Tổ chức, cơ quan quốc tế

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế i mỹ trung cuộc chiến tranh thương mại không hồi kết (Trang 27 - 30)

VI. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT.

4. Tổ chức, cơ quan quốc tế

Cả Mỹ và Trung Quốc đều tham gia vào rất nhiều tổ chức, diễn đàn kinh tế đa phương và mỗi tổ chức, diễn đàn này lại có những quy tắc riêng nên mỗi quốc gia có thể dùng hoặc lách luật để áp dụng với quốc gia kia.

WTO: đây là biện pháp được cả Mỹ và Trung Quốc sử dụng nhiều nhất mỗi khi có mâu thuẫn, bất đồng để bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, WTO trở thành công cụ hữu hiệu nhất mỗi khi quốc gia này muốn kiềm chế quốc gia kia. Mặt khác, là diễn đàn đa phương mà các quốc gia tự nguyện tham gia nên WTO cũng có quyền lực rất hạn chế, nếu quốc gia nào vi phạm cũng chỉ có những biện pháp trừng phạt kinh tế (những bp này cũng bị coi là không mạnh tay). Vd: Mỹ và Trung Quốc cùng kiện nhau lên WTO rất nhiều lần vì lỗi bán phá giá, hay hạn chế xuất nhập khẩu. hay Mỹ dùng các cam kết WTO để ép buộc Trung Quốc phải mở cửa thị trường hay việc Trung Quốc tận dụng các quy định về giải quyết tranh chấp để chống lại những áp đặt chống phá giá của Mỹ).

Nhìn chung, việc giải quyết các tranh chấp hay bất đồng thương mại Mỹ - Trung trong những năm tới phụ thuộc vào thiện chí của cả hai bên, cách thức giải quyết có thể là song phương hoặc đa phương nhưng về cơ bản dựa trên bốn nguyên tắc mà hai nước đã thống nhất:

- Hai bên cùng có lợi và cùng có hiệu quả, quan tâm đến lợi ích của nhau khi theo đuổi lợi ích riêng của mỗi nước

- Đặt phát triển lên trên hết. Các bất đồng tồn tại sẽ được giải quyết thông qua hợp tác kinh tế và thương mại mở rộng.

- Tăng cường các cơ chế điều phối trong quan hệ kinh tế và thương mại song phương. Các tranh chấp sẽ được giải quyết kịp thời bằng các thông báo và trao đổi ý kiến nhằm tránh làm phức tạp thêm tình hình.

C – LỜI KẾT

Dưới tình hình căng thẳng hiện vẫn đang leo thang và chưa có dấu hiệu tích cực hay phương hướng giải quyết triệt để từ mối quan hệ giữa hai nước cho thấy đây sẽ là cuộc chiến vô cùng dai dẳng. Nói cách khác, tranh chấp đã xảy ra và sẽ còn kéo dài đến tận sau nhiệm kỳ của ông Trump.

Dù bị coi là nước ở vị trí yếu thế, Trung Quốc vẫn lựa chọn đáp trả lại Mỹ và không chịu nhân nhượng. Trung Quốc trả đũa, trên cơ sở ngang bằng, với mức thuế nhập khẩu bằng mức mà Mỹ đã đưa ra và giá trị hàng hóa bị ảnh hưởng cũng bằng nhau. Đồng thời Trung Quốc cố gắng nâng cao quan điểm về đạo đức, khơi gợi thái độ phản đối trong cộng đồng quốc tế đối với chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương. Không hề khó để thực hiện lựa chọn này khi mà một vài nền kinh tế lớn khác cũng đang bị Mỹ áp thuế.

Tại Mỹ, nơi chính trị ngày càng mang tính đảng phái, Bắc Kinh nay bỗng chốc trở thành "cột thu lôi" hứng chịu "sấm sét" cuồng nộ của công luận, đoàn kết hai phe Dân chủ - Cộng hòa, một chiến tích ấn tượng của chính quyền Tổng thống Trump. Với nhiều quan chức Trung Quốc, ông Trump hóa ra lại là một chính trị gia hoàn toàn trái ngược với hình ảnh nhà lãnh đạo ngây thơ, dễ kiểm soát mà trước kia người ta gắn cho ông. Công chúng Mỹ nhìn nhận mối quan hệ song phương đã khiến nước Mỹ chịu thiệt hại, trong khi để Trung Quốc hưởng lợi trong một thời gian dài, quan điểm được Tổng thống Trump thường xuyên lặp đi lặp lại.

Lo ngại về nguy cơ xảy ra các cuộc đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai nếu cả hai nhà lãnh đạo nổi tiếng cứng rắn không sẵn lòng thỏa hiệp sẽ còn kéo dài. Trong bối cảnh mùa đông đang tới gần, mối quan hệ Mỹ - Trung ngày càng có nguy cơ bị ngăn cách bởi bức tường băng lớn chưa từng có, và có thể cả một cuộc Chiến tranh Lạnh

mới của thế kỷ 21. Và một điều rõ ràng bây giờ đó là không còn đường nào để hai nước có thể quay trở lại nguyên trạng được nữa.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế i mỹ trung cuộc chiến tranh thương mại không hồi kết (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w