Dân ca Mnông

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU DẠY - HỌC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 40)

- Ôn các bài Tập đọc nhạc

d. Dân ca Mnông

Dân ca Mnông ít mang tính nhịp điệu hơn. Nghệ nhân cũng ít khi sử dụng nhạc cụ đệm, mà thường hát “chay”. Các làn điệu Tăm pớt, Taptaveo, Jun jớ... thường mang nhiều yếu tố tự sự, giãi bày, dưới dạng hát nói (recitativ) giống như điệu K’ưt của của người Êđê.

Là một tộc người có gia tài trường ca - sử thi (ot ndrong) đồ sộ, thể loại hát nói của người Mnông cũng là làn điệu chủ đạo trong thể loại hát - kể này.

Thể loại hát nói tự sự cũng là phương tiện trình bày một lối hát mang tính chất văn học truyền miệng khác của các tộc người Tây Nguyên nói chung, đó là Luật tục (Klei bhian kđi, Phat kđuôih…). Tuy là những luật lệ - như một hiện tượng sơ khai của luật pháp, nhưng do tính đặc thù và có vần, có điệu, có âm thanh cao thấp, nên vẫn có thể xếp luật tục Tây Nguyên vào thể loại hát - kể văn học được. Chỉ tiếc rằng ngày nay còn rất ít nghệ nhân thuộc và sử dụng luật tục để phân xử những vấn đề kiện cáo, tranh chấp trong cộng đồng buôn, bon, kon, plei như trước đây, nên luật tục đang đứng trước nguy cơ bị mai một hoàn toàn.

Khi nắm bắt được những nét khái lược về đặc trưng của dân ca Tây Nguyên, việc lựa chọn và đưa vào phần dạy những bài hát địa phương tự chọn hay giới thiệu dân ca Tây Nguyên trong những buổi ngoại khóa của giáo viên sẽ có sức thuyết phục hơn. Điều quan trọng là thông qua một bài dân ca cụ thể, giáo viên Âm nhạc sẽ giới thiệu được cái hay, cái đẹp của một nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc.

2. Giới thiệu một số tác giả âm nhạc ở Tây Nguyên2.1. KPA Y LĂNG

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU DẠY - HỌC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w