Dây truyền công nghệ cán thép tại nhà máy luyện cán thép Gia Sàng.

Một phần của tài liệu Đề 5 THỰC HIỆN QUẢN lý THIẾT bị có yêu cầu NGHIÊM NGẶT về ATLD tại CTY GANG THEP THAI NGUYÊN (Trang 30 - 46)

(Theo cÈu xe (CÈu

vµo PhÕth¶i,

than, quÆng s¾t...

Ph«i goßng) B· i xÕp ph«i ®Çu lß nung

goßng) M¸ y ®Èy vµo lß

Lß nung liª n tôc 3 vßng

kiÓu ®Èy

Ra(b»ng M¸ y c¸ n ph«i C¾t ®Çu ®u«i

m¸ y) ( 7 lÇn c¸ n) ( 530) 50tÊn(c¾t nãng) M¸ y c¸ n 400 Ra c¸ n 360 * 4 Ra 280* 2 (C¸ n 5 lÇn) (360* 2) hµng ngang thµnh phÈm M¸ y c¾t (c¾t bay ph©n ®o¹ n) 5 ®o¹ n* 46 m C©n Sµn lµm m¸ t(55* 13) M¸ y c¾t nguéi 250 T (c¾t 46m - 11,7m) § ãn g bã (NhËp kho)

Lò nung có chiều dài 19,6(m), rộng 3,59(m), ba máy đẩy lực đẩy 20 tấn. Cân trọng lượng thép: Quy định là không quá 5 tấn.

IV.tìm hiểu công tác bHLĐ tại nhà máy luyện cán thép Gia sàng.

1.An toàn điện.

Tại các phân xưởng đều bố trí bảng điện chính và điện cho các hộp điện đều được nối đất bảo vệ. Các động cơ máy móc đều được nối đất tiếp mát đề phong điện giật. Nhưng vấn đề tồn tại là nhiều hộp điện bị mất nắp và khóa an toàn ảnh hưởng đến việc bảo vệ. Các điểm nối tại trạm đấu dây không được chặt, phích cắm lỏng vẫn gây ra hiện tượng phóng điện.

Yêu cầu về kỹ thuật điện của nhà máy, phân xưởng cán thép rất cao, khi sửa chữa các thiết bị điện phải tiếp mát và ngắt cầu dao, luồng ánh sáng đưa tới là 36V dùng để sửa chữa phải do ngành điện quản lý, đảm bảo về các yêu cầu kỹ thuật an toàn. Khi sửa chữa ở đầu nguồn cấp điện phải có biển báo: "cấm đóng điện có người đang làm việc". Thiết bị điện đưa vào hầm kín nơi có nhiên liệu dễ cháy phải đảm bảo có đủ hệ thống bao che, đấu bắt điện thật chặt chẽ, kín, đề phòng phát tia lửa điện gây cháy, nổ...

Những yêu cầu về nối đất, cách điện bảo vệ trong nhà máy đặt ra rất cao nhưng việc chấp hành nội quy chưa triệt để ở khâu tổ chức, quản lý. Sự phối hợp đồng bộ giữa hai yếu tố trên sẽ thu được kết quả khả quan.

2.An toàn cơ.

Việc ứng dụng KTAT cơ chế chủ yếu tập trung ở phân xưởng cán tại phân xưởng luyện gang hầu như không có. Do đặc thù riêng của phân xưởng luyện gang là quy trình hoạt động của máy nâng chuyển, băng truyền nồi chứa gang lỏng đều được điều khiển từ xa trong phòng cách li với khu sản xuất. Do đó việc an toàn cơ tại phân xưởng là tuyệt đối, còn trong phân xưởng cán thép việc sử dụng các thiết bị nâng chuyển cũng khá phổ biến và quan trọng, nhưng

do các thiết bị hầu như đã cũ nên vấn đề an toàn cũng cần phải thực hiện một cách sát sao hơn, thực hiện kiểm

định định kỳ các thiết bị nhằm sửa chữa kịp thời và loại bỏ những thiết bị vận hành không an toàn.

3.An toàn thiết bí áp lực.

Có nhiều việc phải làm sau mỗi lần ngừng lò, máy vì có liên quan đến các thiết bị áp lực và phải đưa ra xem xét, khám nghiệm định kỳ hoặc đến hạn phải đưa ra đại tu sửa chữa, tuy vậy các thiết bị áp lực liên quan đến nồi hơi vận hành còn nhiều sự cố mà thường là xì, bục ống quá nhiệt, ống bộ hâm, bộ sấy của lò mới đại tu do chất lượng mối hàn kém, cần rút kinh nghiệm.

4.An toàn thiết bị nâng.

