v. Kết quả nghiên cứu
2.2. Mô hình nghiên cứu
Dựa trên nghiên cứu của Ball (1999), nền kinh tế được biểu diễn theo hai phương trình:
𝑦𝑡 = −𝛽𝑟𝑡−1+ 𝜎𝑦𝑡−1+ 𝜀𝑡 (1) 𝜋𝑡 = 𝜋𝑡−1+ 𝛼𝑦𝑡−1+ 𝜗𝑡 (2)
trong đó: y là khoảng trống trong sản lượng giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng, r là khoảng cách giữa lãi suất thực và mức lãi suất cân bằng, π là khác biệt giữa lạm phát và mức lạm phát trung bình, ɛ và ʋ là các phần dư, α β σ là các hằng số. Phương trình (1) chính là hàm số của đường IS trong mô hình IS-LM, có nghĩa rằng sản lượng phụ thuộc vào lãi suất trước đó, sản lượng trước đó và cú sốc trong tổng cầu. Phương trình (2) thể hiện đường cong Phillips tức là thay đổi trong lạm phát phụ thuộc vào lạm phát trước đó và sản lượng trước đó hay chính là cú sốc trong tổng cung.
Các ngân hàng trung ương hiện nay đều chủ yếu sử dụng lãi suất là công cụ chính trong thực thi CSTT, do đó trong mô hình này chúng ta sẽ giả định rằng NHTW sử dụng lãi suất là công cụ chính cho nên khi đó NHTW sẽ tiến hành điều chỉnh mức lãi suất chính sách theo các dấu hiệu thu hồi được từ các cú sốc trong ɛ và ʋ. Cho nên NHTW tiến hành xác lập mức lãi suất điều hành với mong đợi sẽ tác động tới nền kinh tế mà cụ thể là sản lượng, khi đó sản lượng mong đợi suy ra từ phương trình (1) là:
Với giả định rằng chúng ta không thể dự đoán ɛ trước thì NHTW sẽ thiết lập mức r nhất định để y đạt được mức mong đợi trong kỳ tới. Vấn đề là NHTW mong đợi sẽ đạt được mức yt+1 nào, khi chúng ta có được mức yt+1 mong đợi đạt được của NHTW trong kỳ tới thì phương trình (3) sẽ giúp xác định được mức rt cần phải xác lập. Tuy nhiên, chúng ta xem xét cả hai phương trình (1) và (2) thì thấy rằng với mức yt+1 mong đợi trong kỳ tới sẽ ảnh hưởng đến mức lạm phát mong đợi trong hai kỳ tới (πt+2) theo phương trình (2). Cho nên khi xác định mức yt+1 mong đợi của kỳ tới, NHTW sẽ chọn mức lạm phát mong đợi của kỳ tới (πt+1) để điều chỉnh lãi suất điều hành. Khi đó:
𝐸[𝑦𝑡+1] = −𝑞𝐸[𝜋𝑡+1] = −𝑞(𝜋 + 𝛼𝑦𝑡) (4)
q là hệ số mà chúng ta cần xác định. Kết hợp phương trình (4) và phương trình (3) chúng ta có mức lãi suất chính sách mà NHTW cần xác lập:
𝑟 = �𝜎+ 𝛼𝑞𝛽 � 𝑦 + 𝛽𝑞𝜋 (5)
Đây chính là phương trình trong quy tắc Taylor, lãi suất phản ứng theo sản lượng và lạm phát. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế mở thì phương trình (5) sẽ có thêm yếu tố tỷ giá vào. Mô hình với nền kinh tế mở có chứa yếu tố tỷ giá được nghiên cứu trong bài Taylor (2001) dựa trên các nghiên cứu của Ball (1999), Svensson (2000) có dạng:
𝑟𝑡 = 𝜕𝜋𝑡+ 𝜏𝑦𝑡+ 𝜑0𝑒𝑡+ 𝜑1𝑒𝑡−1 (6)
trong đó: r là thay đổi trong lãi suất chính sách, e là tỷ giá hối đoái, π là tỷ lệ lạm phát, y là khoảng cách giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng. Trong phương trình này không có hệ số chặn, điều này hàm ý rằng lạm phát mục tiêu là 0%. Nếu 𝜕 > 1, 𝜏 > 0, và 𝜑0= 𝜑1= 0có nghĩa rằng tỷ giá hối đoái không có ý nghĩa gì trong CSTT, nói cách khác đây có thể là trường hợp đặc biệt khi quốc gia đó đóng cửa, khi đó phương trình (6) sẽ giống như phương trình (5). Tuy nhiên, thậm chí trong trường hợp nền kinh tế mở cửa thì điều này cũng có thể xảy ra nếu NHTW không xem xét đến tỷ giá trong điều hành CSTT. Do đó, để xem xét vai trò của tỷ giá hối đoái trong CSTT, chúng ta phải xem xét giá trị của các hệ số liên quan đến biến tỷ giá trong
phương trình (6). Ví dụ như nếu φ1 dương trong khi φ0 âm và có giá trị tuyệt đối lớn hơn φ1 thì bất kỳ phản ứng nào của lãi suất điều hành với tỷ giá đều bị loại bỏ trong kỳ tiếp theo. Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng mô hình của Taylor (2001) để xem xét vai trò của tỷ giá trong điều hành CSTT tại Việt Nam.