III. Tình hình kinh tế, văn hóa thời Trần 1 Sự phát triển kinh tế
d. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc * Kiến trúc: Nhiều công trình kiến trúc
* Kiến trúc: Nhiều công trình kiến trúc
có giá trị: Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô.
* Điêu khắc: Nghệ thuật chạm khắc tinh
3.3. Hoạt động luyện tập, kiểm tra chuyên đề
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: biết được những khái quát về các kiến thức cơ bản của chủ đề. + Kĩ năng: suy nghĩ, gợi nhớ
- Phương thức:
+ Câu hỏi, bài tập
+ Hoạt động cá nhân/ lớp/ nhóm/ cặp đôi
Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu đáp án đúng:
1. Những biểu hiện nào cho thấy từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý bị suy yếu A. vua, quan chỉ lo ăn chơi sa đọa, tranh giành quyền lực.
B. mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra, dân nghèo nổi dậy đấu tranh. C. xã hội không ổn định.
D. cả A, B, C.
2. Pháp luật thời Trần có tên gọi là gì?
A. Hình thư. B. Quốc triều hình luật. C. Hồng Đức. D. Luật Gia Long. 3. Cấm quân được nhà Trần tuyển chọn ở đâu?
A. cả nước. B. các địa phương. C. Hoa Lư. D. Tức Mạc. 4. Nhà Trần kháng chiến chống quân Mông Cổ mấy lần?
A. một lần. B. hai lần. C. ba lần. D. bốn lần. 5. Nhà Trần kháng chiến chống giặc ngoại xâm lần thứ nhất vào năm nào?
A. năm 1258. B. năm 1285. C. năm 1287. D. năm 1288.
6. Trong Hội nghị Diên Hồng năm 1285, vua Trần chỉ mời chủ yếu thành phần nào trong xã hội?
A. quan lại. B. phụ lão. C. phụ nữ. D. thanh niên. 7. Người sáng lập phái Trúc Lâm – Yên Tử là vị vua nào của nhà Trần?
A. Trần Cảnh. B. Trần Thánh Tông.
C. Trần Nhân Tông. D. Trần Thái Tông.
8. Trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, các tầng lớp nhân dân đều theo lệnh triều đình thực hiện kế hoạch nào?
A. tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu. B. buộc địch phải theo ta. C. chuyển từ bị động sang chủ động. D. vườn không nhà trống. - Dự kiến sản phẩm (gợi ý sản phẩm):
1 2 3 4 5 6 7 8
D B D A A B C D
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh:
3.4. Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: biết được hoàn cảnh thành lập nhà Trần; những điểm giống và khác nhau về luật pháp so với thời Lý; những chủ trương trong việc xây dựng quân đội; những biên pháp để phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh; cách đánh giặc trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên; nguyên nhân tháng lợi và ý nghĩa lich sử; những nét tiêu biểu trong văn hóa thời Trần.
+ Kĩ năng: nhận xét, tư duy, phân tích - Phương thức:
+ Câu hỏi, bài tập + Hoạt động nhóm
- Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Nhận xét bộ Quốc triều hình luật thời Trần so với bộ Hình thư thời Lý.
- Nhà Trần tổ chức quân đội như thế nào? Chủ trương xây dựng quân đội của nhà Trần là gì?
- Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế? Những chính sách đó có tác dụng như thế nào đối với nền kinh tế lúc bấy giờ?
- Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
- Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược đã có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến?
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Dự kiến sản phẩm (gợi ý sản phẩm):
+ Nhà Lý chỉ lo ăn chơi xa hoa, bất lực, không chăm lo đến đời sống nhân dân, các thế lực phong kiến địa phương đánh giết lẫn nhau làm cho nhà Lý thêm suy yếu, xã hội rối loạn. Nhà Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần để tồn tại, đó chính là cơ hội để nhà Trần buộc vua Lý phải nhường ngôi cho Trần Cảnh và nhà Trần thành lập.
+ Xác định lại những diều luật ban hành dưới thời Lý và có bổ sung. Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản. Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất. Đặt cơ quan Thẩm hình viện xét xử việc kiện cáo còn ở thời Lý không có coq aun xử lý và thi hành pháp luật mọi việc do vua quyết định cơ quan pháp luật thời Trần được tăng cường và hoàn thiện hơn.
+ Quân đội gồm cấm quân và quân ở các lộ. Ở các làng xã có hương binh, quân đội của các vương hầu. Tuyển dụng theo chính sách “ngụ binh ư nông”. Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên. Cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu, vua Trần thường xuyên tuần tra việc phòng bị; chủ trương: “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.
+ Nông nghiệp: đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, làm thủy lợi nông dân được Nhà nước quan tâm, cố gắng tích cực cày cấy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi; Thủ công nghiệp: phát triển với nhiều ngành nghề; Thương nghiệp: các chợ mọc lên, có nhiều cảng biển sản phẩm đạt trình độ cao, buôn bán với nước ngoài được mở rộng hơn trước.
+ Mông Cổ muốn đánh chiếm Đại Việt để làm bàn đạp đánh thẳng lên phía Nam Trung Quốc, phối hợp với các cánh quân từ phía Bắc xuống tạo nên gọng kìm để tiêu diệt Nam Tống.
+ Đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ Tinh thần đoàn kết của toàn dân; tinh thần yêu nước; tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng; sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, có chiến lược, chiến thuật đúng đắn,s sáng tạo của bộ chỉ huy.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh: Kiểm tra, quan sát học sinh làm bài.
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: hiểu được những việc làm quan trọng của các vua Trần trong việc khôi phục và xây dựng đất nước cũng như việc áp dụng từng chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
+ Kĩ năng: phân tích, so sánh, nhận xét - Phương thức:
+ Câu hỏi, bài tập + Hoạt động cá nhân
- Những chính sách của nhà Trần có tác dụng như thế nào đối với kinh tế, quân đội và củng cố quốc phòng?
- Tại sao quân Mông – Nguyên lớn mạnh nhưng lại bị quân Đại Việt đánh bại thảm hại?
- Hãy nhận xét tình hình kinh tế của nước Đại Việt thế kỉ XIII – XIV. - Sự phát triển văn hóa ra sao?
- Dự kiến sản phẩm (gợi ý sản phẩm):
+ Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đềuphát triển; quân đội hùng mạnh với nhiều binh chủng; quốc phòng: vững chắc, việc bảo vệ đất nước luôn được chú trọng.
+ Tinh thần đoàn kết toàn dân trên dưới một lòng; tinh thần yêu nước của dân tộc; tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân; sự chuẩn bị tiềm lực về mọi mặt, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sang tạo của bộ chỉ huy, dứng đầu là vua Trần và Trần Quốc Tuấn.
+ Sau chiến tranh, nông nghiệp: nhanh chóng phục hồi và phát triển; thủ công nghiệp: các mặt hang ngày càng tốt, đẹp hơn do trình đọ kỹ thuật ngày càng nâng cao; thương nghiệp: chợ búa mọc nhiều nơi, trao đổi, buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh. + Đạo Phật vẫn phát triển; địa vị của Nho giáo ngày càng được nâng cao; các hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng, mang đậm tính dân tộc; tín ngưỡng phổ biến; tập quán sống giản dị; văn học có nhiều tác giả nổi tiếng với những tác phẩm đăc sắc làm rạng rỡ cho văn hóa Đại Việt.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh: Kiểm tra bài làm của học sinh