4.2.1. Hệ tiêu hoá
Quá trình tiêu hóa của cá về cơ bản cũng giống như động vật có xương sống bậc cao. Song cá là động vật biến nhiệt, môi trường sống là nước nên cơ năng tiêu hóa cũng có nhiều điểm khác với động vật bậc cao (Dương Tuấn, 1978). Phù hợp với đặc tính dinh dưỡng của cá mà các cơ quan cá dùng để bắt mồi cũng khác nhau (Nikolski, 1963 trích dẫn bởi Hồ Mỹ Hạnh, 2003). Vì vậy để dự đoán được tính ăn của cá ngoài tự nhiên, hình dạng cấu tạo của các cơ quan thuộc hệ tiêu hoá của cá ngát đã được khảo sát.
Miệng
Cá ngát có miệng dưới, rộng, không co duỗi được. Rạch miệng ngắn và xiên hướng xuống dưới. Điều này cho thấy cá ngát thường bắt mồi ở đáy. Miệng cá ngát rộng đặc trưng cho nhóm cá ăn mồi có kích thước lớn. Hình dạng của miệng cá nói lên rất nhiều điều về tính ăn của cá (Castro và Huber, 2003), cá ăn thịt có miệng lớn, cá ăn thực vật có miệng nhỏ (Mai Đình Yên và ctv, 1979).
Hình 4.13: Hình dạng miệng cá ngát
Kết quả khảo sát 258 mẫu cá với kích cỡ dao động từ 1,29g đến 3000g cho thấy kích thước miệng tăng dần theo chiều dài cơ thể (Bảng 4.5).
Bảng 4.5: Chiều dài cơ thể, chiều dài hàm trên và cỡ miệng của cá ngát theo trọng lượng cơ thể
Trọng lượng (g) Chiều dài cơ
thể (cm) Chiều dài hàm trên (cm) Cỡ miệng cá (cm) Dưới 5g (I) 7,59 0,4 0,57 Từ 5g đến dưới 10g (II) 10,5 0,56 0,79 Từ 10g đến dưới 15g (III) 12,5 0,78 1,10 Từ 15g trở lên (IV) 21 2,05 2,09
Từ kết quả trên cho thấy cỡ miệng của cá tăng đều ở giai đoạn dưới 15g và từ sau giai đoạn này cỡ miệng tăng gần gấp đôi. Như vậy cá ngát bắt đầu ăn những con mồi có kích thước lớn khi đạt trọng lượng từ 15g trở lên.
Sự biến đổi cỡ miệng và chiều dài có mối tương quan thuận. Về mặt tỷ lệ thì độ rộng miệng tăng nhanh hơn so với mức tăng chiều dài cơ thể. Từ nhóm II đến nhóm III độ rộng miệng tăng 1,4 lần trong khi chiều dài tăng khoảng 1,2. Tương tự, từ nhóm III lên nhóm IV chiều dài tăng 1,7 lần trong khi độ rộng miệng tăng gấp đôi.
Tuy nhiên, Bond (1996) cho rằng miệng cá có thể cung cấp những thông tin về tập tính ăn, đặc biệt khi xem xét cùng với kích thước và vị trí răng.
Răng
Răng phân bố ở hai hàm, vòm miệng và hầu. Hàm trên có răng nhỏ, ngắn và xếp thành hai đám tách biệt nhau dọc theo xương khẩu cái, mỗi đám có 4 hàng răng. Hàm dưới có một hàng nhọn bên ngoài, bên trong có 3 hàng răng hình hạt, các răng trong lớn hơn răng ngoài. Vòm miệng có răng rắn chắc, hình hạt, tập trung thành đám gần giống hình bán nguyệt, các răng sau to và tròn hơn răng trước đó. Răng hầu rất phát triển, nhỏ nhọn, sắc bén, xếp thành đám hình bầu dục ở vùng hầu.
