Sự tăng trưởng phi lý

Một phần của tài liệu Tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng và hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 39)

- Giai đoạn 2006 – 2007

Chứng khoán trở thành kênh đầu tư có sức hấp dẫn nhất trong năm 2006 – 2007.

Ngay đầu năm 2006, TTCK đã khởi đầu tăng mạnh kéo dài gần 4 tháng làm nhiều người lo ngại cho nguy cơ bong bóng và nhiều NĐT lao vào thị trường theo phong trào. Nhiều

cá nhân đã chuyển từcác kênh đầu tư phổ biến như gửi tiết kiệm, bất động sản đểqua đầu

tư cổ phiếu.

Nhiều bài báo trong và ngoài nước đánh giá cao triển vọng của nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 07/11/2006, và được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11/01/2007. Sự kiện này càng tạo thêm ấn tượng tốt đối với các NĐTnước ngoài và dẫn tới những làn sóng đầu tư của họđổ vào Việt Nam.

Biểu đồ 3.3. Biến động chỉ sốVN Index giai đoạn 2006 – 2007 (Nguồn cafef.vn)

0 200 400 600 07/2000 10/2000 12/2000 03/2001 05/2001 07/2001 10/2001 12/2001 03 /20 02 04/2002 05/2002 07/2002 08/2002 10/2002 11/2002 01/2003 02/2003 04 /20 03 05/2003 07/2003 08/2003 09/2003 11/2003 12/2003 02/2004 03/2004 05/2004 06/2004 08/2004 09/2004 10/2004 12/2004 01/2005 03/2005 04/2005 06/2005 07/2005 09/2005 10/2005 11/2005 VN Index 0 500 1000 1500 01/2006 01/2006 02/2006 03 /20 06 03/2006 04/2006 05 /20 06 05/2006 06/2006 06 /20 06 07/2006 08/2006 08/2006 09/2006 09/2006 10/2006 11/2006 11/2006 12/2006 12/2006 01/2007 02/2007 03/2007 03/2007 04/2007 05/2007 05/2007 06/2007 06/2007 07/2007 08/2007 08/2007 09/2007 09/2007 10/2007 11/2007 11/2007 12/2007 12/2007 VN Index

Chỉ số VN Index của phiên giao dịch ngày 29/12/2006 ở mức 751.77 điểm, tăng vọt 144% so với mức 307.5 điểm của phiên giao dịch cuối năm 2005. Ngày 12/03/2007, chỉ số VN Index đạt được mức cao nhất trong lịch sử là 1170.67 điểm, tăng 56% so với phiên giao dịch cuối năm 2006. Trước những diễn biến của chỉ số VN-Index, giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên tăng trong năm 2006 và 2007 lần lượt là 140 tỷ đồng và 1,512 tỷđồng (Biểu đồ 3.4). Đây là những mốc cao đột biến so với giai đoạn 2000 – 2005 khi giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên chưa khi nào vượt qua ngưỡng 10 tỷ đồng.

Biểu đồ 3.4. Biến động số công ty niêm yết và giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một

phiên trên sàn HSX giai đoạn 2006 – 2007 (Nguồn HoSE)

Tính đến cuối năm 2007, sốlượng công ty niêm yết tăng mạnh lên 140 công ty, gấp 3.4 lần thời điểm cuối năm 2005. Tổng vốn hóa cổ phiếu niêm yết đạt 364,425 tỷđồng, chiếm gần 32% GDP của năm 2007, tăng hơn 49 lần so với cuối năm 2005.

140

1,512

106 140

2006 2007

Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân 1 phiên (tỷ đồng) Số công ty niêm yết

Biểu đồ 3.5. Biến động vốn hóa sàn HSX giai đoạn 2000 – 2007 (Nguồn HoSE)

Trước tình hình cổ phiếu liên tục tăng giá quá nóng trong năm 2006, ngày 21/12/2007, ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc của sàn HSX, cho rằng diễn biến thịtrường như

trong tháng 4 hồi đầu năm có thể lặp lại vì chỉ sốPE bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK VN hiện đang là 38 lần. Trong khi ở các thị trường khác, PE bình quân chỉ dao động từ10 đến 17 lần.

PE chính là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu trên thu nhập của nó. Chúng ta thường dùng thu nhập của cổ phiếu trong bốn quí trước đó để tính chỉ số này. Theo thống kê của Thời báo kinh tếSài Gòn vào đầu tháng 1/2007, PE của Vinamilk là 33, của FPT là 63, của REE là 27. Ngày 1/3/2007, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF công bố bản đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có nêu lên con sốPE trung bình của 20 công ty lớn nhất niêm yết trên sàn HSX là khoảng 73 lầntính đến tháng 1 năm 2007. IMF cho rằng chỉ số

này đang rất cao so với hầu hết các chuẩn mực thịtrường khác.

