Kiến nghị với NHNN và cơ quan chức năn g:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay của ngân hàng thương mại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 48)

NHTM tại TPHCM

3.2.4 Kiến nghị với NHNN và cơ quan chức năn g:

Chính phủ, NHNN và các cơ quan chức năng nên sớm ban hành các văn bản pháp luật để tạo hành lang pháp lý trong quá trình hoà nhập của hệ thống NHTM đặc biệt là cơ sở pháp lý cần thiết để thực hiện cam kết song phương Hiệp định thương mại Việt -Mỹ, tạo sân chơi bình đẵng giữa các NHTM trong nước và nước ngoài, giữa NHTMQD và NHTMCP.

Kiến nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, chỉ đạo ban hành các quy định về nguyên tắc thống nhất cho các hoạt động thương mại điện tử. Tạo cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử phát triển. Tiếp tục phát triển mạng truyền thông tốc độ cao, giá cả phù hợp và tạo thói quen cho người sử dụng các dịch vụ mới đối với các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

NHNN nên có văn bản cho phép các NHTMCP được gọi thêm vốn cổ phần, xóa nợ khó đòi đối với một số NHTMCP lớn, làm ăn có uy tín, có lãi, cổ tức chia đều đặn cho các cổ đông hàng năm cao hơn hoặc bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

Đề nghị NHNN Việt Nam phối hợp với Bộ, ngành hữu quan sớm đề xuất với Chính Phủ ban hành các quy định, thủ tục về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà xưởng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để làm tài sản đảm bảo tiền vay, quy định các tiêu chuẩn xếp hạng các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất và trong cả nước.

NHNN nên sớm ban hành các văn bản quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của NHTM và khách hàng vay vốn khi đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo, giúp khách hàng có thể rút bớt một phần tài sản đảm bảo do đã trả bớt nợ.

Đề nghị Uỷ Ban Nhân dân TP.HCM sớm nghiên cứu và ban hành văn bản mới quy định lại giá đất cho phù hợp để thay thế văn bản 05 quy

định về giá đất nay đã lạc hậu.

Vi tính hoá trong hệ thống các cơ quan chức năng như Phòng Công chứng Nhà nước, Sở Địa chính, Sở Tài chính Vật giá, Uỷ ban Vật giá Chính phủ, Toà án Nhân dân, Phòng Thi hành án, Viện kiểm soát... nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của nền kinh tế thị trường.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sớm xem xét và ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ trách nhiệm của từng người bảo lãnh trong trường hợp nhiều người cùng dùng tài sản thuộc quyền đồng sở hữu/ sử dụng hợp pháp của mình để bảo đảm cho một khoản vay của bên đi vay, khi bên đi vay đó không trả được nợ đến hạn cho ngân hàng.

Xây dựng hệ thống thu thập thông tin tín dụng cần phải đáp ứng được tính kịp thời, chính xác, tin cậy và an toàn. Vì vậy cần phải xây dựng các chương trình phần mềm và đề án nâng cấp máy móc thiết bị phục vụ việc xử lý và khai thác thông tin. Tăng cường mở rộng quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước như Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ... để học hỏi kinh nghiệm và làm phong phú thêm kho thông tin. Bởi vì tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các thông tin về hồ sơ pháp lý của công ty, tại Tổng cục Thuế, Tổng cục Thống kê có hồ sơ về tài chính của doanh nghiệp... Nếu Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN thu thập được đầy đủ thu thông tin về pháp lý, tài chínhï... của các doanh nghiệp thì khi đó mới tiến hành được bước phân tích, đánh giá xếp loại doanh nghiệp.

NHNN nên sớm lập ra cách tính điểm, xếp loại hạng các doanh nghiệp dựa trên các thông tin như sau : Bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình dư nợ, dòng lưu chuyển tiền tệ và những thông tin khác. NHNN kết hợp với trung tâm thông tin tín dụng nên phân loại doanh nghiệp theo từng ngành nghề, theo quy mô đồng thời phân tích các chỉ tiêu tài chính ( thanh khoản, hoạt động, thu nhập, nợ vay..) để xây dựng hệ thống phân tích, đánh giá

xếp loại khách hàng, đưa ra các thông tin cảnh báo kịp thời giúp các NHTM ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. NHNN cần phải sớm ban hành rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của NHTM trong việc cung cấp thông tin khách hàng cho Trung tâm thông tin tín dụng. Căn cứ vào số điểm để phân loại, xếp hạng các doanh nghiệp ví dụ như loại AA-A ( hoạt động tốt, có triển vọng và tiềm năng phát triển, độ rủi ro thấp), loại BB ( hoạt động tốt, có tiềm năng phát triển nhưng hạn chế về nguồn lực tài chính, độ rủi ro thấp), loại B (hoạt động chưa hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn, độ rủi ro trung bình) loại CC-C ( hoạt động yếu kém, thiếu-không có khả năng tự chủ tài chính, độ rủi ro cao). Dựa vào kết quả có được, các NHTM sẽ đánh giá được khách hàng của mình để mở rộng hay thu hẹp việc cấp tín dụng và các dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay của ngân hàng thương mại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)