Hình 4.14: Răng cá ngát: răng hàm trên (A), răng hàm dưới (B), răng hầu (C)
Theo Nguyễn Bạch Loan (2004), cá ăn động vật kích thước lớn có răng to, bén. Từ đó cho thấy cá ngát thuộc nhóm cá ăn động vật và ăn được con mồi có kích thước lớn. Về hình thái, giữa cá ngát và cá trê có nhiều điểm giống nhau và đều thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về động vật, tuy nhiên răng của cá ngát to và dài hơn răng của cá trê, điều này cho thấy tính thiên về động vật của cá ngát nhiều hơn cá trê. So với răng của các loài cá ăn động vật điển hình như cá leo, cá lóc, cá bóng tượng, răng của cá ngát không có răng chó như các loài cá này, điều này chứng tỏ tính dữ của cá ngát ít hơn.
Lưỡi
Lưỡi cá ngát không cử động được. Đây cũng là đặc điểm chung của các loài cá sụn và cá xương (Nguyễn Bạch Loan, 2004). Lưỡi nằm trong xoang miệng hầu, phía sau răng hàm dưới, có hình bán nguyệt nhỏ, dính vào lớp biểu bì của xoang miệng, trước đầu các cung mang.
Lược mang
Mang của cá ngát được cấu tạo bởi 4 đôi cung mang. Lược mang có màu trắng, mảnh, dài, thưa, xếp thành một hàng dạng gai nhọn, cứng chắc nằm trên các cung mang và hướng vào xoang miệng hầu. Đây là đặc điểm lược mang của cá ăn động vật (Nguyễn Bạch Loan, 2004).
Hình 4.15: Lược mang cá ngát
Kết quả đếm số lược mang trên cung mang thứ nhất của cá ngát cho thấy cá ngát có số lược mang dao động từ 22-25. So sánh với các loài cá trong cùng họ Plotosidae và các loài cá trong bộ Siluriformes ta thấy có sự khác nhau rõ rệt về số lượng lược mang ở cung mang thứ nhất.
Bảng 4.6: Số lược mang trên cung mang thứ nhất ở một số loài cá
Loài Số lược mang Tác giả, năm
Plotosus canius 22 - 25 Nghiên cứu này
Plotosus lineatus 27 - 31 Yoshino và Kishimoto, 2008
Plotosus nkunga 16 - 21 Gomon, 1983
Kryptopterus
bleekeri (Cá kết) 14 - 17
Nguyễn Văn Triều và ctv, 2006
Pangasius krempfi
(Cá bông lau) 17 - 21 Phạm Thanh Liêm, 2005
Wallago attu (Cá
leo) 28 - 36 Nguyễn Bạch Loan, 2004
Sự khác biệt trên cho thấy lược mang cũng là đặc điểm quan trọng trong phân loại cá và đặc trưng cho từng loài.
Trên cung mang thứ hai, lược mang ngắn hơn lược mang ở cung mang thứ nhất. Còn ở các cung mang còn lại, lược mang chỉ là những gai nhỏ, màu trắng.
Ở mặt sau của các cung mang cá ngát cũng có một hàng lược mang. Tuy nhiên, lược mang ở mặt sau không phát triển, chúng chỉ là những nhú nhỏ,
màu trắng, mềm. Các nhú này không đồng nhất ở các cung mang. Trên cung mang thứ nhất nhú này có thể phủ đầy hoặc chỉ phủ 1/3 chiều dài cung mang hay không xuất hiện. Trong khi đó nó phủ đầy ở các cung mang còn lại. Theo Gomon (1983) nhú này không có ở cá ngát Plotosus nkunga. Vì vậy có thể xem đây là một đặc điểm phân biệt cá ngát Plotosus nkunga với loài Plotosus canius.
