Quy trình nấu mẫu

Một phần của tài liệu Chế tạo, nghiên cứu cấu trúc tinh thể và một số tính chất vật lý của hệ vật liệu LaR(Fe,Si)13 (R= Ce, Tb, Ho, Yb) (Trang 25 - 26)

- Buồng nấu mẫu được làm sạch và hỗn hợp kim loại để nấu được đặt vào nồi đồng. Các nguyên tố được đặt vào nồi sao cho nguyên tố nào có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn đặt ở trên nguyên tố có nhiệt độ nóng chảy cao hơn.

- Hút chân không: quá trình hút chân không được bắt đầu với việc hút sơ bộ

bằng bơm sơ cấp cho đến khi áp suất trong buồng mẫu đạt khoảng 3 × 10−2 Torr.

Tiếp theo là quá trình hút bằng bơm khuếch tán đến áp suất 10−5 Torr.

- Đuổi khí Ar: sau khi hút chân không đến áp suất P = 10-5 Torr, đóng van

nối với bơm chân không và mở van khí Ar đến áp suất cỡ 10 Torr thì đóng van khí (việc xả khí có tác dụng đẩy ôxi ra ngoài). Mở van nối với bơm khuếch tán, quá

trình hút chân không được thực hiện đến áp suất P = 10-5 Torr. Việc xả khí được

thực hiện 3 lần.Đóng van nối với hút chân không, sau đó xả khí argon vào buồng mẫu với áp suất 10 Torr để chuẩn bị nấu mẫu.

- Nấu mẫu: mở nước làm lạnh nồi nấu và điện cực. Bật nguồn cao tần, nấu chảy viên Titan. Việc nấu chảy viên Titan có tác dụng thu và khử khí ôxi còn lại trong buồng mẫu, tránh sự ôxi hóa mẫu trong quá trình nấu mẫu. Viên Titan khi nấu có màu sáng là tốt, đủ điều kiện để tiến hành nấu mẫu. Tắt bơm khuếch tán.Nếu viên Titan bị xám có nghĩa là chân không chưa tốt sẽ không thể tiếp tục nấu mẫu được mà phải lặp lại quá trình hút chân không.

- Mẫu được lật đảo khoảng 3 lần để tạo sự đồng nhất. - Lấy mẫu ra khỏi buồng mẫu.

Ngành Vật lý Nhiệt 20 Khóa 2011-2013

Một phần của tài liệu Chế tạo, nghiên cứu cấu trúc tinh thể và một số tính chất vật lý của hệ vật liệu LaR(Fe,Si)13 (R= Ce, Tb, Ho, Yb) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)