Đầu tư và phát triển

Một phần của tài liệu đề tài môn địa lí giao thông - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CÁC ĐIỂM DU LICH TỪ BẮC TỚI NAM (Trang 45 - 46)

Từ nhiều năm qua, thị trấn Sa Pa đã được tỉnh và huyện tập trung các nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; đồng thời thống nhất việc quản lý trên địa bàn nhằm giữ gìn các nét đẹp của Sa Pa và mục tiêu phát triển bền vững. Trong 5 năm (2005 – 2010), toàn huyện đã có 363 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 4.600 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã có trên 268 cơ sở kinh doanh dịch

vụ du lịch, dịch vụ lưu trú với hơn 2.200 phòng nghỉ, doanh thu từ du

lịch năm 2011 đạt 400 tỷ đồng với hơn nửa triệu khách du lịch đến Sa Pa. Mới đây dự án trọng điểm của tỉnh Lào Cai : Mercure Sapa Resort & Spa do Công ty CP Trường Giang Sa Pa làm chủ đầu tư có quy mô 47,45ha với tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng cũng đã bắt đầu khởi động và dự kiến hoàn thành vào quý IV năm 2015. Dự án là tổ hợp nhà phố và trung tâm thương mại kết hợp với khu nghỉ dưỡng, khách sạn, trung tâm biểu diễn nghệ thuật hiện đại, gần gũi với thiên nhiên và đậm đà sắc thái bản địa, đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng, kinh doanh và sở hữu bất động sản tại Sa Pa.

Một số dự án đầu tư lớn cũng đã và đang được triển khai như: dự án Cải tạo và nâng cấp chợ phố cổ Sa Pa; dự án Nâng cấp Khu du lịch Cát Cát; dự án Nâng cấp Khu du lịch Thác Bạc; dự án Nâng cấp Khu du lịch núi Hàm Rồng; dự án tôn tạo Bãi đá cổ Sa Pa; dự án Xây dựng trung tâm bảo tồn văn hóa dân tộc Dao đỏ ở Tả Phìn...Sự đồng bộ đang được hoàn thiện như giao thông, lưu trú, các cơ chế chính sách thu hút đầu tư đang dần biến Sa Pa thành điểm đến của các nhà đầu tư và du khách.

Một phần của tài liệu đề tài môn địa lí giao thông - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CÁC ĐIỂM DU LICH TỪ BẮC TỚI NAM (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w