Tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế qua kênh nợ công

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở các nước đông nam á (asean 5) (Trang 26 - 32)

5. Kết quả thực nghiệm và thảo luận

5.2Tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế qua kênh nợ công

Ngoài ra, tác giảcũng phát hiện ra tác động ngược chiều của chi tiêu chính phủ (exp) lên

tăng trưởng GDP, cụ thể với 10% gia tăng trong chi tiêu của chính phủ sẽ làm giảm tăng trưởng GDP bình quân đầu người giảm từ mức 2,3% đến 2,7%, (thể hiện kết quả trong MH3 của các Bảng 2,5,6) với mức ý nghĩa 10%. Điều này có thể xuất phát từ nguồn gốc chi tiêu của chính phủ kém hiệu quả - một trong những kênh truyền dẫn quan trọng - làm

Trang 22

tăng quá mức sẽlàm cho tăng trưởng kinh tế giảm điều này phù hợp với quan điểm của Modigliani (1961)

Bảng 7: Thống kê mô tả tổng nợ chính phủ của các quốc gia trong mẫu

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

Debt 60 0.448412 0.112176 0.23233 0.80161

Hình 1: Đồ thị biểu diễn dữ liệu nợ chính phủ của mẫu nghiên cứu

Nguồn: Nguồn dữ liệu từ IMF, WB Theo số liệu thống kê mức nợ bình quân của các quốc gia trong mẫu là 44% (xem Bảng 7) nên tác giảđã sử dụng biến giảdum44 như là một ranh giới để đánh giá sự khác biệt trong ảnh hưởng của mức nợ cao và thấp đến tăng trưởng kinh tế (Nếu mức nợ dưới 44%/GDP: dum44 nhận giá trị 0 và ngược lại dum44 nhận giá trị 1).

Kết quả được trình bày trong Bảng 8 cho thấy một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (ở

mức 10%) trong tăng trưởng GDP đối với tỷ lệ nợ chính phủ/GDP cao (đạt mức 44%/GDP trở lên) và tỷ lệ nợ chính phủ/GDP thấp (dưới 44%/GDP) là 0,01% đến 0,02%.

Trang 23

nợ chính phủ/GDP sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế thấp hơn từ 0,1% đến 0,2% so thời kỳ

tỷ lệ nợ chỉnh phủ/GDP thấp (dưới 44%)

Bảng 8: Kết quả hồi quy sử dụng biến giả dum44 và dum44_exp

Pooled_OLS Fixed_effect GMM g_gdpit-1 0.12 0.11 0.14 0.14 0.12 0.11 sav 0.15 0.16* 0.08 0.10 0.21** 0.22** pop 0.03** 0.02** 0.03*** 0.02*** 0.03*** 0.02** trade 0.05** 0.04** 0.06*** 0.05*** 0.05*** 0.04** debtit-1 0.07* 0.07* 0.05 0.05 0.12*** 0.11*** exp -0.21* -0.19* -0.27** -0.24** -0.22** -0.20* dum44 -0.01 -0.01** -0.02** dum44_exp -0.06* -0.06** -0.07** Cons -0.13 -0.13 -0.10 -0.10 -0.17 -0.17 P_value 0.0070 0.0052 0.0000 0.0000 0.001 0.001 Prob> F (của dum44) 0.1269 0.0532 0.0596 Prob>F

(của dum44_exp so với exp) 0.0361 0.0044 0.0142

(*), (**), (***): tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Ngoài ra, tác giảcũng sử dụng biến tương tácdum44_exp để nghiên cứu khác biệt trong

tác động của chi tiêu chính phủ đến tốc độ tăng trưởng GDP ở hai nhóm tỷ lệ nợ chính phủ/GDP cao và thấp hơn mức 44%. Kết quả hồi quy từ Bảng 8 cho thấy, đối với mẫu nghiên cứu của tác giả, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (10%) giữa tác động của tỷ lệ

chi tiêu chính phủ/GDP lên tăng trưởng kinh tế. Cụ thể tốc độ tăng trưởng GDP sẽ thấp

hơn trunh bình là 0,6% nếu tỷ lệ nợ chính phủ/GDP tăng thêm 10% vào những thời kỳ nợ

chính phủ đạt từ mức 44%/GDP trở lên so với thời kỳ nợ chính phủ/GDP thấp hơn 44%. Điều này cho thấy với 10% tăng thêm của chi tiêu công sẽ khuyếch đại mức sụt giảm

Trang 24

trong tăng trưởng GDP 6 lần nếu so sánh với yếu tố nợ phía trên. Điều này là một chỉ báo

đáng xem xét cho chính phủ các quốc gia trong việc thực hiện chi tiêu ngân sách hàng

năm trong mối tương quan với tỷ lệ nợ chính phủđang có. Bởi vì nếu chi tiêu ngân sách quá nhiều trong bối cảnh nợ chính phủ đang ở mức cao thì sẽ gây tác động bất lợi đến

tăng trưởng kinh tế nhiều hơn là có lợi.

