Khó khăn và thách thức

Một phần của tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh và tính bổ sung của thương mại nông sản trung quốc việt nam với sáng kiến vành đai và con đường (Trang 33 - 40)

CHƯƠNG 4: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

4.2 Khó khăn và thách thức

Việc hợp tác hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu với Trung Quốc tuy đem đến nhiều lợi ích cho ta nhưng cũng tồn tại rất nhiều khó khăn và thách thức. Các sản phẩm xuất nhập khẩu phần lớn bị chi phối bởi thương mại nội ngành ở một mức độ nhất định, gây khó khăn cho việc hợp tác những mặt hàng khác. Thêm vào đó, tỷ lệ cơ cấu hàng hóa phân bổ không đồng đều, 1 vài mặt hàng nông sản này phân bổ theo thương mại nội ngành trong khi 1 vài mặt hàng khác lại bị chi phối bởi thương mại liên ngành. Mặc dù vậy, tính bổ sung thương mại của Trung Quốc-Việt Nam vẫn khá cao so với của Trung Quốc với các nước khu vực ASEAN khác. Hơn thế nữa, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc chủ yếu vẫn đi qua con đường tiểu ngạch, quy mô nhỏ lẻ, thị trường không ổn định. Do vậy dẫn đến tình trạng hàng hóa bị ứ đọng lại ở các cửa khẩu, biên giới, rớt giá thảm hại...

Không chỉ vậy, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã làm cho đồng Nhân dân tệ mất giá nguy hại, tạo điều kiện cho Việt Nam nhập khẩu tràn lan nguyên liệu đầu vào giá rẻ, các mặt hàng tiêu dùng Trung Quốc chưa rõ nguồn gốc hay kiểm định chất lượng. Điều này không những tạo ra yếu tố tiêu cực trong nền kinh tế mà còn vô hình gây nên áp lực cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp địa phương vì cạnh tranh khốc liệt. Việc tỷ giá Nhân dân tệ giảm mạnh, theo đó là tác động đầu tiên của căng thẳng thuế quan, nông sản, hàng nhập khẩu sẽ phải chịu một khoản thuế khá cao, tang nguy cơ thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện cũng được xem là chưa bền vững, bởi thời gian gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh siết chặt các quy trình kiểm

tra chất lượng, thắt chặt chi tiêu hàng hóa và có yêu cần nguồn gốc xuất xứ. Shi Xinbiao, một chuyên gia thương mại và nhập khẩu của Trung Quốc đã nói về chính sách mới cho mặt hàng rau củ quả. Theo đó, Trung Quốc sẽ tăng cường kiểm tra sản phẩm nông nghiệp, yêu cầu các chứng nhận phê duyệt và truy xuất nguồn gốc.

Và dự án về kênh đào Kra tuy được xe là mang lại nhiều tiềm năng cho nền kinh tế của nước nhà, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng tiêu cực đến khá nhiều nhân tố đằng sau. Đầu tiên, một câu hỏi được đặt ra là việc xúc tiến xây dựng kênh đào có làm tổn hại đến môi trường biển hay không? Nó có ảnh hưởng đến các hoạt động đánh bắt, khai thác kinh tế biển hay không? Và liệu rằng, việc xây dựng kênh đào xuyên qua các quốc gia Thái Lan, Việt Nam hay Myanmar, kết nối 2 miền lục địa liệu có phải là chiến lược kinh tế hay chính trị, thâu tóm các khu vực lân cận xung quanh hay không? Điều này thì ta vẫn chưa thể chắc chắn.

Mặc dù vậy, xuất nhập khẩu nông sản vẫn là một trong số những ngành mũi nhọn, trọng điểm, đưa kinh tế tăng trưởng, đi lên. Kì vọng xuất siêu và nhập siêu từ Trung Quốc vẫn là rất lớn trong những năm tiếp theo. Chính vì vậy, ta cần có những giải pháp phù hợp để tăng lượng xuất khẩu nông sản một cách bền vững, giảm thiểu nhập siêu, tránh phụ thuộc vào thương mại Trung Quốc khắc phục những khó khăn và thách thức để nhìn nhận vấn đề rõ ràng và giải quyết vấn đề hợp lý và có hiệu quả hơn trong bối cảnh thắt chặt quan hệ hợp tác giữa hai nước.

4.3 Giải pháp

-Nâng cao năng lực cạnh tranh và cải cách cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Tối ưu hóa và điều chỉnh cơ cấu phân phối các mặt hàng xuất-nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc nhằm phát triển thương mại cân bằng, tránh cho ta bị phụ thuộc vào sự biến động của thương mại Trung Quốc. Tỷ lệ trao đổi thương mại giữa ta với Trung Quốc đang bị thâm hụt, vậy nên cần điều chỉnh cơ cấu thương mại phù hợp để đảm bảo sự phát triển cân bằng của thương mại song phương, từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước bạn cũng như với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thêm vào đó, sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng là một trở ngại đáng kể đến sự hợp tác hiệu quả của hai nước. Chính vì vậy, cả hai bên cần tận dụng triệt để chiến lược của “Vành

đai con đường”, hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học-công nghệ, cải thiện điều kiện địa lí và vận chuyển để giảm thiểu những chi phí không đáng có, thiết lập các cơ sở để bảo tồn nông sản và áp dụng công nghệ mới trong canh tác, để cải thiện chất lượng và sản lượng và truy tìm nguồn gốc

- Đa dạng hóa, làm phong phú thị trường giống nông sản, tạo lập tính công bằng pháp lý trong cạnh tranh giữa các chủ thể của nền kinh tế.

Doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kĩ về các kí kết song phương của Trung Quốc, về thương mại, đầu tư, giao thông… các bộ luật về cải thiện chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa rõ ràng để có chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp.Bên cạnh đó, cần ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Công nghiệp hỗ trợ và xây dựng chính sách phù hợp để hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp; tăng cường hiệu quả thực hiện vai trò của Nhà nước trong định hướng phát triển hoạt động đầu tư - kinh doanh của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Phát huy vai trò của các hội, hiệp hội doanh nghiệp. Đa dạng hóa hạng mục hàng nông sản, đặc biệt tập trung đến các lợi thế so sánh của Việt Nam, đầu tư hạng mục mới nhằm tăng thêm nguồn lợi doanh thu cho Nhà nước và GDP. Đây cũng là chiến lược phù hợp để làm phong phú phân khúc thị trường, tạo thêm sự cạnh tranh nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tăng tỷ lệ thương mại tại Trung Quốc và Việt Nam, sản phẩm nông nghiệp cần có giá trị gia tăng cao

- Thu hút vốn đầu tư FDI, đặc biệt là các tập đoàn lớn và các công ty đa quốc gia.

Để phát triển lâu dài, ta cần phát triển những chính sách phù hợp để thu hút nguồn vốn FDI khổng lồ, học hỏi tập dụng các phát minh khoa học, sáng chế công nghệ, đưa công nghệ hiện đại vào dây chuyền sản xuất, cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín cao hơn cho đối tác. Bên cạnh đó, hợp tác với Trung Quốc chính là một điểm sáng để chúng ta dựa dẫm và học hỏi nhiều hơn từ đất nước này, cả về trình độ kỹ thuật, nhân lực lẫn môi trường quản lý chất lượng. Từ đó, hợp tác liên doanh lâu dài về các nhóm hàng tiềm năng, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu và ổn định thị trường thương mại song phương.

Sử dụng “Internet-Nông nghiệp” là một kế hoạch có tiềm năng đối với cuộc cách mạng 4.0 trong thời kì này. Thông qua ủng hộ Internet-nông nghiệp, ta có thể

hiểu nhanh chóng và chính xác nhu cầu của thị trường nông sản Trung Quốc, từ đó phát triển các mặt hàng có lượng cầu cao, gia tăng lợi nhuận. Về bán hàng, nên tập trung phát triển thương mại điện tử nông sản xuyên biên giới, như cách ta đang tối ưu hóa phát triển đầu tư vào thương mại điện tử các ngành tiêu dùng, may mặc như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki…. tận dụng nền tảng khoa học điện tử thông minh để quảng bá sản phẩm, thúc đẩy độ xuất hiện của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Tính đến vấn đề xử lý các tranh chấp thương mại.

Với quy mô như hiện nay, các tranh chấp thương mại sẽ gia tăng. Công cụ phòng vệ thương mại có thể coi là “van” an toàn cuối cùng trong xu thế hội nhập sâu rộng bởi công cụ thuế quan chưa hẳn phù hợp với Việt Nam. Trên thực tế, các biện pháp này khó thực hiện vì khi áp dụng biện pháp nào với hàng hóa nhập khẩu thì cũng phải áp dụng biện pháp đó với hàng sản xuất trong nước. Nếu xây dựng hàng rào kỹ thuật quá cao, có thể chặn được hàng hóa nước ngoài nhưng vô hình chúng ta lại “tiêu diệt” ngành sản xuất trong nước (vì nếu hàng hóa trong nước không thể đáp ứng được tiêu chuẩn đó thì sẽ không được lưu thông). Từ năm 2018 trở đi, thuế suất, thuế nhập khẩu về cơ bản sẽ được xóa bỏ, do đó Việt Nam cần một đạo luật đồng bộ các quy định về thuế để phòng vệ thương mại. Như vậy, rất cần thiết phải bổ sung, nâng cấp cơ sở pháp lý một số nội dung quan trọng liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại (thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ - gọi chung là thuế phòng vệ thương mại...) trong trường hợp các ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại hoặc bị đe dọa thiệt hại do các hành vi bán phá giá, trợ cấp, phân biệt đối xử của các đối tác thương mại, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Tổ chức hoạt động thông tin, dự báo tình hình thị trường hàng hóa, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán, kinh doanh.

Đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin về ngành hàng, thị trường và các vấn đề nổi bật, các vướng mắc, kinh nghiệm xử lý. Các đơn vị của Bộ Công Thương và Thương vụ chủ động cung cấp để doanh nghiệp tiếp cận, phục vụ công tác nghiên cứu thị trường. Cần kiến tạo mối liên kết trực tiếp, chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành,

địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thông tin kịp thời, hiệu quả.

