1, Giải thích: Vô cảm là không có tình cảm, cảm xúc, sống ích kỉ, lạnh lùng,
VĂN BẢN: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG( NGUYỄN DỮ) PHIẾU HỌC TẬP SỐ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đoc đoạn truyện sau và trả lời câu hỏi:
“ Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, ...vợ chồng bất hòa”. Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn trích? Câu 2: Tìm thành phần biệt lập trong đoạn văn?
Câu 3: Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu như thế nào? Qua đó em hiểu gì về tình
cảm của nhà văn đối với nhân vật?
Câu 4: Giải thích nghĩa của các từ: dung hạnh, thất hòa.
Câu 5. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong câu «Song Trương có tính đa nghi, đối
với vợ phòng ngừa quá sức». Nêu rõ từ dùng để liên kết.
Gợi ý: Câu 1:
- Phương thức biểu đạt : Tự sự
- Nội dung của đoạn trích: giới thiệu nhân vật Vũ Nương và cuộc sống hôn nhân của nàng.
Câu 2: Thành phần biệt lập trong đoạn văn là thành phần phụ chú: “ người con gái
quê ở Nam Xương”
Câu 3: Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu:
- Quê ở Nam Xương, “tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp”
- Nàng là người vợ khéo léo, biết giữu gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hào.”
- Tình cảm của nhà văn đối với nhân vật: Yêu mến, trân trọng.
Câu 4: Giải thích nghĩa của các từ:
- dung hạnh: nhan sắc và đức hạnh - thất hòa: mất sự hòa thuận.
Câu 5.
- Phép liên kết : Phép nối - Từ liên kết «song»
Câu 6: Chi tiết đã ngầm hé lộ bi kịch của Vũ Nương về sau là “ Trương Sinh có
tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đọc đoạn trích sau và trả lười câu hỏi: “ Đoạn rồi nàng tắm gội chay
sạch....nhưng việc trót đã qua rồi!”
Câu 1: Vì sao Vũ Nương tự coi mình là “kẻ bạc mệnh”?
Câu 2: Ghi lại các điển tích được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng của
việc sử dụng các điển tích đó.
Câu 3: Đọc truyện Vợ chàng Trương, hãy cho biết cách kể của Nguyễn Dữ ở đoạn
này có sự sáng tạo như thế nào? Chỉ rõ hiệu quả của sự sáng tạo đó.
Câu 4: Xác định các phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong
đoạn trích trên.?
Gợi ý:
Câu 1: Vũ Nương tự coi mình là “kẻ bạc mệnh” vì nàng một lòng một dạ thủy
chung với chồng, làm tròn bổn phận của mình nhưng lại bị chồng nghi oan, nhiếc móc, đánh đuổi, dù đã hết sức thanh minh, phân trần nhưng vô ích. Như vậy, mong mỏi lớn nhất của nàng là thú vui nghi gia nghi thất đã không thể trở thành hiện thực
Câu 2: Các điển tích:
- “Ngọc Mị Nương”: theo tích ngọc trai giéng nước trong truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy, ý nói đến chết vẫn giữ lòng trong sáng
- “Cỏ Ngu Mĩ”: tích về nàng Ngu Cơ, vợ Hạng Vũ. Khi Hạng Vũ thua trận thế cùng, chạy đến Cai Hạ, nàng rút gươm tự vẫn. Tương truyền, hồn Ngu Cơ hóa thành hai nhóm cỏ trên mộ, ngày đêm quấn quýt vào nhau, người ta gọi là cỏ Ngu Mĩ nhân, ý nói đến chết vẫn giữ lòng chung thủy
Câu 3: Trong chuyện “Vợ chàng Trương”, nhân lúc chồng sang nhà hàng xóm, Vũ
Nương chạy một mạch ra sông, đâm đầu xuống nước. Còn trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ để nhân vật “tắm gội chay sạch”, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rồi mới gieo mình xuống sông tự vẫn
Hiệu quả của sự sáng tạo: Cho thấy việc tìm đến cái chết không phải là hành dộng bột phát, không có sự kiểm soát của lí trí mà chỉ là sự lựa chọn cuối cùng của Vũ Nương
Câu 4:
- Phép lặp: chàng, nàng. - Phép thế: nó, bấy giờ.
Câu 5: - Chi tiết quan trọng nhất trong đoạn trích là chi tiết cái bóng.
- Ý ý nghĩa chi tiết đó:
+ Tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ, hấp dẫn.
+ Là biểu tượng của tình yêu thương, lòng chung thủy, là nguyên nhân trực tiếp của nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nhân vật Vũ Nương.
+ Làm nên sự hối hận của Trương Sinh và giải oan cho Vũ Nương.
+ Làm tăng giá trị tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Cuộc trò chuyện giữa Phan Lang và Vũ Nương diễn ra ở đâu?
Câu 2: Giải thích nghĩa của các từ ngữ sau: “Nương tử”, “thóc cũ không còn,
thóc mới vừa gặt”, “tiên nhân”
Câu 3: Câu nói của Vũ Nương: “Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây
cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa!” cho thấy vẻ đẹp gì ở nàng?
Câu 4: Chép lại câu văn chứa thành phần tình thái, gạch chân thành phần đó Câu 5: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ suy nghĩ về lòng tự trọng?
