Giám sát dịch bệnh một cách chủ động

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của phân cấp hành chính đối với hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành nghiên cứu tình huống dịch tai xanh ở lợn năm 2010 (Trang 36)

Cơ quan Thú y cần phải thực hiện các biện pháp giám sát chủ động bằng cách định kỳ lấy mẫu động vật để tìm hiểu về dịch bệnh, mầm bệnh hoặc các dấu hiệu bệnh để có kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh.

Ngoài việc thực hiện đồng bộ các biện pháp trên, cơ quan Thú y cần quan tâm nâng cao hiệu quả của mỗi biện pháp để hình thành nên một chuỗi phản ứng chính sách tốt nhất trước dịch bệnh.

4.2. Tăng cƣờng vai trò của Cơ quan Thú y vùng để đáp ứng Tiêu chí 5: Cấp chính quyền phù hợp cho thực thi chính sách

Đặc điểm của dịch bệnh là xảy ra trên phạm vi rộng, vượt ra khỏi ranh giới hành chính của các tỉnh, thành. Do đó, Cơ quan Thú y vùng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều phối và xử lý dịch bệnh.

Tuy nhiên, trong đợt dịch Tai xanh 2010, Cơ quan thú y vùng đã không có vai trò đáng kể trong công tác phòng, chống dịch.

Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi, Bộ NN&PTNT cần tăng cường thêm thẩm quyền cho cơ quan Thú y vùng để cơ quan này trực

tiếp điều phối và chỉ đạo các Chi cục thú y tỉnh, thành phố trong vùng trong công tác phòng chống dịch. Cụ thể là trao thêm các quyền hạn sau:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh động vật; phục hồi môi trường sau khi dập tắt dịch bệnh động vật; điều tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh động vật trong phạm vi toàn vùng;

- Thực hiện việc chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc chẩn đoán bệnh động vật đối với Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trong vùng;

- Dự báo tình hình dịch bệnh động vật và các dịch bệnh lây từ động vật sang người. Hướng dẫn và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật lây sang người trong phạm vi toàn vùng;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh bắt buộc theo quy định trong phạm vi toàn vùng;

Để thực hiện được việc này, Bộ NN&PTNT cần phải thu bớt một số quyền của Cục Thú y và Chi cục Thú y tỉnh, thành phố để trao cho Cơ quan Thú y vùng nhằm đảm bảo tính khả thi trên thực tế.

4.3. Xây dựng cơ chế đối thoại phù hợp khi ban hành chính sách nhằm đáp ứng Tiêu chí

9: Tất cả các bên đều có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình

Quá trình hoạch định chính sách nói chung và hoạch định chính sách trong công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi nói riêng đã không thực hiện cơ chế đối thoại trực tiếp với người dân.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi, khi ban hành chính sách, cơ quan Thú y các cấp cần tham khảo lấy ý kiến người dân, tạo ra một diễn đàn tranh luận với nhiều ý kiến phản biện khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách, đảm bảo chính sách sát với thực tế và tránh gây lãng phí về nguồn lực.

4.4. Đảm bảo các chính sách ban hành phải đƣợc tuân thủ một cách nghiêm túc để đáp ứng Tiêu chí 10: Quy định sẽ đạt được sự tuân thủ như thế nào?

Trên thực tế, nếu thực hiện tốt giải pháp 3.5.2. Tăng cường vai trò của cơ quan Thú y

vùng sẽ khắc phục được phần lớn vấn đề tuân thủ, thực thi chính sách của các địa phương, cụ

thể là:

- Thống nhất mức giá hỗ trợ heo bệnh tiêu hủy giữa các tỉnh, thành trong vùng để tránh tình trạng mỗi nơi hỗ trợ một giá;

- Thống nhất việc kiểm soát heo bệnh ra vào tỉnh, thành trong vùng; tránh tình trạng có tỉnh xiết chặt, có tỉnh lại nới lỏng vì lợi ích cục bộ của tỉnh mình;

- Thống nhất kế hoạch tiêm phòng vắc xin trên phạm vi toàn vùng nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác phòng dịch.

Bên cạnh đó cần nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan Thú y các cấp trong việc thực hiện chỉ đạo của cấp trên để đảm bảo chính sách được tuân thủ nghiêm túc.

