Tình hìn hô nhiễm Chì trên Thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng hấp thụ kim loại nặng của một số loài thực vật thuộc xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 25 - 29)

5. Cấu trúc của luận văn

1.1.3. Tình hìn hô nhiễm Chì trên Thế giới và ở Việt Nam

a .Tình hình ô nhiễm Chì trên Thế giới

Viện Blacksmith – Hoa Kỳ, một tổ chức nghiên cứu môi trường quốc tế có trụ sở tại New York (Mỹ), đã công bố danh sách 10 thành phố thuộc 8 nước được coi là ô nhiễm nhất thế giới năm 2006, trong đó có thành phố Haina, ở Cộng hòa Dominica (Châu Phi), nơi chuyên tái chế ắc quy Chì. Năm 2000, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Dominica đã xác định Haina là một điểm nóng quốc gia về ô nhiễm Chì với hàm lượng Chì trong đất lớn hơn 1000 lần so với tiêu chuẩn cho phép của Mỹ. Hơn 90% dân số của Haina có hàm lượng Chì trong máu cao, nồng độ trung bình của Chì trong máu của cư dân ở đây là 60 µg/dL (tiêu chuẩn nồng độ Chì cho phép trong máu của Mỹ là 10 µg/dL). Ước tính có khoảng 300.000 người bị ảnh hưởng trực tiếp từ khu vực bị ô nhiễm Chì. Theo Liên Hợp Quốc, dân số của Haina được coi là có mức nhiễm Chì cao nhất trên thế giới [41]. Ngoài ra, Viện Blacksmith và một Tổ chức phi chính phủ của Indonesia đã tiến hành điều tra, xác định hàm lượng Chì trong đất tại các khu vực của làng nghề Cinangka, phía tây Java, Indonesia, là nơi chuyên tái chế và nấu luyện Chì từ các bình ắc quy Chì axit. Kết quả cho thấy nhiều địa điểm có hàm lượng Chì trong đất lớn hơn 200.000 ppm, cao gấp 500 lần so với tiêu chuẩn cho phép của Mỹ [37].

Ở các khu vực luyện kim, vùng khai thác Chì thì hàm lượng Chì trong đất khoảng 1500 µg/g, cao gấp 15 lần so với mức độ bình thường như khu vực xung quanh nhà máy luyện kim ở Galena, Kansas (Mỹ), hàm lượng Chì trong đất 7600

17

µg/g. Hàm lượng Chì trong bùn, cống rãnh ở một số thành phố công nghiệp ở Anh dao động từ 120 µg/g - 3000 µg/g (Berrow và Webber, 1993), trong khi tiêu chuẩn cho phép tại đây là không quá 1000 µg/g [32].

Tại La Oroya - một thành phố khai thác mỏ của Peru gần như 100% trẻ em ở đây có hàm lượng Chì trong máu vượt mức cho phép của tất cả các loại tiêu chuẩn trên thế giới. Còn ở Kabwe (Zambia) các mỏ khai thác và lò nấu Chì đã ngừng hoạt động từ lâu, nhưng nồng độ Chì ở đây vẫn ở mức khủng khiếp. Tính trung bình thì trẻ em ở Kabwe có nồng độ Chì cao gấp 10 lần mức cho phép của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ và có thể gây tử vong. Khi các chuyên gia Mỹ lấy mẫu máu của trẻ em tại Kabwe để phân tích, các thiết bị của họ trục trặc liên tục vì mọi chỉ số đều vượt ngưỡng tối đa [12].

Tại Norilsk (Nga) các cơ sở khai thác và chế biến kim loại đã thải ra môi trường một lượng lớn các kim loại nặng vượt giới hạn cho phép, khu vực này là nơi có các tổ hợp luyện kim lớn nhất thế giới với hơn 4 triệu tấn Cd, Cu, Pb, Ni, As, Se và Sn được khai thác mỗi năm [12].

Thiên Anh, Trung Quốc là một thành phố công nghiệp, Thiên Anh chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng Chì của Trung Quốc. Thứ kim loại độc hại này ngấm vào nước và đất trồng của Thiên Anh và ngấm vào máu trẻ em sinh ra tại đây. Đó có thể là nguyên nhân dẫn tới việc các em nhỏ ở Thiên Anh có chỉ số IQ thấp. Qua kiểm tra, lúa mỳ trồng ở Thiên Anh chứa hàm lượng Chì cao gấp 24 lần chuẩn của Trung Quốc [19].

