III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
1. Đối với hàng hóa thay thế nhập khẩu
1.1. Định hướng đầu tư phát triển sản xuất hàng thay thế nhập khẩu
Trên cơ sơ phân tích thực trạng và kinh nghiệp các nước cho thấy việc
đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ không chỉ góp phần hạn chế nhập khẩu mà còn có vai trò đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhất là FDI trong ngành sản xuất các loại máy móc. Chúng tôi đề xuất một số định hướng đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, một ngành quan trọng
hàng đầu trong việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu.
a) Định hướng về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm:
- Nhóm sản phẩm định hướng đầu tư: các sản phẩm nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến (chú trọng vào ngành dệt may, da giầy,…), các sản phẩm là yếu tốđầu vào cho các ngành công nghiệp điện tử, điện lạnh, và gia dụng.
- Tăng tỷ trọng các sản phẩm linh kiện, phụ tùng phục vụ cho ngành công nghiệp lắp ráp theo hướng phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếđến
năm 2020.
b) Định hướng nhà đầu tư
- Đối với sản phẩm nguyên phụ liệu, định hướng vào các nhà đầu tư trong nước trên cơ sở liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó học hỏi được kinh nghiệm cũng như tiếp nhận công nghệ từcác nhà đầu tư.
- Chú trọng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là nguồn FDI vào các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm như đã định hướng. Nguồn vốn FDI xuất phát từ các nước có nền công nghiệp phát triển và sở hữu công nghệ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
c) Định hướng nguồn nhân lực
- Đội ngũ kỹ sư công nghệ có trình độ cao, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến, ứng dụng có hiệu quả tại Việt Nam và có thể sáng tạo các công nghệ mới.
- Đội ngũ công nhân lành nghề thực thi nhiệm vụ sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm theo chuẩn khu vực và trên thế giới.