Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến vốn luân chuyển của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 28 - 30)

4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu

4.2. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình

Để xây dựng một mô hình phù hợp và có ý nghĩa, trước tiên tác giả xem mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến.

Dựa vào kết quả ma trận tương quan của các biến theo bảng 4.3, tác giả có một số nhận xét như sau:

Trong các biến được đưa vào mô hình, Đòn bẩy tài chính và quy mô doanh nghiệp có tương quan ngược chiều với vốn luân chuyển, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP thực, chu kỳ hoạt động và ngành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tương quan cùng chiều với vốn luân chuyển. Nhưng hệ số tương quan giữa biến vốn luân chuyển và các biến độc lập không cao.

Một vài biến độc lập trong mô hình có mối tương quan nhất định với nhau nhưng không chặt chẽ vì hệ số tương quan thấp, cụ thể:

- Dòng tiền hoạt động (OCF) có mối tương quan thuận chiều với chu kỳ hoạt

động (OC).

- Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) thể hiện mối tương quan thuận chiều đáng kể với dòng tiền hoạt động (OCF) (mức cao nhất 0,394).

- Tobin’s Q tương quan thuận chiều với tỷ lệtăng trưởng GDP thực và nghịch chiều không chặt chẽ với chu kỳ hoạt động (OC).

- Đòn bẩy tài chính (Lev) tương quan thuận chiều với chu kỳ hoạt động (OC),

tương quan ngược chiều dòng tiền hoạt động (OCF).

- Quy mô doanh nghệp có sựtương quan với tất cả các biến còn lại.

- Ngành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tương quan với đòn bẩy tài

chính (Lev), quy mô doanh nghiệp (Size).

Vì mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình không chặt chẽ với

nhau, điều này hạn chế hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô

hình, không làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích hồi quy đa biến. Vì thế, bước đầu tác giả xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với giả định các biến độc lập có mối liên hệ tuyến tính với biến phụ thuộc để kiểm định mức độ phù hợp của mô

Bng 4.3: Ma trận tương quan của các biến trong mô hình

WC GDPG OC OCF Growth ROA Q Lev Size

WC 1 GDPG 0,0542* 1 (0,0724) OC 0,0571* -0,0339 1 (0,0584) (0,2622) OCF 0,0031 -0,0081 -0,1497*** 1 (0,9190) (0,7898) (0,0000) Growth 0,0136 0,0493 -0,0579* 0,0053 1 (0,6514) (0,1024) (0,0553) (0,8605) ROA -0,0009 0,0334 0,0409 0,3940*** -0,0002 1 (0,9772) (0,2695) (0,1755) (0,0000) (0,9944) Q -0,0001 0,1927*** -0,0559* 0,0273 0,0150 0,0044 1 (0,9974) (0,0000) (0,0640) (0,3662) (0,6184) (0,8838) Lev -0,3260*** 0,0077 0,2612*** -0,0651** -0,0300 -0,0012 0,0073 1 (0,0000) (0,7977) (0,0000) (0,0309) (0,3204) (0,9695) (0,8102) Size -0,0917*** -0,1209*** 0,0945*** -0,0975*** 0,0611** -0,1204*** -0,0280 0,1789*** 1 (0,0024) (0,0001) (0,0017) (0,0012) (0,0430) (0,0001) (0,3534) (0,0000) IndD 0,0733** 0,0000 -0,0482 0,0365 0,0406 -0,0493 -0,0326 -0,1374*** 0,1286*** (0,0151) (1,0000) (0,1104) (0,2274) (0,1786) (0,1023) (0,2803) (0,0000) (0,0000) Ghi chú: *: hệ số tương quan có ý nghĩa ở mức 10%

**: hệ sốtương quan có ý nghĩa ở mức 5% ***: hệ sốtương quan có ý nghĩa ở mức 1%

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến vốn luân chuyển của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)