Một số nghiên cứu tạo cây kháng

Một phần của tài liệu BƢỚC ĐẦU TẠO CÂY TIÊU (Piper nigrum) IN VITRO KHÁNG NẤM Phytophthora sp ppt (Trang 32 - 34)

Dựa trên kỹ thuật chọn dòng đột biến in vitro, Steiner, đã chọn đƣợc dòng mía chống chịu bệnh mắt én (eyes spot), bệnh này do Helmintosporium sacchari, một loại nấm sản sinh ra độc tố Helmintosporoside gây hƣ hại lá. Những cây mía tái sinh chống chịu bệnh mắt én từ dòng tế bào bố mẹ CP-57-603 qua chọn dòng chống chịu độc tố Helmintosporoside, những cây mía này đƣợc trồng ra đồng và tiếp tục chọn lựa. Tƣơng tự, Krsishamarthi đã tạo ra dòng mía Pinda 70-31 chống chịu bệnh Fiji, một loại bệnh dự đoán là do virus gây ra. Do tính chống chịu bệnh Fiji tốt nên hiện nay Pinda 70-31 đã trở thành dòng thƣơng mại quan trọng ở Fiji. Ngƣời ta còn nhận thấy Pinda 70-31 còn chống chịu bệnh phấn trắng (Downy Wildew), loại bệnh này gây ra

bởi nấm Sclerospora sacchari. Tiếp theo là Gengenbach và Brettel thu đƣợc những dòng tế bào và cây ngô chống chịu độc tố.

Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ cho thấy rằng ngay trên cây có khả năng kháng bệnh cũng cho thấy mô, tế bào hay protoplast cũng biểu hiện tính kháng khi nuôi cấy với độc tố. Cây phát sinh từ mô sẹo kháng độc tố đã đƣợc tái sinh thành công ở ngô, ở khoai tây ở lúa mì. Behnke (1980) ghi nhận rằng lá cây khoai tây tái sinh từ mô sẹo đƣợc chọn lọc tính kháng với dịch vô trùng (FP) Phytophthora infestans thể hiện tính kháng với FP này tốt hơn so với đối chứng. Tuy nhiên, không có sự liên hệ hoàn toàn về mặt tính kháng FP đƣợc quan sát ở cây tái sinh và cây đối chứng đƣợc xử lý bào tử nấm.

Cây kháng bệnh đầu tiên đƣợc thu nhận bởi Karlson (1973) khi xử lý mô nuôi cấy với độc tố. Kế đó tái sinh cây từ những dòng tế bào cho tính kháng ổn định. Cây kháng bệnh vàng lá đƣợc tái sinh sau khi xử lý tế bào đơn bội thuốc lá với các toxin của vi khuẩn.

Sau đó những kết quả tƣơng tự đƣợc ghi nhận khi sử dụng mô nhị bội nuôi cấy, với hệ thống nuôi cấy tế bào hay protoplast và mô sẹo, có hay không có chất xử lý đột biến, gần đây cây kháng bệnh đã đƣợc tái sinh ở ngô và mía qua chọn lọc in vitro.

Solodkaya và ctv (1983) tái sinh cây thập tự từ dịch huyền phù tế bào đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng có chứa dịch nấm vô trùng Sclerotinia trifolium Erikss.

Khromova và cộng tác viên (1983) tái sinh cây khoai tây từ mô sẹo đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng có dịch khuẩn vô trùng gây bệnh thối rễ. Tính kháng của cây còn đƣợc theo dõi cho đến ngày nay.

Đã tạo ra những dòng tiêu có tính chống chịu với nấm Phytophthora ở Ấn Độ, Malaysia, Indonesia (Kasim, 1981; Kueh và Sim, 1992; Anandaraji 2000). Và dòng tiêu Natar 1 là một trong những dòng tiêu thƣơng mại có khả năng chống chịu với nấm

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu BƢỚC ĐẦU TẠO CÂY TIÊU (Piper nigrum) IN VITRO KHÁNG NẤM Phytophthora sp ppt (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)