Đối với nhóm giải pháp về tài chính – ngân sách

Một phần của tài liệu Những cơ hội của quá trình toàn cầu hóa kinh tế mang lại cho các nước đang phát triển (Trang 25)

7. Kết cấu bài nghiên cứu

3.2 Đối với nhóm giải pháp về tài chính – ngân sách

 Đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế tài chính, đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và các cam kết quốc tế.

 Tiếp tục xây dựng và cải cách hệ thống chính sách thuế theo hƣớng bền vững, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh để tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nƣớc trong quá trình cắt giảm thuế quan theo lộ trình của các cam kết FTA.

 Đẩy mạnh cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

 Thực hiện cơ cấu lại chi NSNN với một lộ trình cụ thể và cam kết chính trị đủ mạnh, đồng thời, thực hiện cải cách căn bản phƣơng thức quản lý.

3.3 Đối với nhóm giải pháp về thị trƣờng tài chính

 Tiếp tục thực hiện mở cửa thị trƣờng tài chính một cách hiệu quả, phù hợp với cam kết quốc tế; chủ động tham gia thị trƣờng tài chính quốc tế.

 Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trƣờng tài chính theo chiều sâu trên cơ sở đa dạng hóa các định chế tài chính, các hàng hóa trên thị trƣờng tài chính.

 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm tiếp tục thúc đẩy thị trƣờng tài chính phát triển lành mạnh, hiệu quả .

 Phát triển các công cụ tài chính mới nhƣ sản phẩm phái sinh, các sản phẩm trái phiếu liên kết, giảm thiểu rủi ro; hoặc đa dạng hóa loại hình quỹ đầu tƣ.

 Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách về để phát triển thị trƣờng bảo hiểm minh bạch, hiệu quả và bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ cam kết quốc tế

 Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giảm sát việc xây dựng và áp dụng các quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ, quy trình nghiệp vụ, năng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm trong hội nhập.

 Đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thƣơng mại, đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong quá trình hội nhập.

3.4 Đối với nhóm giải pháp về phát triển kinh tế ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tranh của doanh nghiệp

 Thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng, khai thác tốt những thị trƣờng hiện có và những thị trƣờng tiềm năng để xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng và giá trị kim ngạch cao.

 Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng các hình thức hợp tác, đầu tƣ trong quá trình triển khai tái cơ cấu ngành, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh quốc gia và các ngành sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng thƣơng mại, chính sách phát triển gắn kết mạng sản xuất với chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng quốc tế.

 Đẩy mạnh việc hoàn thiện các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tƣ, sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Các chính sách ƣu đãi đƣợc xây dựng cần đảm bảo tính hiệu quả, công khai, minh bạch, cân đối với ngành, lĩnh vực khác và phù hợp với cam kết hội nhập.

 Tăng cƣờng đầu tƣ của nhà nƣớc cho những ngành mũi nhọn, đặc biệt là ngành cơ khí và ngành điện tử, bởi cơ khí là nền tàng của công nghiệp; đồng thời, phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lƣợng khoa học công nghệ, có giá trị gia tăng cao.

3.5. Đối với nhóm giải pháp về phát triển thƣơng mại

 Chú trọng thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mức độ cam kết và tự do hóa thƣơng mại ngày càng cao hơn.

 Có các điều chỉnh thƣơng mại trên cơ sở cam kết với các tổ chức quốc tế và khu vực để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện các cam kết thƣơng mại.

 Đối với các ngành xuất khẩu chủ lực, cần có chính sách để chuyển dần từ gia công sang tự xuất khẩu. Cần có chính sách thúc đẩy tăng hàm lƣợng giá trị gia tăng trong tất cả các ngành của nền kinh tế thông qua nâng cấp nhân lực, công nghệ, tiếp cận công nghệ nguồn tốt hơn, hợp tác dài hạn với các đối tác mạnh trong lĩnh vực tƣ.

