Nội dung và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp để CPH

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 37)

8. Một số kiến nghị khác nhằm đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN tại TPHCM liên quan đến nội dung Nghị định

8.1.2 Nội dung và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp để CPH

So với Nghị định 28, thì Nghị định 44 đã trình bày rõ hơn, chặt chẽ hơn khi xác định giá trị doanh nghiệp . Nhưng hiện nay vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn gây khá nhiều sự tranh cãi . Theo tôi là do cách tính theo Thông tư 104 cuả Bộ Tài chính không thuyết phục được người mua cổ phần vì chưa hợp lý , điều đó thể hiện rõ là hầu hết những công ty tiến hành CPH hiện nay ví dụ như Công ty May Thêu XK Phú Nhuận có số vốn là 7,8 tỷ đồng nhưng sau gần 2 tháng thông báo ra công chúng chỉ bán được có 10 triệu đồng. Nhìn vào cách tính giá trị thực tế doanh nghiệp như Thông tư 104 của Bộ Tài chính ta thấy vẫn còn nhiều điều không ổn :

Thứ nhất, phần tính giá trị thực tế tài sản doanh nghiệp là hiện vật . Tài sản này của doanh nghiệp làm thành 3 nhóm lớn :

+ Các Vật tư – hàng hoá + Máy móc thiết bị + Nhà xưởng vật kiến trúc

Đối với vật tư hàng hoá hầu hết là mua theo giá thị trường nên việc áp giá theo giá sổ sách không có những trở ngại nào lớn lắm, vấn đề phát sinh ở đây là phần lớn vật tư tồn kho lâu năm, chất lượng bị xuống cấp, còn hàng hoá thì sản xuất ra không tiêu thụ được . Nếu danh mục vật tư hàng hoá nào trong tình trạng trên mà được thành phố đồng ý đưa ra khỏi vốn của công ty cổ phần, thì đây là một giải pháp tạo thuận lợi cho công ty nhưng phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ bị mất đi đáng kể vì thông thường các vật tư – hàng hoá tồn kho lâu năm khả năng bán được là rất thấp, còn nếu ngược lại phải đưa vào danh mục cổ phần hoá , thì đây là một gánh nặng cho công ty mà không ai muốn.

Đối với máy móc thiết bị tại các doanh nghiệp thường có nhiều nguồn gốc khác nhau, hầu hết đã cũ kỷ, lạc hậu, có những loại không còn được sản xuất cũng như không có mặt trên thị trường, thậm chí có thiết bị được chấp vá từ nhiều loại máy lại với nhau nên rất khó xác định giá thực tế trên thị trường là bao nhiêu, cái nào được đề nghị loại ra khỏi danh mục thiết bị của công ty cổ phần . Đối với

-

31 - 31 -

loại tài sản này, trong Thông tư 104 Bộ Tài chính cũng có hướng dẫn sẽ tổ chức bán đấu giá và cho phép doanh nghiệp CPH tham gia đấu thầu, nhưng việc này đến nay vẫn chưa thấy thực hiện .