Thực hiện tốt những kiến nghị này sẽ giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý Nhà nước chuyên ngành trong công tác phòng chống, xử lý dịch bệnh trên vật nuôi; giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, góp phần vào việc duy trì và ổn định đời sống cho đại bộ phận người dân ở khu vực nông thôn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

01. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nguy cơ bùng phát dịch bệnh tai xanh ở lợn

– Nhà nước quan tâm, dân thờ ơ?, truy cập ngày 15/02/2011 tại địa chỉ

http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30606&cn_id=403092;

02. Bùi Quang Bình (2003), Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải

pháp, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, truy cập ngày 15/12/2010 tại địa chỉ: http://www.kh- sdh.udn.vn/zipfiles/So7/13_binh_buiquang.doc

03. Bộ NN&PTNT (2008), Quyết định số 19/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thú y;

04. Bộ NN&PTNT (2006), Quyết định số 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81/QĐ-BNN ngày 18/9/2006

về việc thành lập cơ quan Thú y vùng I, II, III, IV, V, VI, VII;

05. Bộ NN&PTNT (2010), Công văn số 2947/BNN-TY ngày 11/9/2010 về việc tăng cường

công tác phòng chống dịch tai xanh trên toàn quốc;

06. Bộ NN&PTNT (2010), Công điện số 18/CĐ-BNN-TY ngày 01/9/2010 về việc triển khai

các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh tai xanh;

07. Bộ Nội vụ, Bộ NN&PTNT (2010), Dự thảo Thông tư về chức năng, nhiệm vụ của Chi cục

Thú y tỉnh, thành phố;

08. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 hướng dẫn chế độ tài

chính phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

09. Campo và P.S.A. Sundaram (2003), Phục vụ và Duy trì: Cải thiện hành chính công trong

một thế giới cạnh tranh, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB);

10. Chính phủ Việt Nam (2004), Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục

đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

11. Delia Rodrigo và Pedro Andrés Amo (2007), Xây dựng khuôn khổ thực hiện phân tích

tác động của quy định: Các công cụ phân tích cho các nhà hoạch định chính sách, OECD;

12. Đặng Thị Kim Dung (2010), “Hiệu quả vắcxin chưa cao”, Báo Mới, truy cập ngày

13/2/2011 tại địa chỉ: http://www.baomoi.com/Info/Ba-Truong-Thi-Kim-Dung-GD-Co- quan-Thu-y-vung-VII-Hieu-qua-vacxin-chua-cao/82/4735042.epi;

13. Lê Bền (2010), “Bắt đầu tiêm 200.000 liều vắc xin tai xanh của Trung Quốc”, Báo Nông

nghiệp Việt Nam, truy cập ngày 13/02/2011 tại địa chỉ:

http://www.cucthuy.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=144%3Ab t-au-tiem-200000-lieu-vacxin-tai-xanh-cua-trung-quoc&catid=1%3Atin-hoat-

dong&Itemid=20&lang=vi;

14. Lê Viết Ly (2011), Khó kiểm dịch hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, Viện Chăn nuôi Việt Nam – Bộ

NN&PTNT truy cập ngày 18/01/2011 tại địa chỉ:

http://www.vcn.vnn.vn/Main.aspx?MNU=942&chitiet=11390&Style=1&search=XX_SE ARCH_XX;

15. Văn Đăng Kỳ (2010), Bệnh tai xanh không lây sang người, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

16. OECD (1995), Kiến nghị của Hội đồng OECD về cải thiện chất lượng quy định của

Chính phủ, Paris;

17. Quốc hội Việt Nam (2001), Luật số 32/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về Tổ chức Chính

phủ;

18. Võ Kim Sơn (2004), Phân cấp quản lý Nhà nước – Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị

Quốc gia.

19. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chế độ tài

chính phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

20. Hoàng Tuấn (2008), “Vedan xả thải từ 14 năm trước”, Báo Pháp Luật, truy cập ngày

27/11/2010 tại địa chỉ: http://phapluattp.vn/227867p1015c1074/vedan-xa-nuoc-thai-tu- 14-nam-truoc-.htm

21. UBND tỉnh Đồng Tháp (2011), công văn số 19/UBND-PPLT ngày 07/01/2011 về việc bổ

sung kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2010;

22. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 2358/QĐ-UBND về việc phê duyệt bổ

sung chính sách hỗ trợ và kinh phí phòng chống dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn thành phố;

23. UBND tỉnh Long An (2010), Quyết định 3717/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 về việc hỗ trợ

kinh phí phòng chống dịch heo tai xanh các huyện Cần Giuộc, Tân Hưng và Thành phố Tân An;

24. UBND tỉnh Vĩnh Long (2010), Quyết định 1867/QĐ-UBND ngày 13/8/2010 về việc phê

duyệt mức giá hỗ trợ heo bị tiêu hủy do bệnh Tai xanh;

Tài liệu Tiếng Anh

01. E. Albina (1997), Porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS): An Overview,

Laboratoire Central de Recherches Avicole et Porcine, BP 53, 22440, Ploufragan, France;

02. Sagar M. Goyal (1993), Porcine reproductive and respiratory syndrome: Review article,

University of Minnesota;

03. World Organization for Animal Health (2010), Animal Diseases – Prevention and

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của phân cấp hành chính đối với hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành nghiên cứu tình huống dịch tai xanh ở lợn năm 2010 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)