Nhà máy đang vận hành quản lý các thiết bị nâng như Palăng, cầu trục vận hành bằng điện hoặc cần cẩu bánh lốp di dộng. Các thiết bị này đã được kiểm tra định kỳ và cấp phép sử dụng song có một thực tế là đơn vị trực tiếp quản lý các thiết bị nâng chính những người dược bàn giao cho sử dụng, việc sử dụng các thiết bị hư hỏng không dược bàn giao kịp thời, có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau làm chậm tiến độ khám nghiệm, hoặc thiếu chủ động khi đưa các thiết bị có liên quan ra sửa chữa.

5.An toàn hoá chất và xử lý chất thải.

Trong quy công nghệ sản xuất từ quặng ra gang, thép có một khâu rất quan trọng là biến nước cứng của sông cầu thành nước mềm nhờ hoá chất sút và phèn. Ngoài ra nhà máy còn dùng dầu FO để nhóm lò, đây la một nguồn ô nhiễm lớn.

Khi vận hành các thiết bị áp lực rất nguy hiểm do sinh công dẫn đến sinh nhiệt dễ gây cháy nổ do áp lực tăng cao. Vì vậy ta phải làm mát bằng H2, yêu cầu khi sử dụng H2 làm mát là phải kín, khí H2 phân tán với áp lực lớn chia nhỏ tia hồ quang tránh nổ thiết bị áp lực. Tuy nhiên ở đây phát sinh ra ván đề là H2 cũng là chất dễ cháy, vì vậy phải có biện pháp an toàn thật cụ thể khi sử dụng.

6.1. Kĩ thuật thông gió.

Mục tiêu chống nóng, chống bụi, chống hơi khí độc đảm bảo vi khí hậu.

Khi vào các phân xưởng ta thường có cảm giác nặng nề khó thở, ngột ngạt, đó là việc bố trí thông gió không tốt, đa số sử dụng thông gió tự nhiên. Trong nhà máy luyện cán thép Gia Sàng không khí nóng và ẩm, khi vào các phân xưởng sản xuất ta có cảm giác nóng kinh khủng. Tại phân xưởng cán thép I và II thường bố trí thông gió tự nhiên kết hợp với thông gió cơ khí có bố trí lắp các quạt thông gió trên tường và tại nơi các công nhân làm việc, vị trí của quạt để ở lối đi rất cồng kềnh, thổi thẳng vào công nhân qua lại và có cảm giác rất khó chịu. Nói chung vấn đề thông gió trong các phân xưởng sản xuất còn rất kém.

6.2. Kỹ thuật chiếu sáng.

Trên trần cao của các phân xưởng đều có hệ thống đèn dây tóc chạy dọc. Các phân xưởng được thiết kế mở nhiều cửa kính để phục vụ cho chiếu sáng. tuy nhiên phân xưởng quá rộng lớn và cao nên ánh sáng thực sự không đủ.

Khi công nhân nhà máy đi sửa chữa thiết bị đều phải dùng thêm ánh sáng điện áp 36V. Đặc biệt hệ thống đèn trên trần bị cháy nhiều mà chưa được thay thế.

Trong các phòng điều khiển ánh sáng sử dụng là ánh sáng của đèn nêon và ánh sáng tự nhiên. Do đó tạo nên 1 ánh sáng kết hợp không hợp sinh lý cho mắt, dễ dẫn đến thao tác sai.

Đây là những nhận xét thực tế, do không có số liệu cụ thể nên em không thể đánh giá 1 cách chính xác được.

6.3. Kỹ thuật chống ồn rung.

Quá trình hoạt động của phân xưởng cán thép có những yếu tố về ồn rung khá lớn, ở xung quanh thiết bị cán thép và lò đúc phôi có độ rung nhưng có ảnh hưởng không lớn đến sức khoẻ người lao động. Nhưng ồn có ảnh hưởng đáng kể. Vì nhà máy có quy mô lớn, công suất các thiết bị cao nên quá trình vận hành phát ra tiếng ồn lớn là điều tất nhiên. Để hạn chế tiếng ồn nhà máy đã thiết kế các buồng điều khiển cách âm rất tốt ở những nơi có ồn rung, hạn chế tối đa số người lao động sử dụng trang thiết bị có độ ồn rung lớn và

trang bị bịt tai cho người lao động. Tuy nhiên khi đến 1 phân xưởng sản xuất, ngươi lao động phải đứng ngay bên cạnh máy móc để điều khiển, họ không hề có bịt tai để chống ồn, nói thì phải hét thật to thì

mới nghe thấy và họ liên lạc với nhau bằng ký hiệu tay. Như vậy vấn đề chống ồn của nhà máy chưa được đảm bảo cần phải có những biện pháp để khắc phục

7.Phòng chống cháy nổ

Để đảm bảo tốt công tác PCCN, đơn vị nhà máy thành lập đội PCCN có 1 người trực 24/24 sẵn sàng ứng cứu kịp thời các sự cố cháy nổ xảy ra trong đơn vị. Đội PCCN được huấn luyện định kỳ về nghiệp vụ 2lần/năm, đội có xây dựng phương án PCCN từng năm để phù hợp với tình hình của đơn vị và được phòng cảnh sát PCCC thành phố Thái Nguyên phê duyệt.

