Vận hành hệ thống của HCGF

Một phần của tài liệu Mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố hồ chí minh theo bài học kinh nghiệm thế giới (Trang 33)

Việc đánh giá tính hiệu quả của mô hình bảo lãnh tín dụng theo kinh nghiệm thế giới được thể hiện qua các chỉ số:

a) Vai trò đối với nền kinh tế

Vai trò của Tổ chức bảo lãnh đối với nền kinh tế được đánh giá thông qua chỉ số tỷ lệ tổng số dư bảo lãnh tín dụng so với GDP. Qua thu thập số liệu và tính toán như bảng 3.2 mô tả bên dưới thì HCGF có tác động đến nền kinh tế của TP.HCM nhưng tỷ lệ này được thể hiện ở mức quá thấp, nếu so sánh với các quốc gia châu Á có tổ chức mô hình tương tự thì tỷ lệ này thấp hơn so với Thái Lan và Indonesia (khoảng 2% GDP), và thấp hơn nhiều lần ở Nhật Bản và Hàn Quốc (hơn 5% GDP).

Vì vậy để gia tăng vai trò của HCGF vào nền kinh tế của TP.HCM nói chung và của sự phát triển cho các DNNVV nói riêng thì hoạt động của HCGF phải tập trung vào gia tăng số lượng khách hàng được cấp bảo lãnh, gia tăng hạn mức cấp bảo lãnh đi kèm với kiểm soát chất lượng hồ sơ bảo lãnh tín dụng.

Bảng 3.2 Tỷ lệ số dư bảo lãnh tín dụng so với GDP của TP.HCM Số dư bảo lãnh /

GDP (Tỷ đồng) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Số dư bảo lãnh cuối

kỳ 4.00 10.08 199.49 299.74 331.96 370.20 348.885 GDP –TP.HCM 317,865 383,457 463,294 576,225 658,675 764,444 Tỷ lệ 0.0032% 0.0520% 0.0647% 0.0576% 0.0562% 0.0456%

b) Vai trò đối với DN nhận hạn mức bảo lãnh

Vai trò của HCGF đối với các DN được đánh giá qua chỉ số Gia tăng tác động tài chính - Financial additionality và gia tăng tác động kinh tế - Economic additionality.Thông qua kết quả khảo sát 53DN được cấp bảo lãnh qua các năm thì số lượng vốn, doanh thu, lợi nhuận và lao động của các DN đều có sự gia tăng (kết quả khảo sát tính đến cuối 2012).

Bảng 3.3 Kết quả khảo sát DN được cấp bảo lãnh

Chỉ tiêu Năm

2008 2009 2010 2011

Tổng nguồn vốn (triệu đồng) 1,998,171 2,771,167 4,760,606 6,445,603 Doanh thu (triệu đồng) 3,893,579 5,947,352 7,604,493 10,412,597 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 47,593 59,246 68,372 104,230 Số lượng lao động (người) 4,281 5,992 7,356 8,260

Nguồn: QBLTD cho các DNNVV TP.HCM

Theo những tiêu chí đánh giá như trên thì hiện tại mô hình bảo lãnh tín dụng thông qua hoạt động của HCGF đã trở thành cầu nối giúp các DN tiếp cận được vốn từ phía các ngân hàng, bên cạnh đó thì vốn vay được bảo lãnh còn giúp các DN gia tăng doanh thu trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

c) Hoạt động nội bộ của HCGF

Hoạt động nội bộ của HCGF được đánh giá bởi khả năng tự duy trì hoạt động thông qua yếu tố tính bền vững tài chính - Financial sustainability.

Qua các năm hoạt động thì tình hình tài chính của HCGF vẫn đảm bảo hoạt động, thậm chí có lợi nhuận để trang trải các chi phí. Tuy nhiên dòng tiền vào của Quỹ không phải đến từ hoạt động cấp bảo lãnh – thu phí bảo lãnh mà đến từ nguồn tiết kiệm ngân hàng phát sinh từ số vốn điều lệ được cấp, doanh thu từ phí bảo lãnh chiếm rất thấp mà nếu chỉ dùng nguồn này sẽ không đủ để đảm bảo bộ máy vận hành các chi phí gián tiếp. Mô hình có tính bền vững tài chính chưa thực sự vững chắc tuy nhiên vì là mô hình hoạt động phi lợi nhuận, hoạt động thu phí chưa phải là mục tiêu hàng đầu của Quỹ nên trong ngắn hạn tình hình tài chính của HCGF có thể được xem là đạt yêu cầu so với mục tiêu thành lập. Tuy

nhiên xét trong dài hạn thì cần phải gia tăng lượng khách hàng bảo lãnh nhằm tăng nguồn phí thu được có thể trang trải các hoạt động của bản thân QBLTD, không làm hao phí nguồn ngân sách được cung cấp từ vốn điều lệ.

