KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Biện pháp thi công phần Điện (Trang 38 - 39)

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về việc thi hành và quản lý các biện pháp giảm thiểu xuyên suốt trong quá trình thi công công trình. Các biện pháp giảm thiểu khuyến nghị được trình bày dưới đây:

1. Môi trường xung quanh

- Khí thải từ các thiết bị thi công phải được kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn TCVN 1995 và Nghị định 175/CP ngày 18/10/2004. Nhà thầu phải sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn.

- Những nơi có khả năng được nhà thầu lựa chọn làm đường công vụ ra vào công trình cần phải tránh các khu dân cư. Xe tải vận chuyển vật liệu cố kết hoặc vật liệu rời rạc khác phải được che phủ cẩn thận. Phải tiến hành làm sạch và phun nước cho đường ở những nơi bắt buộc phải kiểm soát độ bụi và bùn rơi vãi. Vật liệu rơi vãi trên công trường ra khỏi phạm vi thi công được nhà thầu thu dọn đảm bảo đúng theo yêu cầu của dự án.

- Các bãi để vật liệu cần phải được che phủ hoặc được làm ẩm để tránh bụi gió thổi.

- Nhà thầu phải phối hợp hành động với cơ quan quản lý môi trường địa phương để điều tiết và giám sát chất lượng của môi trường xung quanh theo chương trình kiểm soát độ nhiễm bẩn khu vực.

2. Độ rung và độ ồn

- Nhà thầu phải sử dụng các trang thiết bị phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam về mức độ tiếng ồn trong giao thông.

- Công nhân làm việc gần khu vực gây ồn phải đeo thiết bị chống ồn nếu cần thiết.

- Để bảo vệ nhà cửa, các công trình công cộng và các công trình kiến trúc khác, độ rung tối đa ở những địa điểm này phải thấp hơn 2m/s.

3. Môi trường nước

- Để đảm bảo chất lượng nguồn nước của sông ngòi, ao hồ ở địa phương, nhà thầu phải tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường sau đây.Cần phải đặc biệt lưu ý đến việc xử lý nhiên liệu và

xăng dầu.

- Không có vật liệu phế thải hay bất kỳ chất thải nào được đổ thẳng vào sông ngòi, ao hồ ở địa phương mà chưa qua xử lý.

- Các trang thiết bị xây dựng cố định, các khu vực văn phòng và khu nhà ở, nhà xưởng, nhà kho và các trang thiết bị tạm thời khác không được xây dựng, lắp đặt gần nguồn nước, sông ngòi, ao hồ của địa phương.

- Dầu thải phải được thu gom, xử lý và chỉ thải ra ở những bãi thải được cho phép.

4. Kiểm soát rác thải

- Nhà thầu phải chịu trách nhiệm xử lý các vật liệu phế thải và phế liệu nói chung thải ra trong quá trình thi công công trình. Công tác quản lý bao gồm kiểm soát rác thải trên công trường và các khu vực tạm ngoài công trường, các biện pháp giảm thiểu để giảm đến mức thấp nhất lượng rác thải hoặc khắc phục các vấn đề phát sinh từ việc xử lý rác thải có liên quan đến công trình và tiến hành thu gom, vận chuyển phế liệu, rác thải ra khỏi công trường đến bãi thải quy định.

- Nhà thầu nên xử lý riêng và hợp lý các rác thải sinh hoạt từ khu lán trại, khu ăn ở, nhà xưởng và văn phòng làm việc của công trình. Để tránh làm ô nhiễm công trường, nhà thầu phải xây dựng các nhà vệ sinh di động tại các văn phòng tạm của công trường và tại vị trí các công trình cố định như vị trí cầu.Đặt thùng rác công cộng tại văn phòng và văn phòng tạm của công trường.

- Tất cả các rác thải rắn cần phải được thu gom, phân loại và thải ở đúng bãi thải đã được quy định. Trước khi khởi công công trình, nhà thầu phải định ra các vị trí phù hợp dùng làm bãi thải đã được cơ quan thẩm quyền chuyên trách ở địa phương phê duyệt. Nhà thầu phải trình lên Tư vấn giám sát các khu vực kể trên để chờ phê duyệt cùng với bản sao chấp thuận, cho phép của cơ quan thẩm quyền chuyên trách ở địa phương nói trên.

Một phần của tài liệu Biện pháp thi công phần Điện (Trang 38 - 39)