Biểu đồ 3.9 Thời gian chụp phim thì bài xuất

Một phần của tài liệu Vai trò của MSCT trong chẩn đoán sỏi thận niệu quản (Trang 25 - 48)

Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê y học spss 22.

Các biến định tính được mô tả bằng tần suất, tỷ lệ phần trăm, các biến liên tục được mô tả bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

Đạo đức nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu ứng dụng phương pháp chẩn đoán xác định sỏi thận, niệu quản, đánh giá chức năng hệ tiết niệu nhằm mục đích lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu và có giá trị tiên lượng bệnh

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chẩn đoán sỏi thận niệu quản trên phim chụp MSCT Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1.1 Tuổi mắc bệnh

Bảng 3.1. phân bố tuổi của bệnh nhân sỏi thận, niệu quản

Độ tuổi Số lượng ( người ) Tỷ lệ (%)

Dưới 30 tuổi 5 5

30-60 tuổi 77 77

Trên 60 tuổi 18 18

Tổng 100 100

Nhận xét: Nghiên cứu được tiến hành trên 100 bệnh nhân mắc sỏi thận, niệu

quản đủ tiêu chuẩn lựa chọn, người cao tuổi nhất mắc bệnh là 89 tuổi, người nhỏ tuổi nhất là 24 tuổi. Tuổi trung bình mắc bệnh là 51,2 ± 11,7 tuổi, Tỷ lệ người mắc sỏi đường tiết niệu trên hay gặp nhất là trong nhóm tuổi 30 đến 60 tuổi, chiếm 77%, sau đó là đến nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm 18% và tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất ở nhóm tuổi dưới 30 chiếm chỉ 5%.

3.1.1.2 Giới

Biểu đồ 3.1. phân bố mắc sỏi thận niệu quản theo giới

0 10 20 30 40 50 60 70 nam nữ người

Nhận xét: Trong tổng số 100 bệnh nhân có sỏi đường tiết niệu trên, tỷ lệ mắc

bệnh của nam giới chiếm 63%, còn nữ giới chỉ chiếm 37% và tỷ lệ giữa nam và nữ tương ứng là 1,7/1.

3.1.1.3 Kích thước thận bên có sỏi

Bảng 3.2. Kích thước thận bên có sỏi đo được trên phim chụp MSCT

Kích thước Chiều dọc (mm)

Chiều ngang (mm)

Chiều trước sau (mm)

Bề dày nhu mô (mm) Giá trị trung

bình

98,2 ± 12 55± 10,9 54,8±9,4 8,2± 3,7

Nhận xét: Tiến hành đo lường kích thước thận bên bệnh lý thấy kích thước trung

bình của chiều dọc là 98,2 ± 12 mm, chiều trước sau là 55± 10,9 mm, chiều ngang là 54,8±9,4 mm, bề dày nhu mô trung bình đo được là 8,2± 3,7 mm, thận có kích thước lớn nhất là 143x 95x 92 mm, nhỏ nhất là 67x38x27mm, trường hợp bề dày nhu mô mỏng nhất chỉ còn mỗi bao thận

3.1.1.4 Chức năng thận ( nồng độ creatinine)

Biểu đồ 3.2 Chức năng thận của bệnh nhân sỏi thận, niệu quản 82%

18%

bình thường giảm

Nhận xét: Trong 100 bệnh nhân sỏi thận, niệu quản, tỷ lệ bệnh nhân có suy giảm chức

năng thận biểu hiện bằng tăng nồng độ creatinin trong máu là 18 bệnh nhân chiếm 18% và còn lại 82% bệnh nhân chỉ số creatinine trong ngưỡng bình thường.