Kabwe, Zambia khi các mỏ Chì lớn được phát hiện gần Kabwe năm 1902, Zambia là một thuộc địa của Anh, và có rất ít quan tâm tới ảnh hưởng của kim loại độc hại với người dân nơi đây. Đáng buồn thay, tình trạng này tới nay hầu như không được cải thiện. Và cho dù công việc khai thác, chế biến Chì không còn hoạt động nhưng mức ô nhiễm ở Kabwe là rất lớn. Tính trung bình, mức nhiễm Chì ở trẻ em cao hơn chuẩn cho phép của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ từ 5-10 lần, và có thể thậm chí còn cao hơn mức gây tử vong. Song cũng có một tia hy vọng khi Ngân

18

hàng Thế giới gần đây đã thông báo một dự án làm sạch môi trường trị giá 40 triệu USD cho thành phố [21].

Ở Châu Á là một trong những nơi có tình trạng ô nhiễm kim loại nặng cao trên thế giới, trong đó đặc biệt là Trung Quốc với hơn 10% đất bị ô nhiễm Chì, tại Thái Lan theo Viện Quốc tế quản lý nước thì 154 ruộng lúa thuộc tỉnh Tak đã nhiễm Chì cao gấp 94 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Tuy vậy, tại các nước phát triển vẫn phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm mà các ngành công nghiệp khác gây ra [21].

b. Tình hình ô nhiễm Chì ở Việt Nam

Những năm 90 trở lại đây, quá trình công nghiệp hóa và cơ giới hóa nhanh cùng với sự phát triển của các làng nghề, nền kinh tế của Việt Nam đã có bước nhảy vọt đáng kể. Đi kèm với sự phát triển kinh tế đó là nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại các thành phố lớn và các làng nghề tái chế kim loại. Do đó, vấn đề nghiên cứu về môi trường trở nên cấp thiết, đặc biệt là sự ô nhiễm kim loại nặng đang thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học cũng như toàn cộng đồng.

Ảnh hưởng của làng nghề tái chế kim loại đã làm tăng đáng kể hàm lượng Chì trong đất, thậm chí có nơi đã bị ô nhiễm. Theo nghiên cứu của Phạm Văn Khang và cộng sự (2004), hàm lượng Chì trong đất nông nghiệp tại khu vực tái chế Chì ở thôn Đông Mai, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên như sau: 14,29% số mẫu nghiên cứu có hàm lượng Chì là 100 - 200 mg/kg; 9,25% số mẫu đất có hàm lượng Chì từ 200 – 300 mg/kg; 18,5% số mẫu đất có hàm lượng Pb từ 300 - 400 mg/kg; 9,25% số mẫu có hàm lượng Pb từ 400 - 500 mg/kg; 9,25% số mẫu có hàm lượng Pb từ 500 - 600 mg/kg; 18,05% số mẫu có hàm lượng Pb từ 600 - 700 mg/kg; 4,76% có hàm lượng Chì từ 900 - 1000 mg/kg và 4,76% số mẫu có hàm lượng Pb lớn hơn 1000 mg/kg (trong tổng số 21 mẫu phân tích). Như vậy, 100% số mẫu phân tích có hàm lượng Pb vượt quá tiêu chuẩn cho phép [21]. Cũng theo tác giả Lê Văn Khoa và cộng sự (2003), ô nhiễm môi trường đất tập trung ở các làng nghề tái chế kim loại [23].

19

Nghiên cứu ở khu vực khai thác và chế biến kẽm - Chì làng Hích - Tân Long - Thái Nguyên, Đặng Thị An và cộng sự (2008) cho thấy: hàm lượng Pb trong bãi thải cao nhất (5,3.103 - 9,2.103 ppm), tiếp đến là bãi liền kề (164 - 904 ppm), đất

vườn nhà dân (27,9 - 35,8 ppm), bãi thải cũ (1,1.103 - 13.103 ppm), đất ruộng lúa

cách bãi thải cũ (1271 - 3953 ppm), vườn nhà dân gần bãi thải cũ (230 - 360 ppm). Như vậy, theo TCVN 7209:2002 (>70 ppm) thì hầu hết các điểm đã bị ô nhiễm Pb, riêng khu vực vườn nhà dân gần bãi thải mới chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên cũng cần có giải pháp xử lý kịp thời.