Hình 4.16: Mặt sau của cung mang thứ nhất nhất (trái) và cung mang thứ hai (phải)
Thực quản
Thực quản nằm tiếp sau xoang miệng hầu. Thực quản của hầu hết các loài cá thường ngắn (Smith, 1991), tuy nhiên các loài cá có tính ăn khác nhau thì độ đàn hồi của thực quản cũng khác nhau. Bond (1996) cho rằng những loài cá ăn mồi kích thước nhỏ có thực quản nhỏ thì ít đàn hồi hơn những loài cá ăn thịt. Thực quản cá ngát có dạng hình ống, to, ngắn (Hình 4.17). Mặt trong có nhiều nếp gấp do đó có độ đàn hồi cao chứng tỏ cá ngát có thể ăn được thức ăn có kích thước lớn.
Hình 4.17: Các cơ quan tiêu hóa của cá ngát
Dạ dày
Dạ dày nằm trong xoang nội quan, là phần nối tiếp của thực quản. Dạ dày thường có quan hệ với thức ăn và kích thước con mồi. Những loài cá có dạ dày lớn có thể ăn được con mồi kích thước lớn và ngược lại (Smith, 1991). Dạ dày cá ngát to, có dạng hình ống, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp tạo độ đàn hồi cao nên chứa thức ăn có kích thước lớn dễ dàng. Tuy nhiên dạ dày của cá ngát không giống với dạ dày dạng túi của cá ăn động vật như cá Leo được miêu tả bởi Nguyễn Bạch Loan (2004).
Ruột
Ruột là đoạn cuối của ống tiêu hóa, nối tiếp ngay sau dạ dày. Ruột cá ngát có dạng hình ống, gấp khúc và ngắn (Hình 4.18). Khoang ruột trước lớn hơn khoang ruột sau, ruột có vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp. Thực tế cho thấy một con cá ngát có đường kính ruột trên khoảng 0,6 cm có thể nuốt được con cua có bề rộng mai khoảng 1,7 cm.
Bên cạnh đó, để dự đoán tính ăn của cá chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG (Relative length of the gut) đã được khảo sát. Kết quả cho thấy cá ngát có chỉ số RLG trung bình là 1,08 0,37 (n = 258). Chỉ số RLG ở cá ngát thấp hơn chỉ số RLG của cá bông lau 1,52 (Phạm Thanh Liêm, 2005) và cao hơn RLG của cá cá leo 0,65 0,11 (Nguyễn Bạch Loan, 2004) và cá kết 0,83 0.1 (Nguyễn Văn Triều & ctv, 2006).
Theo nhận định của Nikolski (1963, trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm, 2005) những loài cá ăn thiên về động vật sẽ có giá trị số RLG nhỏ hơn một; những loài cá ăn tạp có RLG từ 1-3 và tính ăn thiên về thực vật khi chỉ số này lớn hơn 3. Với nhận định này cá ngát được xếp vào nhóm ăn tạp thiên về động vật. Theo Biswas (1993, trích dẫn bởi Hồ Mỹ Hạnh, 2003) các cá thể trong cùng một loài thì chỉ số RLG cũng khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển của cá.
Bảng 4.7: Trọng lượng của cơ thể và giá trị RLG của cá ngát
Nhóm trọng lượng (gram) Lt trung bình (cm) RLG Ghi chú <5g 7,19 0,534 n = 13 5 - <10g 10,23 0,652 n = 21 10 - <15g 12,48 0,956 n = 27 15g trở lên 28,61 1,129 n = 427
Từ kết quả trên ta thấy giá trị RLG của cá ngát tăng theo sự gia tăng trọng lượng cơ thể. Theo Smith (1991) chiều dài ruột của cá phụ thuộc vào tuổi và loại thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ruột gia tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loại thức ăn thực vật trong khẩu phần thức ăn của cá. Girgis (1952) (trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004) cũng cho rằng giá trị RLG thấp ở giai đoạn cá hương và cao ở giai đoạn cá trưởng thành. Trong quá trình tăng trưởng, ống tiêu hóa của cá sẽ gia tăng về chiều dài và gia tăng các nếp gấp để tiêu hóa và hấp thu các vật chất có nguồn gốc thực vật, điều này dẫn đến gia tăng giá trị RLG.