Tất cả các khu vực sản xuất, làm việc trong nhà máy dều được trang bị bình cứu hoả đặt ở vị trí thuận tiện cho việc sử dụng. Nội quy PCCN được phổ biến đến tận tổ sản xuất để người lao động biét có ý thức thực hiện.

Hàng năm công tác PCCN được đưa vào kế hoạch BHLĐ và giành được một khoảng kinh phí phục vụ cho hoạt động trong đó chủ yếu để mau sắm kiểm tra trang thiết bị và công tác huấn luyện về PCCC. Tất cả các cán bộ trong nhà máy đều được huấn luỵen về PCCC để đảm bảo biét sử dụng các trang thiết bị phục vụ chữa cháy cơ bản như bình cứu hoả và bơm chữa cháy. Định kỳ 6 tháng một lần nhà máy tổ chức kiểm tra, thay thế, bổ sung các trang thiết bị, phương tiện phục vụ chữa cháy như: Bình bột, bình khí CO2, bơm chữa cháy...

Hiện nay nhà máy có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác

PCCC đảm bảo yêu cầu thực tế đặt ra bao gồm: Bơm cứu hoả chạy bằng xăng, bơm cứu hoả chạy bằng dầu, bình bột MF, bình khí cácbonic MT3, thang cứu hoả...

8.Chế dộ chính sách.

Căn cứ vào bộ luật lao động ngày30/6/1994 và nghị định 06/CP tháng 7/1995 về quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về AT - VSLĐ. Nhà máy đã thực hiện một số chính sách về AT - VSLĐ :

+ Năm nào nhà máy cũng được sở y tế Thái Nguyên, trung tâm y tế dự phòng đo đạc các yếu tố độc hại cho tất cả các phân xưởng trong toàn nhà máy có hồ sơ lưu giữ theo đúng các quy định.

+ Nhà máy tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ, công nhân viên chức 1 năm một lần. Sau khi khám các bệnh điều trị cấp tính chuyên khoa, quản lý thep dõi các

bệnh mãn tính. Nhà máy tổ chức cho công nhân đi điều dưỡng hàng năm tại Hải Phòng và Nam Định. Nhà máy có một phòng y tế thường xuyên theo dõi điều trị xử lý các sự cố có thể xảy ra với sức khoẻ người công nhân. Phòng khám được trang bị các phương tiện kỹ thuật y tế thích hợp đầy đủ: Thuốc, bông băng, kim tiêm...cán bộ công nhân viên được hưởng trợ cấptièn thuốc trung bình 11.000VNĐ/người trong 1 tháng. Đối với những người mắc bệnh nghề nghiệp với mức 84.600 VNĐ/tháng (đối với người tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố độc hại trên 5 năm ), đồng thời họ còn thường xuyên được theo dõi và chữa trị.

Mỗi cán bộ công nhân viên trong nhà máy có đủ hồ sơ sức khoẻ, sổ khám bệnh và phiéu mua BHYT

Hai năm một lần nhà máy tổ chức huấn luyện định kỳ KTAT cho toàn bộ công nhân viên trong nhà máy, một năm một lần với công nhân làm việc trực tiếp. Cán sự BHLĐ có trách nhiệm quản lý theo dõi các bài kiểm tra và tổ chức huấn luỵen cho công nhân mới chuyển đến và những công nhân chuyển hoá nghề trong nhà máy học về an toàn lao động. Năm nào nhà máy cũng tổ chức thi an toàn vệ sinh viên giỏi, chọn ra những bài thi xuất sắc và khen thưởng.

Nhà máy thực hiện tốt chế độ giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi của công nhân trong ngày là 8h/ngày, 48h/ tuần trong đó có thời gian nghỉ giữa ca.

Với chế độ nghỉ phép người sản xuất thường được nghỉ phép 14 ngày/năm, với sản xuất đặc biệt được nghỉ phép 16 ngày/năm và cứ 5 năm tăng một ngày phép. Trong thời gian nghỉ phép năm công tác công nhân vẫn được hưởng lương.

Công nhân nhà máy được bồi dưỡng sức khoẻ trong ca làm việc tuỳ từng tính chất của công việc và có 3 mức.

+ Loại I: 1500VNĐ/xuất. + Loại II: 2100VNĐ/xuất. + Loại III: 2800VNĐ/xuất.

Hiện vật để bồi dưỡng là sữa, đường tuỳ thuộc theo điều kiện có thể thay thế bằng chè, nước hoa quả, thịt, trứng. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được tổ chức phục vụ ăn tại nhà máy theo đúng chức danh chế độ và tiêu chuẩn, cấm thanh toán bằng tiền.