- Xử lý vấn đề buôn bán xuyên biên giới, không hợp pháp.

Là khu vực rộng lớn, biên giới Việt Nam là một địa bàn chiến lược, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Trong bối cảnh ấy, thị trường biên giới có vị trí trung tâm, chiến lược trong hệ thống thị trường nội địa thống nhất ở một quốc gia mà đa phần dân chúng làm nông nghiệp. Khi đã xác định rằng, sự phát triển của các tỉnh phía nam Trung Quốc là một trong những tiền đề cho sự phát triển của vùng biên giới phía Việt Nam, thì việc đầu tư cho vùng biên giới nước ta ở cả “môi trường cứng” (xây dựng kết cấu hạ tầng…) và “môi trường mềm” (các chính sách ưu đãi về thuế quan, giá cả) cần được thay đổi. Rà soát lại những hiệp định giữa hai bên để có những điều chỉnh phù hợp cũng như nâng cao tính hiệu lực của các điều khoản đã cam kết; điều chỉnh và bổ sung các chính sách giữa Việt Nam và Trung Quốc theo hướng tạo cơ chế mở hơn nữa cho hoạt động thương mại trên các hành lang; hoàn thiện chính sách thuế, hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, tạo môi trường thuận lợi cho thương mại và đầu tư như cơ chế xuất, nhập cảnh; áp dụng chính sách ưu đãi tài chính đối với vùng kinh tế cửa khẩu; cải thiện hệ thống thanh toán, tăng cường sự phối hợp, trao đổi định kỳ các biện pháp quản lý và giám sát buôn bán biên giới

- Thúc đẩy hiệu quả chung của "Vành đai và Con đường" và "Hai hành lang và một vòng tròn", mở rộng giao dịch và đầu tư giữa hai nước và các quốc gia khác, tiếp tục phát triển thị trường, dần dần hình thành hiệu ứng tích tụ mạnh mẽ và quy mô kinh tế, và giúp tăng mức độ thương mại nội ngành giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nó cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp ở hai nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tham gia sản xuất chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, và giá trị gia tăng của các sản phẩm và ngành công nghiệp sẽ được nâng cao bằng cách sử dụng khoa học mới nhất và thành tựu công nghệ

Trung Quốc là một thị trường mở và sinh lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Đáp ứng tiêu chí nhập khẩu sẽ giúp Việt Nam chiếm thị phần lớn hơn. Trung Quốc

là nhà nhập khẩu nông sản lớn nhất, chiếm 10% lượng nhập khẩu toàn cầu và nhập khẩu của nước này đang tăng trưởng ở mức 8,8% mỗi năm. Nó chiếm 70 phần trăm xuất khẩu nông sản Việt Nam năm ngoái. Chính vì vậy, cần có các chiến lược phát triển, hợp tác phù hợp để tăng cường quan hệ liên kết, đầu tư liên doanh và có mối quan hệ thương mại song phương bình đẳng, cùng phát triển, đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững , ổn định trong tương lai.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu của thế giới, vai trò của thương mại quốc tế là đặc biệt lớn. Thông qua hoạt động này, các quốc gia có thể phân bổ lại nguồn lực, phát huy những lợi thế so sánh của mình, từ đó phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và vị thế của mình trên trường quốc tế.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Vì vậy, việc tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế về thương mại với các quốc gia trên thế giới là vô cùng cần thiết. Trong số các đối tác thương mại của ta, Trung Quốc chiếm một vị thế vô cùng quan trọng. Qua các năm, quan hệ thương mại Việt - Trung đã và đang phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, các chỉ số về kim ngạch xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch và dịch vụ đều tăng trưởng ổn định qua các năm. Sự phát triển mạnh mẽ của mối giao thương này đã đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên nói chung và Việt Nam nói riêng, như bổ sung nguồn vốn cho cán cân thanh toán, hoạt động đầu tư phát triển, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động Việt Nam, đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu và hoạt động kinh tế khác, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở các tỉnh biên giới, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước,v.v…

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập khó giải quyết, cán cân thương mại mất cân đối, khiến nước ta bị phụ thuộc ít nhiều vào Trung Quốc cả về kinh tế - chính trị - xã hội, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu chưa hợp lý, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại chưa được ngăn chặn, tình trạng ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe người dân… Vì vậy, chúng ta cần có nhận thức thật sự đúng đắn, toàn diện về thực trạng nói trên để đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm tạo nên môi trường lành mạnh, làm tiền đề vững chắc cho mục tiêu phát triển quan hệ thương mại Việt - Trung bền vững trong tương lai. Cần lên kế hoạch tiến hành các chính sách ưu đãi thích hợp, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, tiến hành nghiên cứu thị trường Trung Quốc, đầu tranh chống lại các hiện tượng buôn lậu, gian lận trong thương mại, giải quyết những bất đồng về chính trị - xã hội, v.v… Bằng cách này, ta đảm bảo đem lại lợi ích cho đôi bên, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển, vươn xa trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh và tính bổ sung của thương mại nông sản trung quốc việt nam với sáng kiến vành đai và con đường (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w