Cũng theo nghiên cứu của Đặng Thị An và cộng sự (2008) tại xã Chỉ Đạo thu được kết quả về hàm lượng Pb tổng số trong đất ở các ruộng lúa là từ 964 ppm đến 7070 ppm, vượt xa hơn 100 lần so với TCVN 7209:2002 (70 ppm). Chỉ tính riêng lượng Pb dễ tiêu trong đất thì cũng đã vượt TCVN (Pb dễ tiêu từ 103 đến 757 ppm). Còn tại các ruộng rau muống thì hàm lượng Pb tổng số trong đất từ 700 ppm đến 3500 ppm. Do đất bị ô nhiễm Pb quá nặng nên hàm lượng Pb được cây hấp thụ cũng rất cao. Theo tác giả thì Pb trong gạo từ 1,9 ppm đến 4,2 ppm, so với tiêu chuẩn của Hội đồng Châu Âu (EC, 2001) đối với ngũ cốc là 0,2 ppm thì gạo thí nghiệm đều vượt xa ngưỡng an toàn. Theo tính toán thì nếu ăn gạo thu được từ những ruộng trên thì chỉ qua gạo thôi một người đã tiêu thụ lượng Pb cao hơn mức an toàn 7 lần/ngày. Và nếu ăn rau muống hay dùng rau muống để nuôi lợn thì nguy cơ bị ngộ độc Pb và các bệnh do Pb gây ra sẽ càng gia tăng [5].

Nghiên cứu của Hồ Thị Lam Trà (2005) cho thấy: hàm lượng Pb tổng số trong đất phục vụ nông nghiệp chịu ảnh hưởng của các làng nghề đúc đồng và tái chế kẽm tại xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên rất cao, dao động từ 51,2 - 313,0 mg/kg, trong đó có nhiều mẫu >200 mg/kg [29].

Theo tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2006) khi nghiên cứu về hàm lượng kim loại nặng ở các khu công nghiệp ngoại thành Hà Nội với 15 mẫu đất nghiên cứu có hàm lượng Chì trong đất dao động từ 8,36 đến 93,39 mg/kg. Trong đó có 6 mẫu bị ô nhiễm Pb với hàm lượng Pb trong đất là 75,39; 75,73; 78,03; 79,74; 88,02; 93,39, đó là 3 mẫu đất lấy gần đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài và đường cao

20

tốc số 5; 2 mẫu lấy tại bãi rác Kiêu Kị - Gia Lâm và bãi rác Nam Sơn - Sóc Sơn; 1 mẫu lấy tại Tiên Dương - Đông Anh nơi có nhà máy sản xuất pin và phân sinh học. Nguyên nhân dẫn đến tích tụ Pb trong đất tại các điểm trên chính là do hoạt động giao thông, do quá trình chôn lấp rác lâu dài và do trong chất thải có hàm lượng Pb lớn nên đã dẫn đến tích đọng hàm lượng Chì trong đất [18].

Kết quả nghiên cứu của Lê Đức và cộng sự (2003) về môi trường đất vùng đồng bằng sông Hồng, ở khu vực nhà máy Pin Văn Điển hàm lượng Pb trong các nguồn nước thải là 0,012 mg/lít, trong đất là 30,737 mg/kg so với đối chứng là 18,240 mg/kg ; khu vực Hanel, Pb trong nước thải là 0,560 mg/lít, trong đất là 23,070 mg/kg so với đối chứng là 13,650 mg/kg; khu vực nhà máy Phả Lại, Pb trong nước thải là 0,013 mg/lít, trong đất là 2,320 mg/kg và đối chứng là 2 mg/kg. Đặc biệt tại làng nghề thì hàm lượng Chì trong nước thải và đất tăng cao và mức ô nhiễm (TCVN, 2002): ở làng nghề Phùng Xá, Pb trong nước thải là 5,2 mg/lít, trong đất là 304,59 mg/kg còn đối chứng là 30,76 mg/kg; ở làng nghề xã Chỉ Đạo, Pb trong nước là 3,278 mg/lít, trong đất là 273,63 mg/kg so với đối chứng là 35,11 mg/kg.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng hấp thụ kim loại nặng của một số loài thực vật thuộc xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)