Bảng 3.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của HCGF

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của HCGF qua các năm (Đơn vị tính: tỷ đồng)

Bên cạnh sử dụng những chí số đánh giá như trên cho mô hình bảo lãnh tín dụng, luận văn tiến hành đánh giá cách thức vận hành của HCGF thông qua 07 yếu tố đã trình bày ở chương 2 dựa theo nghiên cứu của OECD.

(1) Chia sẻ được rủi ro cho các bên: HCGF hiện đang có quan hệ cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng với gần 20 chi nhánh ngân hàng thương mại và các TCTD khác trên địa bàn TP.HCM. Tùy vào quy mô khoản vay, tài sản thế chấp và năng lực tài chính của khách hàng mà HCGF đưa ra điều kiện bảo lãnh toàn phần hay bảo lãnh một phần, bảo lãnh toàn phần thì rủi ro về phía HCGF sẽ cao hơn so với bảo lãnh một phần. Tỷ lệ bao phủ cho các khoản vay hiện đang được HCGF duy trì trung bình ở mức 70% - 80% nhưng cũng có những trường hợp tỷ lệ này gia tăng đến 100% khi khách hàng hoàn toàn không có bất kỳ tài sản thế chấp, điều này tạo cho Quỹ rủi ro cao khi khách hàng mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Bên

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng doanh thu và thu nhập 0.64 5.89 9.48 20.93 30.56 31.97 10.71

Trong đó, doanh thu từ phí bảo lãnh

tín dụng 0.03 0.07 1.28 1.48 1.84 0.2 0.65

Tổng chi phí (Chi phí quản lý DN) 0.265 1.056 4.192 5.983 6.672 8.407 3.006

Lợi nhuận trước thuế 0.38 4.83 5.29 14.95 23.89 23.56 7.70

Chi phí thuế TNDN 0.83 3.58 5.78 6.06 1.90

cạnh đó sự phối hợp từ phía ngân hàng chưa thực sự hiệu quả, ngân hàng chưa trở thành đối tác cùng chia sẻ rủi ro với HCGF trong hoạt động bảo lãnh tín dụng: HCGF chưa tự chủ động trong theo dõi các khoản giải ngân giữa khách hàng và ngân hàng. Hoạt động giải ngân của ngân hàng thực hiện trước khi HCGF có thông tin nên không thể kiểm tra mục đích giải ngân có phù hợp với quy định của hợp đồng bảo lãnh cũng như không kiểm tra được tính đúng đắn của chứng từ trước giải ngân. Trong quá trình thẩm định HCGF gặp khó khăn khi thu thập đầy đủ thông tin tín dụng khách hàng do chưa có dữ liệu từ hệ thống giám sát tín dụng như ngân hàng, một số lĩnh vực kinh doanh của khách hàng không thuộc phạm vi của nhân viên thẩm định nên quá trình ra quyết định thẩm định gặp nhiều vướng mắc. Nguyên nhân đến từ việc HCGF là mô hình tổ chức theo địa phương nên chưa nhận được sự liên minh liên kết chặt chẽ từ phía các ngân hàng, các ngân hàng chưa mấy “mặn mà” trong việc hợp tác vì thiếu tin tưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(2) Lệ phí bảo lãnh: HCGF duy trì khoản phí bảo lãnh ở mức 0.5%/năm tính trên số tiền cấp bảo lãnh ngoài ra không có khoản phí nào khác, đây là mức phí khá thấp so với các mức phí trên thế giới làm cho gánh nặng đi vay của DN được cấp bảo lãnh được giảm nhẹ. Lệ phí này cũng đồng thời phù hợp với tôn chỉ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận ngay từ ban đầu khi thành lập nên Quỹ. Tuy nhiên, vì số lượng khách hàng còn hạn chế, doanh số cấp bảo lãnh chưa cao nên mức phí mà Quỹ thu được chưa đủ để trang trải cho các chi phí gián tiếp cho Quỹ: chi phí lương nhân viên, chi phí quản lý hành chính…

(3) Hình thức cấp bảo lãnh tín dụng: hình thức cấp bảo lãnh tín dụng hiện đang áp dụng tại HCGF theo từng khoản vay đơn lẻ tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn của khoản vay, một khách hàng có thể đồng thời có nhiều khoản vay, tương đương với đó là các khoản cấp bảo lãnh khác nhau. Thời hạn bảo lãnh cho các khoản vay được tính theo thời hạn của hợp đồng tín dụng mà ngân hàng ký kết với khách hàng. Đây cũng là hình thức cấp bảo lãnh tín dụng phổ biến trên thế giới vì giảm được rủi ro đạo đức trong thị trường cấp tín dụng.