KẾT LUẬN

Tham dự tại Hội nghị Tƣơng lai châu Á tại Nhật, Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu: "Lịch sử cho thấy dù chúng ta ủng hộ hay phản đối toàn cầu hóa, nó vẫn là xu hƣớng tất yếu" Thực hiện chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, những năm qua, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt một tầm cao mới. Tiến trình hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng nâng tầm thế và lực cho Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân; tạo sức ép và điều kiện để tích cực hoàn thiện thể chế kinh tế; nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm… Tuy nhiên, tiến trình hội nhập cũng mang lại nhiều thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đó là gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậu quả về mặt kinh tế-xã hội; làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trƣờng bên ngoài khiến nền kinh tế dễ bị tổn thƣơng trƣớc những biến động của thị trƣờng quốc tế; llàm tăng khoảng cách giàu-nghèo; các nƣớc đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợ; tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nƣớc và phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định ở các nƣớc đang phát triển,..

Nghiên cứu về toàn cầu hóa, bài nghiên cứu đã chỉ ra những cơ hội cho các nƣớc đang phát triển trên thế giới, nghiên cứu sâu trƣờng hợp Trung Quốc vì đây là quốc gia có nhiều điểm tƣơng đồng với Việt Nam cũng nhƣ là quốc gia đƣơc coi là thành công nhất trên thế giới khi tận dụng các cơ hội mà toàn cầu hóa kinh tế mang lại. Kinh nghiệm từ Trung Quốc rất bổ ích, giúp Việt Nam học tập cách biến thách thức thành cơ hội, giúp Việt Nam từng bƣớc phát triển trong xu thế toàn cầu.

Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng trong thời gian tới, Việt Nam cần xác định quan điểm tiếp tục thực hiện chính sách nhằm chủ động hội nhập một cách có hiệu quả nhất. Thực tế của hơn 30 năm đổi mới đã cho thấy, những gì nƣớc ta đạt đƣợc là kết quả của việc thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách đúng đắn của Đảng và quá trình hiện thực các chính sách, chủ trƣơng đó thành hành động cụ thể. Vì vậy, với chủ trƣơng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã đƣợc phát triển trong Văn kiện đại hội XII và mới nhất là đại hội XIII tiếp tục là cơ sở để chúng ta tin tƣởng vào những kết quả đạt đƣợc của hội nhập kinh tế trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Vinh (2017), “Nhìn lại quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sau 30 năm đổi mới”, Tạp chí khoa học đại học Mở TP.HCM, số 55(4), trang 115-128. 2. UNCTAD (2015a). Sustainable freight transport systems: Opportunities for

developing countries. TD/B/C.I/MEM.7/11. Available at http://unctad.org/meetings/en/SessionalDocuments/cimem7d11_en.pdf.

(accessed 13 June 2020)

3. UNCTAD (2016). Development and globalization: Facts and figures 2016: Sustainable tourism. Available at https://stats.unctad.org/Dgff2016/ (accessed 15 June 2019).

4. UNCTAD (2019a). UNCTADStat. See https://unctadstat.unctad.org/ (accessed 14 June 2020).

5. UNCTAD (2019). World Investment Report 2019 - Special Economic Zones.

(accessed 15 June 2020).See:

https://unctad.org/en/PublicationsLibrary/wir2019_overview_en.pdf

6. WTO (2019). World Trade Statistical Review 2019. See:.https://www.wto.org/english/res_e/statis_e/wts2019_e/wts2019_e.pdf (accessed 13 June 2020)

7. World Bank (2019). World Development Indicators Database. See http://data.worldbank.org/data-catalog/world-development-indicators (accessed 15 June 2020).

 Website:

http://www.gso.gov.vn/ (Tổng cục Thống kê) http://mof.gov.vn/ (Bộ Tài chính)

Một phần của tài liệu Những cơ hội của quá trình toàn cầu hóa kinh tế mang lại cho các nước đang phát triển (Trang 25)