Gợi ý:
Câu 1: Cuộc trò chuyện của Vũ Nương và Phan Lang diễn ra ở dưới thủy cung,
trong một bữa tiệc của Linh Phi.
Câu 2: Giải nghĩa các từ:
- “Nương tử”: từ để gọi, để chỉ người phụ nữ một cách tôn kính, ở đây chỉ Vũ Nương
- “Thóc cũ không còn, thóc mới vừa gặt”: ý nói đã tròn một năm kể từ khi Vũ Nương mất
- “Tiên nhân” chỉ người đời trước, cha ông, tổ tiên. “Tiên nhân” chỉ Trương Sinh
Câu 3: Câu nói “Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ
còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa!” cho thấy lòng tự trong của Vũ Nương.
Câu 4: Câu văn chứa thành phần tình thái: “Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở
đây mãi được, để mang tiếng xấu xa”
Câu 5:
* Tham khảo câu mở đoạn: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất cần có
của mỗi con người.
* Thân đoạn:
1. Giải thích:
- Lòng tự trọng là sự ý thức về việc giữ gìn danh dự, giá trị phẩm cách, đạo đức của mình.
2. Bàn luận
Chúng ta cần có lòng tự trọng vì:
- Đó là một phẩm chất đáng quý, là nét tính cách mà người Việt coi trọng từ xưa tới nay, được đúc kết trong nhiều câu tực ngữ như “ Đói cho sạch, rách cho thơm”, “ Giấy rách phải giữ lấy lề”,...
- Lòng tự trọng định hướng cho hành vi của con người: hướng thiện, không làm việc xấu, biết vượt qua thử thách,...Nhờ đó, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
- Lòng tự trọng giúp chúng tanhinf những khuyết điểm của bản thân và sửa chữa, khắc phục nó.
- Trong xã hội hiện nay, con người ngày càng chạy theo giá trị của đồng tiền, đôi khi khiến lòng tự trọng được lung lay, thay đổi. Bởi vậy, chúng ta càng cần có ý thức giữu gìn tự trọng.
3. Mở rộng vấn đề
- Để giữ gìn được lòng tự trọng, mỗi cá nhân cần phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức cho bản thân.
- Phê phán những hành vi làm sai lệch chuẩn mực xã hội, làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con người.
4. Bài học
- Liên hệ bản thân
* Kết đoạn: Có thể noí, lòng tự trọng là một trong những phẩm chất mỗi chúng
ta cần phải có trong cuộc sống.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Chàng bèn theo lời ...biến đi
mất”
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng viết về
người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nêu tác giả của tác phẩm đó
Câu 3: Nêu tác dụng của các chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích Câu 4: Trong đoạn văn trên lời thoại của nhân vật được tác giả sử dụng cách
gian.
Câu 6: Qua lời nói của Vũ Nương, em thấy được điều gì về vẻ đẹp và số phận
của nàng?
Gợi ý: Câu 1: Phương thức tự sự.
Câu 2: Tác phẩm “Truyện Kiều” cả Nguyễn Du
Câu 3: Chi tiết kì ảo trong đoạn trích: “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa
đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ản lúc hiện”, nói lời từ tạ với Trương Sinh một câu rồi biến mất”.
- Tác dụng: tạo nên một kết thúc vừa có hậu, vừa bi kịch, làm tăng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Cụ thể:
+ Có hậu: minh oan cho Vũ Nương, thỏa nguyện ước vọng phục hồi danh dự và nỗi mong nhớ chồng con của nàng
+ Bi kịch: Nàng dù được phục hồi nhân phẩm nhưng không thể trở lại dương gian, nghĩa là không thể tìm được hạnh phúc nơi trần thế mà phải tìm đến một thế giới khác. Truyện nhờ đó mà có sức tố cáo xã hội hiện thực sâu sắc.
Câu 4: Trực tiếp.
Câu 5: Từ Hán Việt: đa tạ, nhân gian.
Câu 6: Lời nói của Vũ Nương “Thiếp cảm ơn ... trở về nhân gian được nữa” cho ta
thấy:
- Nàng là người sống tình nghĩa, có trước có sau, có lòng biết ơn sâu sắc với Linh Phi và đầy bao dung với Trương Sinh
- Việc Vũ Nương không thể trở lai dương gian cho thấy bi kịch của nàng. Xã hội phong kiến không có chốn dung thân cho những người phụ nữ đức hạnh như nàng.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm
xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả đoạn trích trên là
ai?
Câu 2. Chỉ ra cặp đại tự xưng hô trong đoạn văn trên. Câu 3. Cụm từ nghi gia nghi thất có nghĩa là gì?
Câu 4. Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa
tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
Hướng dẫn trả lời
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm «Chuyện người con gái Nam Xương”
cuả Nguyễn Dữ.
Câu 2. Đại từ xưng hô: thiếp, chàng
Câu 3. Cụm từ nghi gia nghi thất: nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành
chồng, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình.
Câu 4. Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị
nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ. Tình yêu không còn. Cả nỗi đau khỏ chờ chồng đến hoá đá như trước đây cũng không còn có thể làm được nữa.
- ---