Hình 2: Thâm hụt ngân sách của các quốc gia Đông Nam Á (Asean 5) Giai đoạn 2003 – 2011

Đơn vị: %/GDP

Nguồn: IMF, WB Với mức thâm hụt ngân sách liên tục và có xu hướng gia tăng cao qua năm (xem Hình 2) từ các quốc gia trong mẫu nghiên cứu, điều này minh chứng cho sự lựa chọn chính sách tài khóa mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của hầu hết các chính phủ trong khu vực trong suốt gần một thập kỷ qua. Tuy nhiên, việc thu không bù đắp nổi chi là nguyên nhân chính dẫn đến mức nợ công nói chung của nhóm các quốc gia này đang liên tục gia

tăng. Điều đáng quan ngại khác là quy mô thâm hụt ngân sách sẽ ngày càng phình to cùng với đà gia tăng GDP, chính điều này sẽ dẫn đến tỷ nợ công ngày càng gia tăng. Đến

Trang 25

lượt mình, nợ công gia tăng sẽ tác động ngược chiều tăng trưởng GDP. Do đó vấn đề

kiểm soát chi tiêu của chính phủ, tiến đến giảm dần tỷ lệ thâm hụt ngân sách qua các năm

là một việc thật sự cần được Chính phủ quan tâm theo dõi và xử lý chặt chẽ.

6. Kết luận

Qua phân tích thực nghiệm, tác giảđã tìm thấy bằng chứng về tính chất phi tuyến của nợ

chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á với mức ý nghĩa

10%. Kết quả này cho thấy nợ chính phủ chỉ có tác động thúc đẩy tăng trưởng GDP đối với một tỷ lệ nhất định, vượt quá mức ngưỡng cần thiết sẽ làm giảm tăng trưởng GDP (từ đó gây nên hiệu ứng chữU ngược). Tác giả đã sử dụng nhiều kỹ thuật và mô hình khác

nhau để xác nhận kết quả nghiên cứu này.

Ngoài ra tác giả cũng tìm thấy bằng chứng về tác động ngược chiều của chi tiêu của chính phủ trong bối cảnh tỷ lệ nợ chính phủ/GDP ở mức cao lên tăng trưởng kinh tế.

Điều này cho thấy chi tiêu công kém hiệu quả sẽ gây ra tác động lớn và theo hướng bất lợi lên tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong mẫu hình các quốc gia mà tác giả nghiên cứu,

trong đó có Việt Nam. Thông qua kết quả nghiên cứu này, tác giả muốn khuyến cáo đến chính phủ về chất lượng và hiệu quả của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng GDP. Theo kết quả nghiên cứu với 10% tăng lên của chi tiêu chính phủ/GDP sẽ làm tăng trưởng GDP giảm 0,6% đây là một tín hiệu cảnh báo cần thiết về tính hiệu quả của chính sách tài khóa mở rộng mà các chính phủđang theo đuổi.

Qua phân tích kết quả nghiên cứu, tác giảđã tìm thấy bằng chứng về một mức ngưỡng nợ

công đối với mẫu nghiên cứu này là 86%. Bên cạnh đó, qua kết quả kiểm định sơ bộ tác giả thấy rằng tăng trưởng GDP bình quân ở thời kỳ tỷ lệ nợ chính phủ/GDP đạt từ

44%/GDP trở lên thấp hơn khoảng 0,01% đến 0,02% so với thời kỳ tỷ lệ nợ chính phủ/GDP dưới mức 44%/GDP. Điều này phát đi một tín hiệu cảnh báo đối với các quốc gia trong mẫu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng khi mức nợ chính phủ/GDP

bình quân giai đoạn 2006 – 2012 hiện đang ở mức 40,2% và đang có xu hướng gia tăng qua các năm. Ngoài ra tác giả cũng tìm thấy bằng chứng về tác động của chi tiêu chính phủđến tăng trưởng kinh tế, cụ thể vào những giai đoạn tỷ lệ nợ chính phủđạt 44%/GDP

Trang 26

trở lên nếu gia tăng chi tiêu chính phủ thêm 10% thì sẽ làm cho tốc độtăng trưởng GDP giảm đi 0,6% so với thời kỳ có tỷ lệ nợ chính phủ thấp hơn 44%/GDP

Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Mở rộng bộ dữ liệu nghiên cứu đểgia tăng tính vững chắc của các kết quả nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp khác để tìm điểm ngoặt nợ nhằm củng cố kết luận mối quan hệ

phi tuyến của nợcông và tăng trưởng kinh tế.

Kiểm tra các kênh truyền khác đóng vai trò truyền dẫn đến tác động của nợ lên tăng trưởng kinh tế: (i) tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư; (ii) tỷ lệ đầu tư của khu vực công; (iii) tổng năng suất các yếu tố (TFP); và (iv) lãi suất danh nghĩa dài hạn và lãi suất thực dài hạn của quốc gia.

Trang 27

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở các nước đông nam á (asean 5) (Trang 26 - 32)