3.1.1.5 Kết quả siêu âm và Xquang

Biểu đồ 3.3 Phân bố tỷ lệ kết quả siêu âm và Xquang

Nhận xét: Tiến hành chụp phim Xquang bụng không chuẩn bị và siêu âm ổ bụng

cho thấy, trong 100 bệnh nhân sỏi thận, niệu quản có 11 bệnh nhân siêu âm không phát hiện sỏi, và 16 bệnh nhân trên phim chụp Xquang không chẩn đoán được sỏi

Đặc điểm sỏi thận niệu quản trên phim cắt lớp vi tính

3.1.2.1 Vị trí sỏi đường bài xuất trên

Biểu đồ 3.4 Phân bố vị trí sỏi

11% 16% 89% 84% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

siêu âm xquang

phát hiện

32%

34%

34% sỏi thận

sỏi niệu quản

sỏi thận và niệu quản

Nhận xét: Khi phân tích 100 bệnh nhân có sỏi tiết niệu trên, số trường hợp có

sỏi niệu quản đơn thuần là 34%, sỏi thận đơn thuần là 32%, và có đồng thời cả sỏi thận và sỏi niệu quản là 34%.

3.1.2.2 Đặc điểm phân bố vị trí sỏi thận,số lượng sỏi thận, kích thước sỏi thận

a. Số lượng sỏi thận

Bảng 3.3 Tỷ lệ mắc số lượng sỏi trên bệnh nhân sỏi thận

Số lượng sỏi thận Số lượng ( Bệnh nhân ) Tỷ lệ %

1 14 21,2

>=2 52 78,8

Tổng số BN 66 100

Nhận xét: Khi phân tích 100 bệnh nhân có sỏi tiết niệu trên, có 66 bệnh nhân có

sỏi thận, trong đó số trường hợp có nhiều sỏi thận chiếm chủ yếu với tỷ lệ 78,8%, còn lại có 14 bệnh nhân chỉ có 1 viên sỏi thận chiếm tỷ lệ 21,2%.

b. Vị trí sỏi thận

Bảng 3.4 . Đặc điểm phân bố vị trí sỏi thận trên MSCT

Vị trí sỏi thận Số lượng ( bệnh nhân) Tỷ lệ %

Bể thận 4 6,1 Đài thận trên 0 0 Đài thận giữa 3 4,5 Đài thận dưới 17 25,8 Nhiều vị trí 42 63,6 Tổng số BN 66 100

Nhận xét: Trong tổng số 66 bệnh nhân có sỏi thận, Sỏi thận ở nhiều vị trí

chiếm chủ yếu với tỷ lệ 63,6%. Ở sỏi thận chỉ có ở 1 vị trí, ta nhận thấy có sự chênh lệch về tần suất xuất hiện của sỏi. Cụ thể, tôi thấy không có bệnh nhân nào có sỏi ở đài

thận trên, có 4 bệnh nhân có sỏi ở vị trí bể thận chiếm 6,1%, nhóm đài giữa chiếm tỷ lệ cũng khá thấp là 4,5%, và nhiều nhất là sỏi ở nhóm đài thận giữa là 25,8%.

c. Kích thước sỏi thận

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ phân bố kích thước sỏi thận

Nhận xét: Trong tổng số 66 bệnh nhân có sỏi thận, tỷ lệ sỏi có kích thước từ 5-

20mm chiếm chủ yếu là 52,17%, kích thước trên 20mm chiếm tỷ lệ cũng khá cao là 30,43% và ít nhất là sỏi có kích thước dưới 5mm 17,39%

3.1.2.3 Đặc điểm phân bố vị trí sỏi niệu quản, số lượng sỏi niệu quản, kích

thước sỏi niệu quản

a. Số lượng sỏi niệu quản

Bảng 3.5 Tỷ lệ mắc số lượng sỏi trên bệnh nhân sỏi niệu quản

Số sỏi niệu quản Số lượng ( bệnh nhân) Tỷ lệ %

1 53 77,9

>= 2 15 22,1

Tổng số BN 68 100

Nhận xét: Khi phân tích 100 bệnh nhân có sỏi tiết niệu trên, có 68 bệnh nhân

có sỏi niệu quản, trong đó số trường hợp có chỉ có 1 sỏi là 53 người tương ứng với tỷ lệ 77,9% ,còn lại có 15 bệnh nhân có nhiều sỏi chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều chỉ với 22,1% các trường hợp. 17.39% 52.17% 30.43% dưới 5mm từ 5-20mm trên 20mm