Về nhà xưởng vật kiến trúc ,đây là vấn đề gây nhiều tranh cải , vì loại tài sản này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn nhà nước tại doanh nghiệp , và là loại tài sản dễ mang lại giá trị chênh lệch cao. Có doanh nghiệp phải làm đi làm lại nhiều lần , tốn rất nhiều thời gian như Công ty Bông Bạch Tuyết, Công ty Mỹ Phẩm Sài Gòn …. Mặc dù UBND TP đã có quyết định số 5184/QĐ –UB-KT ngày 09/11/96 về qui định bảng giá xây dựng . Tuy nhiên điều quan trọng nhất là xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản ( % ) như thế nào là hợp lý ? đây lại là vấn đề gây tranh cải nhiều nhất. Như trường hợp Công ty Transimex, có thành viên xác định tỷ lệ còn lại là 65%, nhưng lại có thành viên khác nói phải là 85 % mới đúng, và việc tranh cải này diễn ra hơn một năm mà vẫn không thống nhất được ( * ).Theo Thông tư 104 cũng có hướng dẫn việc thành lập Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp , và UBND TP cũng có chỉ thị 07/1999/CT-UB-KT ngày 24/03/99 và công văn số 3444/CV-UB-KT ngày 20/08/99 giao cho tám công ty tư vấn xây dựng nhà nước có nhiệm vụ đo đạt hiện trạng và xây dựng tỷ lệ nhà xưởng, vật kiến trúc của doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu mình công bố. Trên thực tế các kết quả đánh giá thường rất khác nhau vì phần lớn dựa vào kinh nghiệm và sự nhận xét chủ quan của người đánh giá . Nhưng đó chỉ mới là sự đánh giá của người bán, chứ chưa phải là của người mua , mà tâm lý người bán bao giờ cũng muốn bán cao giá hơn giá trị thực tế của món hàng mà mình đem bán, mặt khác các vị trong công ty tư vấn xây dựng, hội đồng xác định giá doanh nghiệp …cũng không dám đánh giá thấp tỷ lệ chất lượng tài sản còn lại , vì nếu đúng không nói gì, nếu sai thì sau này dễ bị chụp mũ “ thiếu trách nhiệm, làm thất thoát tài sản XHCN”.

Thứ hai, phần tính thêm giá trị lợi thế kinh doanh nếu có dựa trên tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch . Như vậy doanh nghiệp có lợi nhuận siêu ngạch , thì người mua cổ phần phải mua. Nhưng thực ra, tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch chỉ có ý nghĩa lớn đối với những nhà sản xuất cùng ngành . Còn đối với người mua cổ phiếu đơn thuần để kiếm lời thì tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch không phải là cái họ quan tâm bằng tỷ suất cổ tức mà họ có thể thu được là bao nhiêu . Có doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch, nhưng tỷ suất lợi nhuận sau thuế quá thấp ( những ngành có tỷ suất lợi nhuận bình quân thấp ) , cái để quyết định tỷ suất cổ tức ,thì họ cũng chẳng xem đó là lợi thế của doanh nghiệp . Khi mua cổ phiếu của một doanh nghiệp, họ không chỉ đem so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, mà họ còn phải đem so sánh tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp với lãi suất tiết kiệm, hay tỷ suất lợi nhuận của bất kỳ doanh nghiệp nào đang phát hành cổ phiếu. Từ đó, họ quyết định là nên đầu tư vào đâu mà thôi . Mặt khác, nếu như

32 -

( * ) Báo Tuổi trẻ ngày 22/7/1999

-

doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh thì tính thêm vào giá trị doanh nghiệp, còn những doanh nghiệp có “ yếu thế kinh doanh “ ( lỗ triền miên ) thì sao không thấy đề cập đến. Vậy người ta mua cổ phần tại các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ thì nhận được cái gì ?

Theo tôi nghĩ, khi đưa ra nội dung và phương pháp xác định giá trị thực tế của DN để CPH trong Thông tư 104, Bộ Tài chính cũng đã thấy có điều gì đó không ổn. Cho nên , cũng trong Thông tư này có qui định việc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp như sau :

- Sau 3 tháng, kể từ ngày quyết định giá trị doanh nghiệp, số cổ phần thực bán chưa đạt 50% tổng số cổ phần dự kiến bán ra thì cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp phải xem xét và điều chỉnh giảm dần giá trị doanh nghiệp đã quyết định cho tới mức giá trị doanh nghiệp ghi trên sổ kế toán của số tài sản đưa vào CPH. Mọi trường hợp điều chỉnh giá trị doanh nghiệp xuống dưới mức ghi trên sổ kết toán của số tài sản đưa vào CPH đều do Bộ trưởng Tài chính xem xét quyết định.