(4) Tỷ lệ thanh toán các khoản nợ đến hạn cho phía ngân hàng khi DN không có khả năng chi trả: tỷ lệ thanh toán các khoản nợ đến hạn thay cho khách hàng hiện nay của HCGF đang nằm trong mức 10% (được tính trên khoản dư nợ cho vay bắt

buộc/số dư bảo lãnh tại cùng thời điểm – 35 tỷ/349 tỷ), con số này là quá cao so với mức khuyến khích 2% - 3% theo nghiên cứu của Levitsky. Tỷ lệ này đang có nguy cơ tăng dần do tình hình các DN đang lâm vào tình trạng nợ xấu ngày một gia tăng. (5) Khả năng quản lý rủi ro: HCGF chưa có hệ thống vận hành quản lý rủi ro, chưa có

quy trình quản lý rủi ro, cũng như xếp hạng tín dụng và đánh giá các DN được cấp bảo lãnh vì thế khả năng đa dạng hóa các rủi ro của Quỹ hầu như không có. Hệ quả là hệ thống đang phải gánh chịu những khoản nợ xấu ngày càng gia tăng đến từ các hợp đồng đã cấp bảo lãnh và khách hàng của các hợp đồng đang lâm vào tình trạng hầu như mất khả năng thanh toán cho các khoản nợ.

(6) Sự tham gia của khu vực công và khu vực tư nhân: cơ cấu vốn sở hữu hiện tại của HCGF hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách của TP.HCM tuy có sự tham gia của các ngân hàng thương mại và TCTD khác trong thị trường nhưng con số vốn góp còn quá ít (chỉ 2% trong tổng số vốn điều lệ của Quỹ). Sự thiếu đóng góp tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là các ngân hàng thương mại đã làm cho tính kiểm tra giám sát chưa mạnh mẽ, tính liên kết với các ngân hàng vì thế cũng trở nên lỏng lẻo, nhất là HCGF chưa có động lực thực hiện tốt hơn chức năng bảo lãnh tín dụng do không bị ràng buộc về chỉ tiêu kinh doanh hay lợi nhuận kinh doanh.

(7) Khuôn khổ pháp lý và thể chế: HCGF đang hoạt động trong môi trường kinh tế Việt Nam nói chung và của TP.HCM nói riêng mà bản thân hệ thống tài chính ngân hàng đang còn nhiều vấn đề trục trặc: cho vay theo chỉ định vẫn đang là vấn đế quan tâm, quá trình tái cơ cấu các ngân hàng đang diễn ra nhưng với tốc độ chậm, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tín dụng đang ở mức cao và có nguy cơ ngày càng gia tăng, sở hữu chéo giữa các ngân hàng đang làm méo mó hệ thống tín dụng, cấp tín dụng chưa thực sự mang tính minh bạch, công bằng cho các đối tượng trên thị trường, giám sát tín dụng còn yếu… Những trục trặc của hệ thống ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh tín dụng của HCGF.

Tổng hợp hai nhóm đánh giá trên: cho đến hiện tại HCGF đang hỗ trợ cho các DNNVVV vay vốn tại các TCTD nhưng hiện trạng hoạt động của Quỹ đang mang nhiều rủi ro tiềm ẩn. Quỹ hiện đang gặp trục trặc từ phía bên trong phát sinh từ những bài học kinh nghiệm về nhược điểm đã trình bày phía trên, đó chính là số nợ quá hạn đang ở mức cao và ngày

càng gia tăng, đi kèm là sự gia tăng của các khoản phải thanh toán cho ngân hàng (nợ được phía ngân hàng chuyển nhóm từ nhóm 3 đến nhóm 5). Theo thống kê không chính thức tính đến cuối tháng 12 năm 2013 thì con nợ xấu đang nằm trong mức khoảng gần 70 tỷ đồng và tỷ lệ thanh toán cho các ngân hàng trong khoảng 35 tỷ đồng.

Theo nhận diện của luận văn thì ngoài yếu tố khó khăn chung của nền kinh tế trong giai đoạn 2012 – 2013 ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh làm cho DN mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì nguyên nhân dẫn đến trục trặc nêu trên đến từ những phân tích về điểm yếu của mô hình bảo lãnh tín dụng trong quản lý rủi ro, hệ thống kiểm tra giám sát chưa chặt chẽ.

Thứ nhất, ngay từ khâu thẩm định hồ sơ và ra quyết định bảo lãnh thì QBLTD chưa có sự hợp tác từ phía các ngân hàng trong cung cấp thông tin đầy đủ của khách hàng, nhất là những trường hợp khách hàng do ngân hàng giới thiệu đến với QBLTD. Bên cạnh đó trong quá trình giải ngân khoản vay cho khách hàng, QBLTD không nhận được thông tin kịp thời từ phía ngân hàng cũng như không thể kiểm tra được tính hợp lệ, hợp lý, đúng đắn của chứng từ giải ngân.

Thứ hai, QBLTD hiện đang cấp bảo lãnh tín dụng cho tất cả các DN chỉ cần thỏa mãn tiêu chí DNNVV mà không giới hạn ngành nghề kinh doanh được cấp bảo lãnh trong khi số lượng và trình độ của nhân viên thẩm định bị hạn chế, điều này gây khó khăn cho công tác thẩm định vì không thể thông thạo với đa dạng các tình huống kinh doanh của DN làm cho chất lượng báo cáo thẩm định còn nhiều khiếm khuyết, chưa phát hiện được hết rủi ro tiềm ẩn từ tình hình sản xuất kinh doanh của DN.

Thứ ba, theo tìm hiểu của tác giả qua phỏng vấn nhân viên của HCGF thì tại QBLTD đang có tình trạng bảo lãnh chỉ định cho những hồ sơ khách hàng có quan hệ với lãnh đạo của HCGF hay những “DN sân sau”. Quan hệ này làm cho yếu tố rủi ro được bỏ qua trong khâu thẩm định hồ sơ khách hàng hoặc hồ sơ được chỉnh sửa theo yêu cầu chung của quy định bảo lãnh. Trường hợp này thường xảy ra khi hồ sơ được QBLTD thụ lý trước khi chuyển sang Ngân hàng.

Thứ tư, HCGF là mô hình hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên cũng không có động cơ để thực hiện tốt công việc của mình trong cấp bảo lãnh cho khách hàng.

Tổng kết chương 3, dựa trên các kết quả phân tích và đánh giá về hoạt động của HCGF có thể thấy rằng mô hình bảo lãnh tín dụng hiện đang thực hiện tại TP.HCM có gia tăng đóng góp cho nền kinh tế của thành phố tuy rằng đóng góp này còn quá khiêm tốn nhưng đồng thời quan trọng hơn là công cụ giúp cho các DNNVV trên địa bàn có thêm kênh tiếp cận vốn tín dụng chính thức từ phía các ngân hàng và TCTD. Tuy nhiên mô hình này cũng gặp phải những nhược điểm và đang dần đi vào khó khăn khi số nợ quá hạn phát sinh từ những khoản bảo lãnh tín dụng ngày một gia tăng, kéo theo tỷ lệ thanh toán cho ngân hàng cũng gia tăng, điều này đe dọa đến nguồn vốn hoạt động cho bản thân HCGF nói riêng và ngân sách của thành phố nói chung. Bên cạnh đó, phân tích cho thấy sự bất ổn của mô hình đang vận hành trong việc quản lý rủi ro khi ra quyết định bảo lãnh, kiểm soát rủi ro sau khi bảo lãnh và phân loại xếp hạng tín nhiệm tín dụng của khách hàng.

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 4.1. Kết luận

Bảo lãnh tín dụng được xem là một trong những công cụ chính sách quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có những nước có nền kinh tế nhỏ và đang phát triển như Việt Nam để giúp cho các DNNVV tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức từ phía các ngân hàng và TCTD. Sự cần thiết của các mô hình bảo lãnh nhằm giảm nhẹ các gánh nặng về tài sản thế chấp cho các DNNVV và trở thành kênh giúp các DN này có cơ hội tiếp cận với vốn tín dụng chính thức là điều đã thấy rõ.

Thông qua việc so sánh mô hình bảo lãnh hiện tại của TP.HCM so với các mô hình bảo lãnh tín dụng trên thế giới. Thành công của mô hình đến từ việc vận hành hệ thống quản lý và giám sát mang tính minh bạch và công bằng, hệ thống quản lý rủi ro phù hợp trong đánh giá hồ sơ thẩm định, phạm vi hoạt động thu hẹp theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế và theo nhu cầu phát triển của Doanh nghiệp. Thất bại của mô hình đến từ điểm yếu trong cấu trúc tổ chức, không xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng, duy trì tỷ lệ thanh toán cho các

Một phần của tài liệu Mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố hồ chí minh theo bài học kinh nghiệm thế giới (Trang 33)