b. Vị trí sỏi niệu quản

Bảng 3.6 Đặc điểm phân bố vị trí sỏi niệu quản trên MSCT

Vị trí sỏi niệu quản Số lượng (bệnh nhân) Tỷ lệ %

1/3 trên 37 54,4

1/3 giữa 6 8,8

1/3 dưới 17 25,0

Nhiều vị trí 8 11,8

Tổng số BN 68 100

Nhận xét: Trong tổng số 68 bệnh nhân có sỏi niệu quản, tỷ lệ bệnh nhân có sỏi

nằm vị trí 1/3 trên chiếm chủ yếu là 37 bệnh nhân ứng với tỷ lệ 54,4%, tiếp đó là 1/3 dưới chiếm tỷ lệ 25%, sỏi ở vị trí 1/3 giữa chiếm ít nhất chỉ có 8,8%, còn lại là sỏi ở nhiều vị trí chiếm 11,8%.

c. Kích thước sỏi niệu quản

Biểu đồ 3.6 Kích thước sỏi niệu quản

Nhận xét: Trong tổng số 68 bệnh nhân có sỏi niệu quản, tỷ lệ sỏi có kích thước

từ 5-10mm chiếm chủ yếu là 53,73% , tiếp đến hay gặp sỏi có kích thước trên 10 mm với tỷ lệ 34,33% và và sỏi kích thước dưới 5mm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 11,94 %.

11.94% 53.73% 34.33% dưới 5mm từ 5-10mm trên 10mm

Đánh giá ảnh hưởng của sỏi thận niệu quản đến đường bài xuất trên bằng MSCT

Ảnh hưởng của sỏi lên đường bài xuất quan sát được trên CLVT thì trước tiêm

3.2.1.1 Thận ứ nước biểu hiện bằng giãn đài bể thận và teo nhu mô trên MSCT

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ phân bố mức độ giãn đài bể thận

3.2.1.2 Nhận xét: Nghiên cứu trên phim chụp MSCT ở 100 bệnh nhân có sỏi đường tiết niệu trên thấy tỷ lệ bệnh nhân không có biếng chứng Thận ứ nước biểu hiện bằng giãn đài bể thận và teo nhu mô trên MSCT là 12%, độ I chiếm 18% , độ II chiếm 33%, độ III chiếm 29%, và độ IV chiếm tỷ lệ là 8%.

3.2.1.3 Giãn niệu quản

Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ giãn niệu quản

12% 18% 33% 29% 8% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Độ 0 Độ I Độ II Độ III Độ IV 51% 49% có giãn không giãn

Nhận xét: Nghiên cứu trên phim chụp MSCT ở 100 bệnh nhân có sỏi đường

tiết niệu trên cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có giãn niệu quản là 51%. Bên cạnh đó, có 49% bệnh nhân trên phim chụp MSCT không thấy hình ảnh giãn niệu quản. kích thước trung bình của niệu quản là 7.5 ± 4.1 mm

3.2.1.4 Thâm nhiễm mỡ quanh thận, niệu quản

Bảng 3.7 Phân bố thâm nhiễm mỡ quanh thận

Thâm nhiễm mỡ quanh thận Số lượng ( bệnh nhân) Tỷ lệ %

Có 24 24

Không 76 76

Tổng số bệnh nhân 100 100

Nhận xét: Trong tổng số 100 bệnh nhân nghiên cứu có 24 bệnh nhân trên phim

chụp MSCT quan sát thấy hình ảnh thâm nhiễm lớp mỡ quanh thận, niệu quản, chiếm tỷ lệ 24%.

Đánh giá chức năng thận trên cắt lớp vi tính thì bài xuất

Biểu đồ 3.9 Thời gian chụp phim thì bài xuất

Nhận xét: Quan sát trên phim chụp MSCT của 100 bệnh nhân sỏi thận, niệu

quản ở thì bài xuất, có 68 bệnh nhân chức năng thận có khả năng bài xuất hết thuốc trong vòng 1h. Số bệnh nhân sau hơn 1h vẫn còn thấy hình ảnh bài xuất thuốc vào bể thận chiếm tỷ lệ khá cao là 32%. Tỷ lệ giữa 2 nhóm này là 2.2/1.