Việc doanh nghiệp bán không được, bán không hết số cổ phiếu phát hành, thì giảm giá là đúng theo qui luật cung cầu. Tuy nhiên điều này cũng nảy sinh tâm lý cho người mua cổ phiếu là chờ xuống giá hãy mua, ảnh hưởng không tốt tiến độ CPH và niềm tin của người dân đầu tư vào cổ phiếu. Nên chăng chúng ta đưa ra một giá bán doanh nghiệp hợp lý,hấp dẫn nhà đầu tư ngay từ đầu, nhất là CB.CNV trong doanh nghiệp. Tài liệu họp báo do Văn phòng chính phủ phát hành ngày 12/7/1999 có nêu 7 nhóm giải pháp kinh tế –xã hội 6 tháng cuối năm 1999, trong đó nêu rõ : cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá phải giản đơn, mạnh dạn thực hiện phương châm “ nếu giá có thấp thì công nhân được hưởng “.

Trước hết , tôi muốn nói giá bán DN và giá trị DN không phải lúc nào cũng bằng nhau. Bởi vì giá bán DN thể hiện quan hệ cung cầu, thuận mua vừa bán, trong đó người mua là người quyết định. Lúc này chúng ta đang cần đẩy nhanh CPH thì cung phải lớn hơn cầu, do đó giá bán phải thấp hơn giá trị . Mặt khác,ï mua cổ phần DN là hình thức đầu tư để kiếm lời thông qua cổ tức, cái mà người đầu tư mong đợi. Do đó giá bán DN không chỉ thể hiện giá trị DN mà còn phải thể hiện khả năng người đầu tư mua cổ phần sẽ nhận được một tỷ suất cổ tức mong đợi, lớn hơn lãi suất tiết kiệm, dù mua cổ phần của một DN đang làm ăn có lời hay thua lỗ, có như thế họ mới mua. Ơû Công ty Thảm Thêu Len XK Thành phố, trước khi CPH, công ty có mua trái phiếu của Công ty cổ phần Tài chính thành phố trị giá 2 tỷ đồng, hưởng lãi suất 10%/năm. Khi cổ phần hoá , công ty đề nghị đưa số tiền mua trái phiếu này ra khỏi danh mục để CPH và sau này được chuyển sang cho Công ty Legarmex . Bởi vì lãi suất tiết kiệm và trái phiếu kho bạc Nhà nước vào thời điểm cuối năm 1998 cũng trên dưới 10%, cho nên nếu 2 tỷ này được tính vào giá trị của doanh nghiệp để CPH thì thà người ta gởi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu kho bạc thì có lợi

-

33 - 33 -

hơn, khi cần thì rút vốn ra ngay hoặc bán lại trái phiếu kho bạc cho các ngân hàng thương mại cũng dễ dàng hơn là bán lại cổ phiếu, trong khi lãi thu được từ hai hình thức đầu tư này xem như là bằng nhau. Thí dụ này nói lên một điều rằng việc xác định giá bán doanh nghiệp khi CPH , phải chứng minh cho người ta thấy rằng mua cổ phần của doanh nghiệp sẽ nhận được một tỷ suất cổ tức mong đợi lớn hơn lãi suất tiết kiệm, chỉ có khi đó họ mới chịu mua.

Thứ hai, là họ chỉ mua những gì họ cần và có khả năng sinh lời. Ở đây tôi muốn nói đến nợ của doanh nhiệp, kể cả nợ phải thu và nợ phải trả, nợ đã được đối chiếu xác nhận hay chưa được đối chiếu xác nhận. Bình thường, ai đi mua nợ bao giờ ? Đã là nợ thì phải tách ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, vừa làm đơn giản bớt thủ tục, vừa làm lành mạnh hoá tình hình tài chánh doanh nghiệp. Ở nước ta chưa có công ty mua bán nợ, theo tôi, thì nợ doanh nghiệp nên được tách ra và giao cho Ban xử lý nợ Trung ương và các cấp trước khi cổ phần hoá.

