Về phía các DNV&N Những mặt đạt được:

Một phần của tài liệu Biện pháp nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh từ nay đến năm 2010 (Trang 25 - 27)

Những mặt đạt được:

Thứ nhất, rõ ràng trong thời gian qua và trong những năm tiếp theo, các

DNV&N luôn có vai trò quan trọng và đóng góp một phần lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của Tp HCM.

Số liệu thống kê cho thấy, hàng năm DNV&N ngòai quốc doanh đóng góp khoảng 20% GDP trong tổng GDP toàn Tp HCM. Một con số không phải là nhỏ và trong những năm tiếp theo với tốc độ phát triển của các DNV&N như hiện nay thì sự đóng góp vào GDP của các DNV&N tại Tp HCM sẽ còn tăng mạnh hơn nữa.

Thứ hai, sự gia tăng và phát triển ngày càng không ngừng của các

DNV&N trên địa bàn Tp HCM trong những năm qua đã khai thác và phát huy được mọi nguồn lực, mọi tiềm năng to lớn của nhân dân. Huy động toàn bộ các nguồn lực , nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Tp HCM nói riêng và của cả nước nói chung.

Như vậy, tính bình quân hàng năm các DNV&N đầu tư vào Tp HCM khoảng 3.152 tỷ đồng, chiếm khoảng 33,56% tổng vốn đầu tư của toàn Tp và có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 33,27% (Số liệu chi tiết Phụ lục

6).

Thứ ba, các DNV&N trên địa bàn Tp HCM cũng đóng góp một phần

không nhỏ vào việc tạo ra công ăn việc làm và giải quyết nạn thất nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy hàng năm trung bình ở khu vực các DNV&N có thể thu hút được 100.000 –140.000 người lao động mới, con số này chiếm khoảng 50-70% số người có được việc làm mới hàng năm của toàn Tp HCM.

Thứ tư, đó là sự phát triển các DNV&N đã góp phần vào quá trình chuyển

dịch cơ nền kinh tế của Tp HCM, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển thêm mới các khu công nghiệp, khu chế xuất; hình thành các khu dân cư và khu đô thị mới ngày càng nhiều dần dần làm thay đổi toàn bộ bộ mặt nông thôn của Tp HCM.

Và bên cạnh đó, môi trường hoạt động và kinh doanh của khu vực DNV&N

cũng là nơi để bồi dưỡng, đào tạo ngày càng nhiều đội ngũ doanh nhân thành đạt, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; góp phần vào quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tp HCM nói riêng và cả nước nói chung thành công tốt đẹp

Những khó khăn, yếu kém đang tồn tại ở các DNV&N tại TPHCM:

Qua phân tích thực trạng của các DNV&N trên địa bàn TPHCM, Có thể thấy bên cạnh những ưu điểm những đóng góp tích cực cho nền kinh tế,các DNV&N còn có những mặt non yếu hạn chế vai trò của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của Tp HCM nói riêng & của cả nước nói chung

Một là, các DNV&N tại TPHCM hiện nay đều có mức vốn thấp, chủ yếu

dựa vào vốn tự có và từ các nguồn vốn không chính thức . Đó là nguồn vốn vay từ nhân dân, bạn bè và của một số người có tiền nhàn rỗi. Vốn đăng ký kinh doanh trung bình cho một DNV&N chỉ khoảng 1,94 tỉ đồng.

Một trong những lý do mà các DNV&N thiếu vốn có nguyên nhân từ ngay bản thân của DN, đó là không ít DN “mất tích” khỏi trụ sở đăng ký thành lập sau một thời gian ngắn hoạt động, hầu như không ai biết DN hoạt động ra sao sau khi được cấp giấy phép, một số DN làm trái chức năng để thành lập DN, để xin hoàn thuế VAT, để góp vốn liên doanh, liên kết, lừa đảo vay vốn ngânhàng.

Bản thân đội ngũ DNV&N có số vốn chủ sở hữu rất thấp, không có người bảo lãnh, cũng không lập được phương án kinh doanh có đủ sức thuyết phục. Báo cáo tài chính hầu hết không đủ độ tin cậy, tỷ lệ nợ vay ngân hàng quá hạn cao hơn so với các doanh nghiệp lớn … Nhiều DN không thực hiện đúng chế độ thống kê kế toán, số liệu phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình .

Hệ thống báo cáo ghi chép và theo dõi hoạt động kinh doanh của DN không có hoặc thiếu. Các DN thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hoá đơn bán hàng. Do đó ngân hàng không có cơ sở để đánh giávà quyết định viec cho vay, nhiều DN luôn ngần ngại minh bạch tình hình kinh doanh của mình cho Ngân hàng, không quen với thủ tục và cách thức tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng

Chính vì các khó khăn trên, các DNV&N hầu như không đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng như điều kiện về khả năng tài chính, tính khả thi của dự án hay điều kiện tài sản bảo đảm.

Bên cạnh đó, trong thực tiển vẫn còn có sự phân biệt đối sử không bình đẳng giữa các DN lớn trong các DNNN với các DNV&N khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặt biệt là trong các điều kiện tín dụng, vay vốn. Do vậy các DNV&N khó vay vốn, nhất là vay dài hạn, lãi suất vay vốn còn cao gây không ít khó khăn cho các DNV&N trong sản xuất kinh doanh.

Hai là, tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của DNV&N còn yếu

kém, một phần do năng lực đội ngũ lãnh đạo đơn vị còn yếu kém, chưa có đủ cán bộ có trình độ nghiệp vụ, ít hoặc không có điều kiện tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỷ thuật tay nghề cho công nhân .

Bên cạnh đó, trình độ hay chất lượng lao động ở các DNV&N cũng rất thấp, chỉ có khoảng 11% trong tổng số lao động là được đào tạo bài bản, có tay nghề chuyên môn thành thạo,số lao động còn lại là lao động phổ thông và lao động không qua đào tạo nghề .

Ba là, các chủ DNV&N thường không có các họach định chiến lược dài

hạn , một phần là cũng do họ không có thời gian, thời gian của họ chủ yếu được giành cho việc giải quyết những vấn đề tác nghiệp hàng ngày. Phần khác , do họ cũng không quen với việc họach định chiến lược hoặc cũng không thấy được tầm quan trọng của việc họach định chiến lược. Do vậy, nhiều DNV&N mới thành lập được một thời gian ngắn thì đã phải giải thể hoặc họat động thua lỗ liên tiếp.

Bốn là ,các trang thiết bị máy móc của các DNV&N trên địa bàn TPHCM

chủ yếu là công cụ tự chế hoăïc hàng thanh lý nên máy móc thiết bị củ, công nghệ sản xuất lạc hậu, việc đổi mới mẫu mã, chất lượng hàng hoá không theo kiäp thị hiếu và nhu cầu của thị trường, do đó khả năng cạnh tranh thấp.

Năm là,khả năng nắm bắt thông tin và tiếp cận thị trường của các

DNV&N còn nhiều bất cập, nhiều hạn chế.

Phần lớn các DNV&N không có thương hiệu trên thị trường, do vậy khả năng tiếp cận người tiêu dùng không thuận lợi, các DNV&N không giám bỏ tiền thuê quảng cáo trên các phương tiện tìm đại chúng, thiếu hẳn khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài gây hạn chế trong thị trường trong nước cho đầu vào và thị trường đầu ra.

Một phần của tài liệu Biện pháp nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh từ nay đến năm 2010 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)