68% 32%

dưới 1h trên 1h

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

Chẩn đoán sỏi thận niệu quản trên phim chụp MSCT Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 100 bệnh nhân sỏi thận, niệu quản đủ tiêu chuẩn lựa chọn, chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân nam chiếm 63% trong khi tỷ lệ này ở giới nữ là 37%. Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ tương ứng là 1,7/1. Sự chênh lệch về tỷ lệ mắc giữa 2 giới trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với tác giả Panisa Fani và cộng sự đã công bố là 2/1 [19] và gần giống với kết quả của PGS. TS Hoàng Long tỷ lệ nam / nữ là 1.5/ 1. [4]

Trong một đánh giá về các khía cạnh cụ thể của nam và nữ có liên quan đến nguồn gốc của sỏi tiết niệu, Seitz và cs nhấn mạnh rằng độ thẩm thấu nước tiểu ở nam giới cao hơn nữ giới. Hơn nữa, đáp ứng của cơ thể với vasopressin ( hormone chống bài niệu ) là khác nhau giữa các giới, ở nam giới đáp ứng với hormone này mạnh mẽ hơn, có thể ảnh hưởng đến nồng độ nước tiểu và do đó nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu cao hơn.[16]

Mặt khác, sự khác nhau giữa nam và nữ với các yếu tố như môi trường, thói quen ăn uống và lối sống phần nào ảnh hưởng đến sự phân hóa này. Nam giới có đặc thù công việc tiếp xúc với môi trường thời tiết nóng nhiều hơn và thường phải tham gia vào các công việc lao động nặng nhọc hơn khiến họ mất nước nhiều hơn phụ nữ , điều này dẫn đến tăng độ thẩm thấu niệu và tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu . Bên cạnh đó chế độ ăn của nam giới chứa nhiều protein động vật và natri cao hơn so với phụ nữ.., một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh sỏi tiết niệu.

Thống kê tỷ lệ mắc sỏi đường tiết niệu trên theo tuổi ở 100 bệnh nhân. Sự phân tán về tuổi mắc sỏi thận, niệu quản khá rộng, người lớn tuổi nhất là 89 và nhỏ nhất là 24, Tuổi trung bình mắc sỏi thận, niệu quản là 51,2 ± 11,7. Tỷ lệ người mắc sỏi đường tiết niệu trên hay gặp nhất là trong nhóm tuổi 30 đến 60 tuổi, chiếm 77%. So sánh với các tác giả nước ngoài, theo nghiên cứu của Parisa Fani và cs tuổi trung bình mắc bệnh là 55,2 tuổi, dao động từ 19-90 tuổi. So sánh với các nghiên cứu khác ở Việt Nam, theo PGS. TS Hoàng Long, lứa tuổi thường gặp là 30-60 tuổi (chiếm 75-80%). [4] Như vậy tỷ lệ người mắc sỏi thận, niệu quản trong nghiên cứu của tôi có nhóm tuổi thường gặp, độ tuổi trung bình và tỷ lệ mắc theo giới tương tự với các tác giả nước ngoài cũng như các tác giả trong nước.

Có thể giải thích cho việc thường gặp bệnh lý sỏi tiết niệu ở lứa tuổi 30-60 do đây là lứa tuổi lao động, cũng như lứa tuổi mà quá trình chuyển hóa các chất diễn ra mạnh mẽ trong cơ thể, và chế độ ăn ở lứa tuổi này cũng nhiều protein và natri hơn hẳn các lứa tuổi khác.

