9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để sáng kiến được đưa vào áp dụng thì cần phải chuẩn bị một số điều kiện tuy đơn giản, dễ thực hiện xong vô cùng cần thiết cụ thể:
- Về phía nhà trường: cần có sự đồng tình thống nhất cao từ Ban giám hiệu, các bộ phận và toàn thể cán bộ giáo viên trong trường , mỗi một người cần có trách nhiệm vì mục tiêu phát triển học sinh của nhà trường
- Về phía giáo viên: có giải pháp tích cực để tạo hứng thú thu hút học sinh tham gia vào hoạt động xây dựng bài.
- Về phía học sinh: chủ động, tích cực xây dựng bài trong bài "Bài toán và thuật toán” .
10. Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến
Trước khi tôi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy được hỏi thì có khoảng 60% số học sinh không thích học lập trình, nhưng sau khi tôi áp dụng sáng kiến đã có sự thay đổi. Có tới 80% số học sinh thích học lập trình. Vì hay, hấp dẫn, rễ hiểu, rễ nhớ, và không khí lớp sôi nổi, giờ học thoải mái. Chỉ còn 20% học sinh chưa thích học vì kiến thức toán các em mật gốc nhiều, chưa tập trung học hoặc coi đó là môn học phụ…!
Tôi cùng đồng nghiệp đã trao đổi và tiến hành thực nghiệm trong phạm vi Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Cấp 2-3 Vĩnh Phúc. Đối tượng tiến hành thực nghiệm là 4 lớp 11 gồm 100 em được chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: lớp 11A (2 học sinh),11E (26 học sinh) tổng số: 52 học sinh Nhóm 2: lớp 11B ( 24 học sinh), 11C (24 học sinh) tổng số: 48 học sinh
Đối với nhóm 1 chúng tôi tiến hành giảng dạy theo các biện pháp nêu trên. Nhóm đối chứng (Nhóm 2) tiến hành giảng dạy theo phương pháp dạy học truyền thống. Chúng tôi khẳng định rằng với các phương pháp trên phần nào giáo viên đã cho học sinh rèn luyện phát triển tư duy thuật giải, khả năng phân tích, tổng hợp, tương tự hoá, khái quát hoá, đặc biệt hoá, quy nạp, suy diễn,...Áp dụng được các phương pháp làm tăng khả năng giải quyết vấn đề cho học sinh. Qua điểm kiểm tra ở 2 nhóm đã khẳng định ở các lớp nhóm 1 chất lượng học tập đã được nâng lên một bước rõ rệt (xem bảng).
Bài 1: Nêu giải thuật và lập trình cho biết vị trí tương đối của điểm M(x0; yo) so với đường thẳng đi qua 2 điểm A(x1; y1) và B(x2; y2) (với x1 x2)
Kết quả điểm kiểm tra
(Điểm/số lượng) Nhóm 1 (52 HS) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 0 2 8 11 12 4 6 6 3 19.2% 44.2% 19.2% 17,4% Nhóm ĐC (48 HS) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 5 7 4 18 4 4 2 3 1 33.3% 45.8% 12.5% 8.4%
Bài 2: Nêu giải thuật giải, lập chương trình cho biết Điểm M(x0,yo) có thuộc đoạn thẳng nối 2 điểm A(x1,y1) và B(x2,y2) hay không (với x1 x2)
Kết quả điểm kiểm tra
Nhóm 1 (52 HS) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 1 4 5 9 14 5 6 4 4 19.2% 44.2% 21.2% 15.4% Nhóm ĐC (48 HS) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 8 5 15 9 3 2 2 1 33.3% 50% 10.4% 6.3%
Lập trình là một môn học rất khó thực hiện nếu như học sinh không có kiến thức toán học, việc giảng dạy của giáo viên sẽ rất “khó khăn” nếu tư duy logic của các em còn hạn chế. Và nếu giáo viên không có những kỹ năng, phương pháp dạy học cụ thể thì giờ dạy sẽ khô khan, gây nhàm chán, mất hứng thú trong học tập.
Vì vậy trên đây tôi vừa trình bày một số phương pháp nghiệp vụ sư phạm mà tôi đã rèn luyện cho học sinh trong thời gian qua. Tuy nhiên đây mới chỉ là một số phương pháp, mặt khác các phương pháp này chủ yếu phục vụ cho công tác giảng dạy phần ngôn ngữ lập trình ở nhà trường phổ thông. Do vậy rất mong được sự góp ý kiến phê bình của BGH các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
TT áp dụng sáng kiến 1 Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Cấp 2-3 Vĩnh Phúc Đồng Tâm – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Cấp 2-3 Vĩnh Phúc
Vĩnh Yên, ngày tháng 2 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Yên, ngày 20 tháng 2 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Đăng Hiệp
1. Hồ Sĩ Đàm(chủ biên) – sách giáo khoa tin học 11 2. Quách Tuấn Ngọc – Ngôn ngữ lập trình Pascal 3. Đĩa CD “100 bài toán – Tin”
4. Nguyễn Tô Thành – Lập Trình Nâng Cao Trên Ngôn Ngữ Pascal – NXB ĐHQG Hà Nội