Như vậy đối với cá ngát, khi còn nhỏ thức ăn chủ yếu là động vật. Thành phần thực vật được bổ sung vào trong khẩu phần thức ăn theo sự gia tăng về kích thước và trọng lượng cơ thể.
Phù hợp với sự giai tăng chiều dài ruột, trạng thái ruột cũng có sự biến đổi tương ứng. Đối với những con cá có trọng lượng dưới 5g ruột tương đối lớn, chỉ gấp 1-2 khúc. Số nếp gấp của ruột tăng lên từ 2-3 khúc ở nhóm cá từ 5g đến <15g. Từ giai đoạn 15g - 30g ruột cá gấp khúc nhiều hơn (3-4 đoạn). Cá cỡ từ 30g trở lên số nếp gấp của ruột có thể lên 4-6 (Hình 4.18).
Hình 4.18: Hình dạng ruột cá ngát ở các kích cỡ cá khác nhau
Gan
Gan cá ngát to nằm ở phần đầu của xoang nội quan. Gan phân thành hai thùy tương đương nhau, mỗi thùy chia ra nhiều thùy nhỏ, cạn. Gan cá ngát che khuất thực quản và dạ dày, đầu mút hai thùy của gan được giấu ẩn sâu phía trong sát hai bên của bóng hơi gần xương cột sống.
Màu sắc gan của cá ngát có sự khác nhau giữa cá con và trưởng thành. Gan của cá con thường có màu vàng nhạt hay hồng trong khi cá trưởng thành có màu từ nâu sẩm đến nâu đỏ.
Mật
Túi mật của cá ngát nằm tách rời với gan không ẩn vào gan như đa số các loài cá khác, nằm phía dưới gan và bị gan che khuất như thực quản và dạ dày. Túi mật to, thon dài hình ovan, có màu xanh vàng nâu sậm, vách mỏng, chứa dịch mật màu xanh vàng, có ống dẫn từ gan xuống và một ống dẫn xuống đầu ruột trước gần giáp dạ dày.
Kết quả khảo sát hình thái cấu tạo ống tiêu hoá của cá ngát từ dạng miệng, răng, lược mang, thực quản, dạ dày, ruột đến hình dạng và kích thước của tuyến tiêu hóa như gan, túi mật cho thấy cá ngát thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về động vật và bắt mồi chủ động. Đặc điểm dinh dưỡng của cá ngát giống với một số loài khác trong bộ cá Trơn như cá bông lau (Pangasius krempfi) (Leng Bun Long, 2005; Phạm Thanh Liêm, 2005), cá hú (Pangasius conchophilus), cá tra (Pangasius hypophthalmus), cá tra bần (Pangasius kunyit) (Nguyễn Bạch Loan, 1998).
4.2.2. Hệ hô hấp
Hô hấp là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể với môi trường xung quanh. Đó chính là đặc điểm và chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể sống (Bùi Lai và ctv, 1985). Đối với cá là động vật trong nước, chúng lấy oxy là oxy hòa tan trong nước, tức là từ thể lỏng vào máu, khác với ở động vật trên cạn, lấy oxy từ không khí vào, tức là từ thể khí vào thể lỏng, do đó cơ quan hô hấp của cá có nhiều điểm khác với động vật ở trên cạn (Dương Tuấn, 1978). Cơ quan hô hấp của cá chủ yếu là mang. Ngoài ra, một số loài cá có thêm cơ quan hô hấp phụ như da, màng nhày xoang miệng hầu và cơ quan trên mang (Mai Đình Yên và ctv, 1979). Do đó để biết đặc điểm hệ hô hấp của cá ngát các cơ quan trên đã được khảo sát.