Hình 4.1 Hình ảnh sỏi thận bệnh nhân Trần Văn L ( Mã BN 1911006037) Thận trái kích thước lớn chiều dọc 143mm, đài bể thận giãn độ 4, sỏi san hô kích thước

40x42mm

Hình 4.2. Hình ảnh sỏi niệu quản trái đoạn 1/3 trên kích thước 11x5 mm, niệu giãn 9 mm, ở phim chụp MSCT dựng hình trên mặt phẳng coronal và sagittal thì

Tiến hành đo lường kích thước thận bên có sỏi trên phim chụp MSCT ở các mặt phẳng coronal và axial thấy kích thước trung bình của chiều dọc là 98,2 ± 12 mm, chiều trước sau là 55± 10,9 mm, chiều ngang là 54,8±9,4 mm, bề dày nhu mô trung bình đo được là 8,2± 3,7 mm, thận có kích thước lớn nhất là 143x 95x 92 mm, trường hợp bề dày nhu mô mỏng nhất quan sát được chỉ còn mỗi bao thận

Sử dụng máy MSCT cho phép dựng hình thận trên các mặt phẳng, cho thông tin về kích thước thận, cấu trúc giải phẫu, hình thể ngoài của thận giúp phát hiện tốt các trường hợp dị dạng đường tiết niệu như thận đôi, niệu quản đôi, thận lạc chỗ, thận móng ngựa … ở nghiên cứu này không phát hiện trường hợp nào có dị dạng đường tiết niệu.

Trong 100 bệnh nhân sỏi thận, niệu quản qua kết quả xét nghiệm máu thấy tỷ lệ bệnh nhân có suy giảm chức năng thận biểu hiện bằng tăng nồng độ creatinin trong máu chiếm 18% và còn lại 82% bệnh nhân có chỉ số creatinine trong ngưỡng bình thường. Kết quả này cho thấy rằng, ở các bệnh nhân sỏi thận, niệu quản, trong kết quả xét nghiệm máu bilan chức năng thận ở giai đoạn sớm thường ít thay đổi, giai đoạn muộn biểu hiện suy giảm chức năng thận thông qua sự tăng nồng độ creatinine hay sự giảm mức lọc cầu thận. Do đó đặt ra vấn đề chẩn đoán sớm và điều trị sớm sỏi tiết niệu giúp phần ngăn chặn biến chứng bệnh thận mạn, một trong những bệnh lý mạn tính hiện nay đang không chỉ gây tổn thất về mặt sức khỏe và kinh tế của bệnh nhân mà còn là gánh nặng về kinh tế cho toàn cầu.

Tiến hành chụp phim Xquang bụng không chuẩn bị cho thấy, trong 100 bệnh nhân được chẩn đoán sỏi thận, niệu quản có 16% bệnh nhân trên phim chụp Xquang không phát hiện được sỏi. Theo nghiên cứu của Levine JA và cộng sự, mặc dù X quang KUB đã được công nhận là phương pháp thường được sử dụng trong chẩn đoán sỏi tiết niệu, có khả năng định vị tốt, nhưng nó có độ nhạy với sỏi tiết niệu thấp (58% - 62%) do có thể không phát hiện được khi bụng bị chướng bởi khí đường ruột và khó phân biệt được với xương cột sống, vôi hóa của hạch, mạch máu, sỏi túi mật [17] …. Mặt khác Xquang cho hình ảnh có độ phân giải thấp hơn nhiều so với phim chụp MSCT do đó việc phát hiện sỏi cũng kém hơn. Còn đối với sỏi không cản quang như sỏi acid Uric đơn thuần hay sỏi thành phần chính là Cystein hoặc Magie Amonium Photphat phim Xquang hầu như không phát hiện được.

Cũng ở 100 bệnh nhân này, tôi nhận thấy siêu âm đã bỏ sót 11% trường hợp. Tuy là hiện nay bên cạnh X quang, siêu âm cũng được đề xuất như một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả trong sàng lọc tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi bởi chi phí thấp, nhanh chóng, không xâm lấn, sẵn có và bệnh nhân không phải tiếp xúc với

phóng xạ. Tuy nhiên, độ nhạy của siêu âm với sỏi tiết niệu chỉ từ 24% - 60% [17] Siêu âm có thể giúp chẩn đoán do gián tiếp phát hiện tình trạng ứ nước của đài bể thận. Tuy

Một phần của tài liệu Vai trò của MSCT trong chẩn đoán sỏi thận niệu quản (Trang 25 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)