1. Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành chính sách
1.1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1.2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ làm đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1.3. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong lĩnh vực phụ trách với các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1.4. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1.5. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia; chủ trì tổ chức, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương.
2. Cơ quan giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách
2.1. Cơ quan giám sát
Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội, Mặt trận tổ quốc các cấp có thẩm quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hiện chính sách.
2.2. Cơ quan đánh giá
Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và Uỷ ban nhân dân tổ chức đánh giá, theo dõi tình hình thực thi chính sách định kỳ 3 năm 1 lần hoặc đột xuất.
Các tổ chức xã hội có quyền đánh giá thực thi chính sách lằm căn cứ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung.
V. Phụ lục
Thu từ rượu, bia Chi phí khắc phục tác hại của rượu, bia
Đóng góp ngân sách của ngành rượu, bia năm 2015 là >16.000 tỷ đồng (tương đương 800 triệu USD)
Đức: tiêu thụ rượu bia đứng thứ 9 trên thế giới, thiệt hại do rượu bia ~32 tỷ USD/năm (2006), trong khi chi phí trực tiếp cho chăm sóc y tế là 9,4 tỷ USD (WHO Regional Office for Europe, 2010).
Thái Lan:tiêu thụ rượu bia ở mức trung bình TG, thiệt hại do rượu bia năm 2006 là 1,99% GDP gấp 2,4 lần nộp ngân sách từ thuế. (Montarat et al.2010)
Việt Nam: