Rối loạn đông máu
Lâm sàng: do tiểu cầu và các yếu tố
đông máu đã bị huỷ một phần trong thời gian bảo quản nên khi truyền máu lượng lớn, làm pha loãng các yếu tố này gây
xuất huyết.
Dự phòng: theo dõi các xét nghiệm đông
máu khi truyền máu lượng lớn để bù đắp đủ tiểu cầu và các yếu tố đông máu.
Nhiễm độc citrat
Giảm canxi máu rối loạn dẫn truyền tim
Tuy nhiên, ở người có thân nhiệt bình
thường và chức năng gan bình thường, có thể dung nạp tốt 1 đơn vị máu trong 5- 10 phút mà không cần bổ xung canxi.
Dự phòng: Khi cần truyền nhanh và nhiều đơn vị máu ở bệnh nhân có nguy cơ, nên dùng thêm canxi clorua hoặc canxi gluconat
Hạ thân nhiệt
Lâm sàng: sảy ra khi truyền một
lượng lớn máu bảo quản lạnh. Hạ thân nhiệt có thể gây giảm chuyển hoá
citrat, tăng ái tính của huyết sắc tố với oxy và loạn nhịp tim rất nguy hiểm.
Dự phòng: Trong truyền máu lượng
Mất thăng bằng toan - kiềm
Lâm sàng: Nhiễm toan chuyển hoá do
giảm tưới máu tổ chức, hoặc do truyền một lượng lớn máu citrat hoá. Sau đó có thể nhiễm kiềm chuyển hoá do chuyển citrat và lactat thành bicacbonat.
Điều trị: Phục hồi huyết áp và tưới máu
tổ chức có thể cải thiện nhanh tình trạng nhiễm toan.
Mất cân bằng Kali
Lâm sàng: Nồng độ kali trong huyết tương hoặc hồng cầu tăng trong quá trình bảo quản, có thể gặp khi bệnh nhân đã có tăng kali trước dó
hoặc đang nhiễm toan. Hạ kali máu có thể gặp do nhiễm kiềm chuyển hoá thứ phát sau khi chuyển citrat thành bicacbonat.
Dự phòng: Theo dõi nồng độ kali máu trong quá trình truyền lượng lớn, có thể cần rửa hồng cầu nếu không có máu tươi để loại bớt kali.
Chấn thương hồng cầu do cơ học
Lâm sàng: Có thể do làm ấm máu
không đúng quy cách, do bơm cơ học, do tuần hoàn ngoài cơ thể, do trộn hồng cầu lẫn với dung dịch tiêm truyền không phải nước muối sinh lý (như dextrose)
hoặc tiêm trực tiếp một số thuốc vào túi máu đang truyền, dẫn đến tan máu.
Thường
gặp Ít gặp Hiếm gặp
Dị ứng X
Sốt không do tan máu X
Đồng MD X
Tan máu muộn X Quá tải tuần hoàn X
Phản vệ X
Nhiễm khuẩn X
Tan máu cấp X
Dư sắt X