Nguyên lý hoạt động

Một phần của tài liệu Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khử mặn nước biển của hệ thống lọc nước sử dụng màng lọc thẩm thấu chuyển tiếp (FO) (Trang 25 - 26)

Trong thập kỉ qua, công nghệ FO đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và được đánh giá như một công nghệ màng lọc triển vọng. Do đó , trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để phát triển công nghê ̣ này . Trong xử lý nước, một quá trình xử lý bằng màng FO gồm hai bước chính (Hình 6): nước tinh khiết được chiết bằng thẩm thấu từ dung dịch nước cần xử lý sang dung dịch lôi cuốn, khi đó nồng độ dung dịch lôi cuốn bị pha loãng và sẽ được hoàn nguyên và tách nước sạch bằng một quá trình khác sử dụng hoặc không sử dụng màng. Nhiều dung dịch lôi cuốn và phương pháp hoàn nguyên khác nhau đã được nghiên cứu ví dụ như: các dung dịch chứa các phân tử mang từ tính (hoàn nguyên bằng phương pháp điện từ); các dung dịch chứa các phân tử lớn (hoàn nguyên bằng phương pháp UF, NF); dung dịch chứa các muối phân hủy nhiệt (hoàn nguyên bằng phương pháp chưng cất); hoặc kết hợp với phương pháp RO (dòng nước thải ra từ bộ lọc RO là dung dịch lôi cuốn cho bộ lọc FO). Quá trình hoàn nguyên để tách nước khỏi dung dịch lôi cuốn sử dụng năng lượng nhiều hơn so với quá trình màng FO[18].

17

Hình 6.Sơ đồ nguyên lý của phương pháp tách nước sử dụng màng FO[21]

Động lực trong FO đươ ̣c ta ̣o ra mô ̣t cách tự nhiên dựa vào sự chênh lê ̣ch áp suất thẩm thấu giữa dung di ̣ch đầu vào và dung dịch lôi cuốn. Chính điều này đã ta ̣o ra nhưng ưu điểm vươ ̣t trô ̣i cho công nghê ̣ FO so với các công nghê ̣ lo ̣c sử du ̣ng thủy lực khác (ví dụ: RO, lọc nano,…) vì sự tiêu thụ năng lượng ít và giảm thiểu nguy cơ gây tắc nghẽn màng trong quá trình sử du ̣ng lâu dài[18].

Một phần của tài liệu Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khử mặn nước biển của hệ thống lọc nước sử dụng màng lọc thẩm thấu chuyển tiếp (FO) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)