Vì vậy , có người đưa ra công thức tính giá bán DNNN khi CPH như sau theo tôi có nhiều điều hợp lý hơn so với Thông tư 104 :

= Giá trị thực tế DN đem bán X ( 1 + 30%(p - r)) ( công thức a1 , khi p>r) khi p>r) 34 - Giá bán DNNN Giá bán DNNN Giá trị thưïc tế DN đem bán X (1 + (p – r))

= ( công thức a2 khi p<r hay p<0)

Trong đó :

- Giá trị thực tế của Doanh nghiệp để CPH bao gồm các khoản như trong Thông tư 104 nhưng không có phần giá trị lợi thế ( giá trị lợi thế này được thay bằng hệ số điều chỉnh p-r ) và bỏ ra ngoài tất cả các khoản nợ kể cả thu và trả cuả DN.

- p : Tỷ suất lợi nhuận ( p>0) hay lỗ ( p<0) bình quân 3 năm của DN

- r – Tỷ suất cổ tức mong đợi, tỷ suất này do Nhà nước công bố từng thời kỳ, cũng giống như Ngân hàng nhà nước công bố lãi suất tiết kiệm , theo nguyên tắc r > lãi suất tiết kiệm. Nhà nước sẽ căn cứ vào lãi suất tiết kiệm, căn cứ quan hệ cung cầu của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán… mà điều chỉnh tỷ suất cổ tức mong đợi r sao cho hấp dẫn người dân đầu tư vào cổ phiếu.

-

Nội dung của công thức trên :

- Giá bán DNNN khi CPH và giá trị thực tế của DN là khác nhau.

- So với công thức tính gía trị DN để CPH theo Thông tư 104 thì công thức này chỉ thay giá trị lợi thế doanh nghiệp ( lợi nhuận siêu ngạch ) bằng hệ số điều chỉnh là ( p – r ) ( p và r được định nghĩa như trên ), điều này có nghĩa là khi bán doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận bình quân trong 3 năm trước khi CPH lớn hơn tỷ suất cổ tức r qui định, thì phần chênh lệch này mới được xem là lợi thế của doanh nghiệp và được tính vào trong giá bán DN ( Giá trị lợi thế nói trên cũng sẽ tính tối đa 30% vào giá bán doanh nghiệp – Theo công thức a1). Còn nếu tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp mà nhỏ hơn r hay doanh nghiệp bị thua lỗ, thì phải lấy giá trị thực tế doanh nghiệp bù vô để tính giảm giá bán doanh nghiệp ( theo công thức a2 ), điều này cũng có cơ sở của nó, vì khi DNNN đang thua lỗ, nếu ta không CPH chúng, thì năm sau rất nhiều khả năng chúng vẫn tiếp tục lỗ, và phần lỗ này DNNN cũng chính là Nhà nước phải chịu chứ không ai khác, do đó thà bán rẽ còn hơn. Theo công thức trên, trong năm đầu tiên nếu DN vẫn lỗ như trước, (bởi vì CPH không phải là chiếc đũa thần biến mọi DNNN năm trước làm ăn thua lỗ thành công ty cổ phần làm ăn có lãi ngay trong năm sau,) thì cổ đông vẫn có thể nhận được cổ tức mong đợi do chênh lệch giữa giá trị và giá bán doanh nghiệp, còn như ngay trong năm đầu công ty cổ phần này làm ăn từ lỗ sang có lãi, thì cổ đông nhận được cả hai : cổ tức và phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị doanh nghiệp. Đối với những năm sau nữa, nếu DN cứ tiếp tục thua lỗ thì họ phải chịu. So với Balan, Tiệp Khắc khi cổ phần hoá họ cho không tài sản DN, ở Nga đã từng có lúc bán 1 xí nghiệp với giá tương đương chỉ 1 đô la, cộng với quan điểm của Đảng và Nhà nước “ nếu giá có thấp thì công nhân được hưởng “ , thì cách tính giá bán DN khi CPH này khả thi, và dể được chấp nhận hơn cách tính trong Thông tư 104.

Theo Ban Đổi mới quản lý DNNN thì Chính phủ sẽ điều chỉnh cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp theo hướng tiến đến bán đấu giá, và cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp theo hướng xoá nợ hoặc khoanh nợ.

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)