Giai đoạn thu hoạch thích hợp

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT ICM TRÊN CÂY DƯA CHUỘT (Trang 32 - 33)

VIII- BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DỊCH HẠI CÂY DƯA CHUỘT I SÂU HẠI.

1. Giai đoạn thu hoạch thích hợp

Khoảng 35 ngày sau khi gieo, thì bắt đầu thu hoạch, thời gian bắt đầu thu hoạch kéo dài 20 -30 ngày, thu cách ngày một lần, hoặc lúc rộ có thể thu mỗi ngày. Nên để quả vừa lứa, đồng đều dễ bán.

Thu hoạch khi quả vừa đạt độ chín sinh lý (5 – 7 ngày tuổi), vẫn còn màu phấn trắng ở trên quả, quả cỡ 15 – 25 cm tuỳ giống, thu hoạch vào buổi sáng. Nếu để quả quá già sẽ ảnh hưởng đến sự ra hoa và đậu quả của những lứa sau

Đặc điểm của dưa chuột là hạt phát triển chậm hơn so với thịt quả. Khi quả có màu vàng là thời kỳ phát triển của hạt, hạt chưa chín già. Khi quả có màu nêu sẫm, cuống quả và quả héo là lúc đã chín sinh lý.

Cần chọn những quả to, cân đối, mang đầy đủ đặc trưng, đặc tính của giống, thu hái những quả ở vị trí thấp vì những hạt quả đó có năng suất và chất lượng hạt giống cao. Hạt và dịch quả nên để lên men 1 ngày, sau đó đãi sạch và phơi khô. Bảo quản hạt trong điều kiện thời tiết thoáng mát.

Nên thu quả vào buổi sáng để buổi chiều tưới thúc nước phân. Thời kỳ rộ quả nên thu hoạch quả thường xuyên không để quá lứa hoặc quả già có thể thu mỗi ngày một đợt.

Để giống: Mỗi cây lấy 3 - 4 quả trên một giống. Sau khi thu lứa đầu quả thương phẩm, để những quả giữa thân làm giống. Các hoa cái khác vặt hết để tập trung dinh dưỡng nuôi quả giống. Quả giống 25 - 35 ngày tuổi, thu về để chín sinh lý 4 - 5 ngày. Bổ dọc quả, lấy thìa con cạo hạt ngâm vào chậu nhựa qua một ngày đêm, sau đó đãi kỹ, phơi 3 - 4 nắng nhẹ. Hạt cất vào lọ, chum vại, dưới có một lớp vôi bột, nắp kỹ, có thể sử dụng sau 3 - 4 năm cất trữ.Các giống lai F1 không để giống cho vụ sau được.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT ICM TRÊN CÂY DƯA CHUỘT (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w