

2.6 Biến trở 2.6.1 Khái niệm

Biến trở là các thiết bị có điện trở thuần có thể biến đổi được theo ý muốn. Chúng có thể được sử dụng trong các mạch điện để điều chỉnh hoạt động của mạch điện. Điện trở của thiết bị có thể được thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài của dây dẫn điện trong thiết bị, hoặc bằng các tác động khác như nhiệt độ thay đổi, ánh sáng hoặc bức xạ điện từ, ...

Cấu tạo của biến trở gồm 2 thành phần chính là con chạy và cuộn dây được làm bằng hợp kim có điện trở suất lớn. Biến trở thường ráp trong máy phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ thuật viên.

2.6.2 Cấu tạo

Cấu tạo của biến trở gồm 2 thành phần chính là con chạy và cuộn dây được làm bằng hợp kim có điện trở suất lớn. Biến trở thường ráp trong máy phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ thuật viên.

2.6.3 Phân loại

Trong công nghiệp hay điện dân dụng chúng ta gặp rất nhiều loại biến trở khác nhau. Từ những loại có kích thước nhỏ gắn trên bo mạch, đến những loại lớn hơn gắn riêng biệt như núm vặn…. Có 4 loại biến trở chính là:

- Biến trở tay quay - Biến trở than - Biến trở con chạy - Biến trở dây quấn

2.7 Rơ le 2.7.1 Khái niệm

Rơ le (relay) là một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Nói là một công tắc vì rơ le có 2 trạng thái ON và OFF. Rơ le ở trạng thái ON hay OFF phụ thuộc vào có dòng điện chạy qua rơ le hay không.

2.7.2 Cấu tạo

Rơle điện từ có các bộ phận chín là mạch từ, cuộn dây, tiếp điểm, vỏ.

Mạch từ được chế tạo từ vật liệu sắt từ gồm hai phần. Phần tĩnh hình chữ và phần động là tấm thép hình chữ U. Phần động nối liên kết cơ khí với tiếp điểm động.

Hình 12 Cấu tạo Rơ le

2.7.3 Phân loại

 Theo cuộn hút: cuộn hút 1 chiều và cuộn hút xoay chiều.

 Theo dòng điện qua tiếp điểm: rơle 1 chiều, rơ le xoay chiều.

 Theo số lượng cặp tiếp điểm: 2 cặp tiếp điểm, 3 cặp tiếp điểm,….

 Theo cấu trúc chân: chân tròn, chân dẹt.

2.7.4 Nguyên tắc hoạt động

Khi có dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong và tạo ra một từ trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của rơ le. Số tiếp điểm điện bị thay đổi có thể là 1 hoặc nhiều, tùy vào thiết kế.

Rơ le có 2 mạch độc lập nhau họạt động. Một mạch là để điều khiển cuộn dây của rơ le: Cho dòng chạy qua cuộn dây hay không, hay có nghĩa là điều khiển rơ le ở trạng thái ON hay OFF. Một mạch điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát có qua được rơ le hay không dựa vào trạng thái ON hay OFF của rơ le.

Dòng chạy qua cuộn dây để điều khiển rơ le ON hay OFF thường vào khoảng 30mA với điện áp 12V hoặc có thể lên tới 100mA. Và bạn thấy đó, hầu hết các con chip đều không thể cung cấp dòng này, lúc này ta cần có một BJT để khuếch đại dòng nhỏ ở ngõ ra IC thành dòng lớn hơn phục vụ cho rơ le.

Hình 13 Rơ le

2.8 Đèn led 2.8.1 Định nghĩa

LED là từ viết tắt của Light Emitting Diode hay điốt phát quang là một linh kiện điện tử dựa trên chuyển tiếp p-n. LED có cấu trúc cơ bản của một điốt. Cấu trúc cơ bản của LED gồm hai lớp bán dẫn p, n ghép với nhau qua lớp tiếp xúc công nghệ. Hoạt động của LED dựa trên hoạt động của chuyển tiếp p-n.

Hình 14 Đèn Led

2.8.2 Ứng dụng

- Chiếu sáng và trang trí - Trị liệu trong y học - Làm biển quảng cáo

- Báo hiệu trong hàng hải, hàng không

2.9 Còi chíp 2.9.1 Khái niệm

Buzzer hay còn gọi là còi chíp hoặc còi xung, là thiết bị phát ra âm thanh (tiếng bíp bíp) hay dùng trong các mạch điện tử.

2.9.2 Cấu tạo

Cấu tạo của Buzzer gồm 2 chân, chân dài là chân (+) và chân ngắn là chân (-). Trong quá trình sử dụng cần chú ý mắc đúng chân để tránh làm hỏng buzzer.

Hình 15 Còi chíp

2.9.3 Ứng dụng

Ứng dụng này sử dụng Buzzer 5V, có khả năng phát ra âm thanh có tần số tối đa 2.5kHz.

2.9.4 Nguyên lý hoạt động

Phát ra âm thanh khi chân tín hiệu được bật sang HIGH và sẽ tắt khi chân tín hiệu bật về LOW. Module buzzer có thể được sử dụng với chức năng PWM giúp phát ra nhiều giai điệu khác nhau.

Một phần của tài liệu Đều khiển mô hình nhà thông minh qua Blink (Trang 28 - 33)