Toàn bộ các công nhân viên trong nhà máy đều được đóng thẻ Bảo Hiểm với mức đóng góp của công nhân là 5% tiền lương cơ bản hàng tháng, nhà máy đóng 15% tổng quỹ tiền lương của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Người lao động được hưởng các chế độ BHXH: Trợ cấp ốm đau, trợ cấp tai nạn lao động, BNN...Hàng năm nhà máy tổ chức đại hội công nhân viên chức do ban chấp hành công đoàn tổ chức, lấy ý kiến tập thể về nội dung thoả ước lao động tập thể, biên bản phải có chữ ký của đại diện ban chấp hành công đoàn nhà máy và được đăng ký với cơ quan lao động.

Toàn thể công nhân trong nhà máy đều được ký hợp đồng lao động với nhà máy bằng các văn bản.

Mỗi năm một lần nhà máy tổ chức thi nâng bậc cho công nhân.

phần III.

Nhận xét đánh giá và một số kiến nghị

Qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng công tác an toàn và vệ sinh lao động tại nhà máy luyện cán thép Gia Sàng trực thuộc tổng công ty Gang Thép Thái Nguyên, ta thấy rằng công tác BHLĐ tại đây đã được chú trọng, tuy không đạt tới yêu cầu nhưng cũng giúp được công nhân lao dộng làm việc trong môi trường lao động tốt hơn, giảm thiểu đáng kể số TNLĐ, mạng lưới ATVSV phát huy tốt và được phân công rõ trách nhiệm BHLĐ từng cấp. Công tác tuyên truyền BHLĐ có nhiều cố gắng, các đơn vị đều chấp hành

nghiêm chỉnh các thao tác, phiếu công tác theo đúng các quy định trong mẫu phiếu, quy trình quy phạm từng bước được hoàn

chỉnh để phục vụ học tập, sản xuất có bổ sung và hiệu chỉnh kịp thời cho phù hợp với điều kiện sản xuất.

Qua kết quả đánh giá phân tích chất lượng môi trường trong khu vực nhà máy càn thép Gia Sàng ta thấy:

- Kết quả phân tích, đo các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước tại điểm xả nước thải sản xuất vào hồ tuần hoàn I, II các chỉ tiêu chung về mức nồng độ các chất trong chất thải đều đạt yêu cầu riêng chỉ có nồng độ Cl là vượt tiêu chuẩn quy định, nơi cao nhất có nồng độ là 9,35 mg/l, tiêu chuẩn cho phép là 2 mg/l. Tại nước giếng khoan khu dân cư (số nhà 16 - đường Bắc nam), giếng khoan trong nhà máy cán thép Gia Sàng chỉ có nồng độ phenol là vượt mức tieu chuẩn nơi cao nhất là 0,003mg/l và tieu chuẩn là 0,001mg/l.

- Kết quả phân tích, đo các chỉ tiêu chất lượng môi trương khí thì hầu hết các mức như: Bụi, CO, CO2, SO2, NO2, NH3, tiếng ồn nói chung đều dưới mức tiêu chuẩn cho phép.

- Kết quả phân tích tại khu dân cư Gia Sàng trước hướng gió đông bắc(số nhà 22 đường bắc nam) và khu dân cư cuối hướng gió Đông Bắc, khu dân cư dọc đường cách mạng tháng 8(cạnh cầu Loàng) mức độ bụi và ồn còn quá lớn cụ thể mức bụi cao nhất là 0,956 mg/m3 mà tiêu chuẩn cho phép là 0,3mg/m3, tiếng ồn cao nhất là 88,9 dB tiêu chuẩn cho phép là 50  70 dB.

Căn cứ vào thực trạng của công tác an toàn vệ sinh lao động của các nhà máy, các biện pháp tổ chức quản lý, quy trình công nghệ, dây truyền sản xuất và các chỉ tiêu đánh giá em xin có vài đề xuất sau:

1. Tăng cường các biện pháp kỹ thuật giảm tiếng ồn cho các máy móc thiết bị ở những khâu sản xuất có mức độ ồn quá lớn cụ thể là ở các máy cán thép. Có thể sử dụng biện pháp chặn ồn tại nguồn phát sinh như sử dụng lớp che chắn hay sử dụng hẹ thông bao bọc giảm thanh ở giữa bằng các lớp bảo ôn. Sau khi sử dụng tất cả các biện pháp trên không được mới phải sử dụng bịt tai an toàn

Một phần của tài liệu Đề 5 THỰC HIỆN QUẢN lý THIẾT bị có yêu cầu NGHIÊM NGẶT về ATLD tại CTY GANG THEP THAI NGUYÊN (Trang 30 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w