Mang
Mang của cá ngát được cấu tạo bởi 4 đôi cung mang nằm trong xoang miệng hầu và cùng mở ra bằng một đôi khe mang ở hai bên đầu. Bên ngoài có nắp mang và màng mang che chở. Các cung mang vừa dài vừa rộng và trên mỗi cung mang có hai hàng tia mang mảnh, dài, màu đỏ và có nhiều mạch máu phân bố trên vách của các tia mang giúp việc trao đổi khí qua mang thuận lợi.
Qua quan sát cấu tạo mang của cá ngát thấy có nhiều đặc điểm giống với cấu tạo mang của cá Leo Wallago attu được miêu tả bởi Nguyễn Bạch Loan (2004) và Phan Phương Loan (2006). Đặc điểm cấu tạo mang như vậy thường gặp ở các loài cá sống ở các thủy vực nước chảy như cá Basa, cá He vàng, cá Linh. Từ những kết quả trên có thể thấy cá ngát là loài cá sống ở các thủy vực nước chảy và hô hấp chủ yếu bằng mang.
Màng nhầy xoang miệng hầu
Mỏng, màu trắng, ít nhờn cho thấy màng nhầy xoang miệng hầu của cá ngát không có khả năng tham gia hô hấp.
Cơ quan trên mang
Các cơ quan hô hấp trên mang như hoa khế của cá trê hay mê lộ của của cá rô, cá sặc đều không thấy xuất hiện ở cá ngát.
Bóng hơi
Hình 4.20: Bóng hơi cá ngát
Bóng hơi của cá ngát to, màu trắng, hình tim và có vách ngăn ở giữa chia bóng hơi thành hai ngăn theo chiều dọc. Bóng hơi nằm sát xương cột sống ở phần đầu của xoang bụng và có vách khá dày. Tuy nhiên nhưng mặt trong của bóng hơi lại trơn láng và có màu trắng nên cơ quan này cũng không có khả năng tham gia hô hấp.
Ruột
Ruột của cá ngát thẳng, ngắn và thành ruột dày, không có nhiều mạch máu phân bố. Theo Mai Đình Yên (1979) ở một số loài cá mà ruột có tác dụng hô hấp thành ruột thường mỏng và có nhiều mạch máu. Đặc điểm ruột của các loài cá thở bằng ruột là đoạn trước có tác dụng tiêu hóa, còn đoạn sau có tác dụng hô hấp, thường xuyên không chứa thức ăn hoặc phân. Thành ruột đoạn này có nhiều mao mạch phân bố để tiến hành trao đổi khí. Ngoài ra còn có nhiều tế bào niêm mạc tiết dịch nhờn để giảm bớt thức ăn nhằm tránh tổn
thương các tế bào hô hấp (Dương Tuấn, 1978). Như vậy, cấu tạo ruột của cá ngát cho thấy đây không phải là cơ quan hô hấp.
Da
Những loài cá không có vảy hoặc ít vảy đều có thể thực hiện việc hô hấp qua da (Đỗ Thị Thanh Hương, 2000). Da của cá ngát được cấu tạo bởi lớp biểu bì, phía dưới có nhiều lớp vi ti huyết quản phân bố nên trao đổi khí diễn ra dễ dàng.
Cũng theo Đỗ Thị Thanh Hương (2000), những loài cá sống ở vùng thường xuyên thiếu oxy thì tỷ lệ hô hấp qua da có thể lên tới 17 – 32% như ở cá trê, lươn. Cá ngát là loài cá sống ở tầng đáy có tập tính chui rút trong hang nên có thể hô hấp qua da.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cá ngát hô hấp chủ yếu bằng mang và một phần qua da. Các cơ quan như màng nhầy xoang miệng hầu, bóng hơi và ruột không tham gia vào chức năng hô hấp. Ở cá ngát cũng không có các cơ quan hô hấp trên mang.
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận
Cá ngát (Plotosus canius) có thân thon dài, đầu dẹp bằng, đuôi dẹp bên, miệng