- Giai đoạn 2017 – 2018.

Giai đoạn 2017 – 2018 chứng kiến giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân đạt những mức cao nhất trong lịch sử thịtrường chứng khoán Việt Nam.

986 1,570 2,436 2,370 4,237 7,390 147,967 364,425 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn hóa sàn HSX (tỷ đồng)

Biểu đồ 3.6. Biến động số công ty niêm yết và giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên trên sàn

HSX giai đoạn 2017 – 2018 (Nguồn HoSE)

Đi cùng với thanh khoản gia tăng, chỉ sốVN Index tăng liên tiếp và đạt đỉnh lịch sử 1,204.33 điểm vào ngày 09/04/2018.

Biểu đồ 3.7. Biến động chỉ sốVN Index giai đoạn 2017 – 2018 (Nguồn cafef.vn)

Trong giai đoạn này nhóm cổ phiếu ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn

100% có thểđiểm tên như: VCB tăng từ 36,380 đồng lên 73,360 đồng (từ26/9/2017 đến

19/03/2018); BID tăng từ 14,680 đồng lên 45,500 đồng (từ 03/01/2017 đến 10/04/2018);

ACB tăng từ15,020 đồng lên 43,910 đồng (từngày 03/01/2017 đến 10/04/2018). Tại ngày 30/03/2018, FiinPro thống kê PE trung bình của các ngân hàng niêm yết đạt 20.3 lần. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng: giá cổ phiếu ngân hàng

tăng mạnh có lẽlà điều không hoàn toàn phù hợp. Bởi vì với một tình trạng hệ thống ngân hàng có nhiều lỗi thì đáng lẽ thị giá cổ phiếu bị tác động mạnh theo chiều đi xuống thì

ngược lại cổ phiếu ngân hàng vẫn dẫn dắt thịtrường đi lên.

3,446

4,253

344 373

2017 2018

Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân 1 phiên (tỷ đồng) Số công ty niêm yết

450 550 650 750 850 950 1050 1150 1250 01/2017 01/2017 02/2017 03/2017 03/2017 04/2017 05/2017 05/2017 06/2017 06/2017 07/2017 08/2017 08/2017 09/2017 09/2017 10/2017 11/2017 11/2017 12/2017 12/2017 01/2018 02/2018 03/2018 03/2018 04/2018 04/2018 05/2018 06/2018 06/2018 07/2018 07/2018 08/2018 09/2018 09/2018 10/2018 10/2018 11/2018 12/2018 12/2018 VN Index

- PE bao nhiêu thì hợp lý?

Theo bài báo Nhớ lại một lý thuyết đầu tư kinh điển (Remembering a Classic Investing Theory) đăng trên New York Times vào tháng 8/2007, tác giảbài báo đã thông

kê từ Chiến tranh Thế giới II năm 1939 tới thời điểm viết bài, chỉ số PE trung bình trên thị trường chứng khoán Mỹ là 16 lần. Trong những giai đoạn tạo bong bóng của thị trường chứng khoán Mỹ vào thập niên 1920 và 1990, chỉ số PE ở mức 30 lần.

Ngoài ra, khi tác giả tìm hiểu chỉ số Shiller PE là chỉ số giá/lợi nhuận dựa trên lợi nhuận đã được điều chỉnh theo lạm phát trung bình 10 năm, do nhà kinh tếđoạt giải Nobel của Mỹ là Robert Shiller phát triển thì thấy rằng mức 30 lần là ngưỡng rất cao và hàm ý thị trường chứng khoán đang đắt (Biểu đồ 3.8, mốc 30.14 được đo vào ngày 22/03/2019).

Biểu đồ 3.8. Biến động chỉ số Shiller PE ratio cho S&P 500 (Nguồn multpl.com)

Như vậy, với ý nghĩa của chỉ số và các mức lịch sử mà thịtrường chứng khoán Mỹ

ghi nhận cho thấy PE của thịtrường và các cổ phiếu trên TTCK VN vào thời điểm 2006 – 2007 và đầu năm 2018 ở mức không hợp lý. Thế thì điều gì đã đẩy chỉ số PE trung bình của các công ty có vốn hóa lớn nhất TTCK VN lên cao như vậy?

Một phần của tài liệu Tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng và hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 39)